"Băng khô" có phải là băng không?
Ở bang Texas thuộc miền nam nước Mĩ đã ra một việc rất kì lạ: có một lần, những nhân viên địa chất tiến hành thăm dò dầu mỏ. Họ dùng máy khoan xuống đất, khoan các lỗ rất sâu. Đột nhiên từ lỗ khoan , một luồng khí với áp suất hơn 4000 pa phun lên.
Trong khoảnh khắc, từ các đường ống phun ra những bông tuyết màu trắng. Điều kì lạ là các nhân viên thăm dò thử sờ tay vào loại tuyết này thì trên tay không có bóng nước mà biến thành màu đen.
Nguyên do là "tuyết trắng" này không phải là tuyết mà là "băng khô". Băng khô không phải là băng, không phải do nước đông lại mà do một chất khí không màu tên là cacbon đioxit đông lại mà thành.
Nếu đem cacbonhidroxyt cho vào một ống thép rồi nén dưới áp suất cao,cacbonhidroxyt sẽ hóa lỏng giống như nước, nếu tiếp tục hạ thấp nhiệt độ, nó sẽ biến thành một chất lỏng màu trắng giống như hoa tuyết vào mùa đông, đó chính là băng khô. chỉ có điều so với tuyết thì tinh thể băng khô bé hơn, và dù thế nào chăng nữa thì đừng có sờ tay trực tiếp vào băng khô vì nhiệt độ của băng khô là -78,5oC, nó sẽ làm tay bạn bị tổn thương vì lạnh đông. Sau khi bị lạnh đông,trên da sẽ xuất hiện các nốt đen, mấy ngày sau sẽ bị vỡ ra.
Nếu bạn đem băng khô dải trong phòng, nó sẽ nhanh chóng biến mất mà không để lại dấu vết gì, vì đã biến thành CO2 bay mãi vào không trung.
Điều kì thú là do băng khô có nhiệt độ rát thấp, khi thăng hoa sẽ làm nhiệt độ không khí xung quanh hạ thấp xuống, hơi nước xung quanh sẽ bốc hơi lên thành sương mù. Như cảnh Tôn Ngộ Không 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh đều nhờ băng khô tạo nên.
Trong điều kiện thich hợp, người ta dùng máy bay dải băng khô để gây mưa nhân tạo.