3 bài vè vui hóa học
Nhiều chỉ số hóa học của các nguyên tố, hợp chất… rất khó nhớ, nhưng biến chúng thành các bài “Vè”, văn vần là cách ghi nhớ thông minh. TL này sưu tầm và cải biên một số bài như vậy giúp các bạn Học sinh.
I. Điểm đầu họ hàng các Nguyên tố (Theo Nguyên tử khối)
Cháu Hydro - Út một (1)
Mười hai (12)-là Chị ruột Carbon
Nitơ mười bốn tuổi (14) tròn
Oxi vẫn còn mười sáu (16)
Anh Natri láu táu
Nhưng đã tuổi hai ba (23)
Khiến Magie chưa già
Nên chỉ nhận tuổi là hai bốn (24)
Hai bảy (27)- Nhôm khiêm tốn
Để Lưu huỳnh giữ vốn ba hai (32)
Chị Clo- chẳng giống ai
Có số lẻ ba mươi lăm xuân rưỡi (35,5)
Chú Kali ba chín tuổi (39)
Nhường Canxi tiếp nối bốn mươi (40)
Bác Man-gan - Năm lăm (55 )rồi !
Cùng bác Sắt là Người - Năm sáu (56)
Cụ Đồng sáu con, bốn cháu (64)
Chẳng thua Kẽm với máu sáu lăm (65)
Tám mươi tuổi (80)- Cụ Brom nằm
Thua Cụ Bạc- Một trăm lẻ tám (108)
Cụ Bari còn khỏe chán !
Một ba bảy (137) vẫn ráng sống vui
Điểm danh con, cháu ngược suôi
Cụ tổ - Chi-cũng ngậm cười suốt Hai lẻ bảy năm !
II. Điểm danh hóa trị các nguyên tố thường gặp
1/ Bài 1
Kali (K), Iốt (I), Hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O), Đồng(Cu), Thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
ChàngNhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cácbon (C), Silic(Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III ta phải nhớ liền nhau thôi
Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nhằm lại “Tư” (IV)
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
2. Bài 2
+ Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II, IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là ôxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon (C), silic (Si), thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo, Iot lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi
Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
***
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
III. Khắc họa Tính tan của muối:
Loại muối tan tất cả
Bất kể kim loại nào
Nitrat, acetat
Ôi! Kì lạ làm sao.
Những muối hầu hết tan
Là clorua, sunfat
Trừ bạc, chì clorua
Chì, Bari sunfat.
Những muối không hòa tan
Carbonat, photphat
Anh sunfit, Sunfur
Chú ý chớ có đùa
Trừ kiềm, amoni.
Mọi khi đều tan hết!