Cách chống mờ mặt kính
2013-12-13 19:04
Vào mùa đông, khi đeo kính bước từ ngoài tròi vàophòng ấm, trên đôi mắt kính lập tức hình thành lớp màng mờ như màng sương. Nếu bôi lên đôi mắt kính một lớp chống mờ thì có đưa kính vào nồi hơi nước đang bay hơi mờ mịt trên đôi mắt kính cũng không hề có lớp màng sương mờ. Để hiểu rõ nguyên nhân, ta cần biết tại sao trên đôi mắt kính lại dễ tạo thành màng sương mờ.
Nguyên nhân chính là bề mặt của mắt kính thuộc loại bề mặt không ưa nước, cũng như dầu và nước là hai vật liệu không thể hoà lẫn vào nhau. Trong hoá học người ta gọi đó là bề mặt có tính kỵ nước. Do đó khi hơi nước gặp bề mặt mắt kính lại sẽ ngưng lại thành các giọt nước nhỏ li ti. Các giọt nước nhỏ li ti này gặp bề mặt kỵ nước sẽ không lan toả để tạo được lớp màng nước mỏng mà vẫn giữ dạng lóp các hạt nước li ti. Trên thực tế các giọt nước nhỏ này vẫn trong suốt có tác dụng gây hiện tượng khúc xạ, phản xạ các tia sáng, làm cho các chùm tia sáng vốn song song trở thành các tia có phương hướng hỗn loạn. Cho nên khi mắt bạn như bị một lớp màng sương che chắn thì sẽ không nhìn rõ mọi vật trước mắt. Hình ảnh mọi vật trở nên mơ hồ.
Nếu bề mặt các mắt kính lại có tính chất như bề mặt bằng gỗ, bằng giấy thì các giọt nước sẽ nhanh chống lan đi khắp nơi, và các giọt nước sẽ lan ra nhanh tạo thành màng nước mỏng và lúc bấy giờ qua mắt kính vẫn nhìn rõ mọi vật.
Lớp chống màng mờ trên mắt kính là dung dịch nước của các chất có tính ưa nước. Có nhiều loại hợp chất có tính chất như vậy. Ví dụ dung dịch axit metyl xenluloza 0,25%, đó là hồ tổng hợp, dung dịch 0,05% polyvinylalcol (PVA) cũng có tính ưa nước mạnh. Các loại hợp chất nên thường dùng để làm phụ gia cho vật liệu quét tường. Trong phân tử các hợp chất này có nhiều nhóm có tính ưa nước, ví dụ có nhóm hydroxyl là nhóm hết sức ưa nước. Nếu bôi lên mắt kính một lóp dung dịch các hợp chất này để chống việc tạo màng mờ đã không làm ảnh hưởng đến tính trong suốt của đôi mắt kính mà lại làm cho bề mặt mắt kính từ chỗ có tính kỹnước trở thành ưa nước.