Chất độc hóa học
Cách đây 2400 năm, chất độc hóa học đã được sử dụng đầu tiên trong lịch sử loài người. Đó là trận Pelepones ở đế quốc La Mã. Trong trận này nghĩa quân Spactacus đã đốt lưu huỳnh dưới chân thành Platee, nhằm đầu độc binh lính đối phương.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 chất độc hóa học đã được sử dụng một cách rộng rãi. Ngày 22-04-1915 quân Đức đã tung ra 6000 bình chứa chất clo có dung lượng 180 tấn để chống lại liên quân Pháp – Anh ở gần thành phố Ipra (Bỉ). Dùng clo chỉ trong vòng 5 phút, trên một chuyến tuyến dài 6 km, quân Đức đã tiêu diệt cả một sư đoàn đối phương làm mất khả năng chiến đấu của 15.000 người, trong đó có 5000 người bị chết sau đó.
Một tháng sau, quân Đức lại dùng 12.000 bình chứa 150 tấn clo tấn công quân Nga đang đóng ở Ba Lan, làm quân Nga bị tổn thất nặng. Tổng cộng 1 trận binh lính các phe bị nhiễm chất độc hóa học, trong đó có 100.000 người chết.
Để đối phó lại việc sử dụng chất độc của quân Đức, một giáo sư bác học người Nga là Zelinsky đã quyết tâm nghiên cứu tìm ra một thiết bị chống lại khí độc. Tới tháng 06-1915 ông đã hoàn thành chiếc mặt nạ chống độc hóa học đầu tiên. Nó có tác dụng giữ toàn bộ khí độc ở bên ngoài, chỉ có không khí sạch đi qua. Nó đã góp phần đánh bại quân Đức và giúp cho hàng vạn người thoát khỏi cái chết bởi chất độc hóa học.