Có thể biến đất bùn thành đá quý được không?

2013-12-13 23:03

            Khi đánh giá độ tốt xấu của đồng hồ đeo tay, người ta hay hỏi đồng hồ có “ số chân kính nhiều hay ít” Đồng hồ có 17 chân kính, 24 chân kính, 23 chân kính.v.v….số chân kính càng nhiều, đồng hồ càng bền.

            Vì sao đồng hồ đeo tay lại cần nhiều chân kính như vậy? Vì điều đó cần thiết cho đồng hồ chạy được chính xác. Chính xác đó là yêu cầu quan trọng nhất của đồng hồ đeo tay. Trong đồng hồ đeo tay có rất nhiều bánh răng, luôn chuyển động không ngừng, không ngừng làm việc, chúng rất tinh xảo và cần các ô trục chịu được mài mòn. Bởi vì chỉ cần ổ trục hơi bị mòn là đồng hồ sẽ không chính xác.Người ta thường dùng ngọc đỏ, ngọc lam là loại đứng đầu để làm ổ trục. Đồng hồ có bao nhiêu chân kính tuác là có bấy nhiêu đá quý để làm ổ trục.

        Ngọc đỏ và ngọc lam là những tinh thể sáng lấp lánh, độ cứng của chúng chỉ đứng sau kim cương. Thế thành phần hoá học của chúng là gì? Nói ra chác bạn sẽ lấy làm lạ : thành phần của chúng giống như đất bùn, chủ yếu là nhóm oxyt! chỉ có điều đó là nhôm oxyt rất tinh khiết, còn đất bùn thì ngoài nhôm oxyt còn có nhiều hợp chất khác nữa.

        Nếu bạn muốn tìm mấy viên đá quý trong tự nhiên, thật không dễ  dàng gì, cũng giống như mò kim đáy bể!

        Dù rằng loại ngọc quý giá cùng với đất bùn thông thuờng là họ hàng một nhà, thế liệu người ta có thể dùng đất bùn để chế tạo đá quý được không?

        Có thể!   Loại đá quý trong đồng hồ đeo tay của bạn chính là được chế tạo trong các nhà máy sản xuất đá quý. Từ đất bùn người ta thu được nhôm oxyt tinh khiết màu trắng, đặt vào lò đặc biệt nhiệt độ cao để kéo đơn tinh thể, dùng ngọn lửa oxy hoá để gia nhiệt làm cho bột nhôm oxyt nóng chảy, chảy lên đầu trục chịu nhiệt, dần dần tích tuh thành hình chuỳ, cuối cùng kết tinh thành nhôm oxyt rất cứng, đó là đá quý nhân tạo.

           Đá quý nhân tạo vốn là những tinh thể trông suốt, không màu. Nếu người ta cho vào bột nhôm oxyt một ít hợp chất các kim loại khác, sẽ có các loại đá quý muôn hồng nghìn tia; ví du như thêm một ít hợp chất crom, ta sẽ có ngọc màu đỏ, nếu cho thêm ít sắt  oxyt và titan oxyt ta có ngọc màu lam, thêm ít niken oxyt ta sẽ có ngọc màu vàng.

            Cũng như ngọc thiên nhiên, ngọc nhân tạo chịu được mài mòn, sáng loé mắt. Vì ở đá quý nhân tạo người ta có thể chọn loại nguyên liệu tinh khiết gia côngtinh tế, có thể chế tạo đượcloại đá không có bóng khí, không có tạp chất, không có tì vết, và tinh thể to, so với ngọc thiên nhiên còn quý hơn. Điều đáng quý là đá quý nhân tạo có thể sản xuất với một lượng lớn, và giá thành hạ, có thể thoả mãn được nhu cầu của sản xuất công nghiệp.

Hiện tại ở Trung Quốc  người ta đã sản xuất được một lượng lớn đá qúy nhân tạo. Trừ việc  sử dụng trong đồng hồ đeo tay, các loại đồng hồ đo điện, các máy đo tự động đều cần ổ trục. Các lưỡi dao trong các loại cân chinh xác, kim máy quay đĩa .v v. . đều cần đá quý nhân tạo. Quả tim của máy phát tia lađeùng ngọc đỏ, chất công tác cũng là ngọc đỏ. Phạm vi sử dụng các máy phát tia lade rất rộng rãi, người ta dùng tia lade để gia công kim cương và các chất siêu cứng khác. Ngày nay ở Trung Quốc, trong nhà máy sản xuất đồng hồ đeo tay, người ta dùng tia lade để khoan các loai  đá quý nhân tạo để chế tạo ổ trục. Trong quốc phòng người ta dùng tia lade trong thông tin, trong đo lường, trong y học người ta còn dùng tia lade để dán võng mạc bị bong