Giải thích quá trình tạo mưa axit

2013-11-17 12:06

Mưa axit là hiện tượng mưa có độ  pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình sản xuất của con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:                                                                                     

  • Lưu huỳnh:

S + O2 → SO2

Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.

 

SO2 + OH- → HOSO2

Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxit.

 

HOSO2 + O2 → HO2 + SO3

Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2 và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2 và SO3

 

SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);

Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.

 

 

  • Nitơ:

N2 + O2 → 2NO;

 

2NO + O2 → 2NO2

 

3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k)

HNO3 chính là thành phần của mưa axít.

 

CaCO3  + 2HNO3  →  Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

 

  Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát     triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên     phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3  + H2SO4→  CaSO4  + CO2↑  + H2O