Khí Cacbonic trong khí quyển tồn tại và ảnh hưởng như thế nào?

2013-12-01 19:04

    Hàng năm, một lượng lớn khí cacbonic (CO2) sinh ra trên trái đất, trong đó CO2 có nguồn gốc tự nhiên (núi lửa phun trào, sự phát thải của sinh vật…) là 600.000 triệu tấn, và có nguồn gốc từ hoạt động của con người (đốt nhiên liệu trong hoạt động sản xuất và đời sống) là 22.000 triệu tấn.

    Tuy sinh ra nhiều như vậy, nhưng sẽ có một lượng CO2 tương đương chuyển hoá sang dạng khác và tồn tại một cân bằng trong tự nhiên, các cân bằng này có liên kết mật thiết với các quá trình trên mặt đất, mặt biển và trong sinh vật.

Như vậy, ngược lại với các quá trình phát sinh CO2, còn có quá trình “tiêu diệt CO­2”. Đó là các quá trình quang hợp ở thực vật, quá trình hoà tan CO2 của nước (chủ yếu là nước biển), sự lắng đọng xác sinh vật giầu các bon (các loại vỏ đá vôi của sinh vật) và sự tạo thành hoá thạch…

    Theo tính toán của các nhà khoa học CO­2 sau khi hình thành trong khí quyển (dù có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo) đều có thể tồn tại từ 2 đến 4 năm. Trong thời kỳ tồn tại, COđủ thời gian để phát tán suốt dọc vùng xích đạo và ảnh hưởng chung đến bầu khí quyển trái đất và gây ra hiệu ứng nhà kính, hấp thụ mạnh tia hồng ngoại.

    Theo dự báo của các nhà khoa học, vào năm 2050 nồng độ CO trong khí quyển sẽ vượt 0,06% thể tích (khoảng 10000 ppm), vào vào năm 2200 con số này sẽ là 0,07% thể tích (hiện tại là 0,035% thể tích hay 5.800 ppm) nếu như con người không có biện pháp giảm thải CO2.

Khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao hơn nữa, có thể khí hậu  sẽ có nhiều thay đổi bất lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đe doạ sự sinh tồn của con người.