Làm mưa nhân tạo như thế nào?
Nước tồn tại trong mây dưới dạng hơi, dạng lỏng và dạng tinh thể. Thông thường ở 00C nước đóng băng, nhưng trong những đám mây, dù ở -200C, các hạt nước nhỏ li ti vẫn ở thể lỏng. Chỉ khi nhiệt độ hạ xuống - 400C, nước trong đám mây mới kết tinh hoàn toàn. Số lượng tinh thể nước trong mây phụ thuộc vào các "hạt nhân kết tinh" là các hạt băng chứa trong đó, còn gọi là "mầm kết tinh".
Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện tinh thể bạc iotua (AgI) có cấu tạo rất giống cấu tạo của các hạt băng nên có thể dùng làm "mầm kết tinh". Chỉ với 1g AgI đã tạo ra được từ 1012 - 1016 trung tâm kết tinh, làm ngưng tụ một lượng nước lớn ở dạng khí tạo ra mưa hoặc tuyết.
Bạc Iotua là một hoá chất rất đắt, vì vậy các nhà hoá học đã nghiên cứu tìm các chất thay thế rẻ tiền hơn đó là chì Iotua (PbI2); 1,5 - đioxinaftalen; nước đá khô (CO2 rắn) và nhiều chất hữu cơ khác.
Dùng các chất trên làm mưa với điều kiện là trên trời đã có sẵn những đám mây. Người ta dùng máy bay để rắc các chất trên vào mây.
Nhờ phương pháp này người ta đã cứu một vụ gieo trồng bị hạn khi sắp thu hoạch, tăng độ ẩm khi mùa màng bị lâm nguy hoặc bắt một cơn mưa sớm để có bầu trời quang đãng trước ngày hội lớn.
Có những kì olympic mùa đông, người ta đã dùng phương pháp này để làm tăng lượng tuyết lên từ 10 - 15%. Nếu tính được hướng gió và xác định đúng địa điểm rắc hoá chất, có thể làm mưa ở những điểm cháy rừng, khi ngọn lửa mới bùng lên. Bộ lâm nghiệp nước CHLB Nga đã nhiều lần cứu hàng nghìn hecta rừng Xiberi khỏi thần lửa.