Liệu lưọng oxy trên trái đất có hết không?
Hàng ngày, người, vật, cây cỏ cho chí các ống khói lò trên mặt đất đều hút vào một lượng oxy và thải ra cácbon dioxyt. Hãy cứ lấy một người trưởng thành làm ví dụ, mỗi ngày anh ta thở ra trên dưới 400lít cacbon dioxyt.
Thế liệu lâu dài về sau này, có lúc nào đó lượng oxy trong không khí dùng hết và trên thế giới liệu chỉ còn cacbon dioxyt hay không?
Vào năm 1898 nhà vật lý học người Anh là Kelvin đã tỏ ra lo lắng: “ Do sự phát triển của công nghiệp và dân số ra tăng, 500 năm sau, lượng oxy trên mặt đất sẽ bị sử dụng hết và loài người sẽ diệt vong? Đúng là nỗi lo trời đổ! Bởi vì Kelvin khi xem xét vấn đề, chỉ nhìn về một phía: Tiêu hao oxy và sản sinh cacbon dioxyt, nhưng còn phía khác là có việc tiên hao cacbon dioxyt và sinh ra oxy.
Nhà khoa học Thuỵ Sỹ Cheniba đã làm một thí nghiệm sau đây; Ông thu nhập một số lá cây, cho vào nước rồi để dưới ánh Mặt Trời. Không lâu sau từ các lá cây thoát ra nhiều bóng khí nhỏ. Cheniba dùng một ống nghiệm nhỏ thu khí thoát ra. Chất khí này là gì vậy? Khi Cheniba cho một que diêm đã tắt ngọn lửa vào ống nghiệm, que diêm lại bùng cháy mãnh liệt, căn cứ vào đó Cheniba cho rằng đó chính là oxy và chỉ có oxy mới tiếp dưỡng sự cháy.
Sau đó Cheniba liền thổi khí cacbon dioxyt vào nước. Ông nhận thấy khí lượng cacbon dioxyt thoát qua càng nhiều thì các bóng khí từ lá cây xanh thoát ra càng mạnh. Từ đó Cheniba đi đến kết luận: “ Dưới ác dụng ánh sáng mặt trời, lá cây xanh hấp thụ cacbon dioxyt để nuôi cây và thải ra khí oxy ”.
Như vậy rừng biển mênh mông, đồng cỏ, mùa màng có ẩn dấu một bí mật sau đây: Dưới tác dụngcủa ánh sáng mặt trời, chất diệp lục cây cỏ hấp thụ cacbon dioxyt trong không khí, cacbon dioxyt sẽ cùng với nước do rễ cây hut lên hoá hợp thành tinh bột, đường, đồng thời để thoát ra oxy, người ta gọi quá trình này là “ Tác dụng quang hợp”. Theo tính toán cứ 3 cây lớn mỗi ngày hấp thụ vừa hết khí cacbon dioxyt do một người lớn thở ra.
Mỗi năm, các loại cây xanh trên toàn thế giới hấp thụ đến mấy trăm tấn cacbon dioxyt. Còn có các tác nhân khác khó thấy hơn, đó là đất đá.
Các loại đất đá bị gió mưa mài mòn, lâu ngày bị phong hoá như người ta thường nói: “ nước chảy đá mòn”. Như canxi cacbonat trong đá vôi dưới tác dụng của cacbon dioxyt và nước sẽ hoà tan canxi cacbonat, sau đó được nước mưa cuốn đi vào sông rồi ra biển. Dưới tác dụng của nhiệt lại tạo ra canxi cacbonat và lắng xuống đáy biển và làm thành lớp nhan thạch mới. Hằng năm do dự phong hoá có thể tiêu tốn từ 40-70 tấn cacbon dioxyt.
Như vậy thế giới nhất định sẽ không biến thành một thế giới đầy cacbon dioxyt. Theo kết quả đo đạc của mấy trăm năm trở lại đây, hàm lượng cacbon dioxyt trong bầu không khí quyển có tăng lên.Vì vậy nếu ta không chú ý coi trọng việc bảo vệ môi trường hàm lượng cacbon dioxyt trong khí quyển cao vượt quá một giới hạn nhất định, điều đó nhất định sẽ tai hại lớn cho con người. Hiện nay người ta cũng đang ra sức để ngăn ngừa chuyện việc đó.