Ma trơi là gì?
Trong một chuyện vừa của văn hào người Nga Gogolcó kể một câu chuyện sau đây “một viên quan bị trúng phép ma, mơ mơ màng màng man đi vào thế giới ma quỷ, ở bãi tha ma, ông ta nhìn thấy từ một ngôi mộ bên đường bắn ra các tia lửa lấp lóng. Ông ta đứng dậy hai tay vồ lấy, chăm chú nhìn, tia lủa tắt mất, thế nhưng cách ông ta không xa tia lửa lại xuất hiện” .
Ở Trung Quốc thời xưa, ma trơi cũng đượ nhiều người chú ý, có người còn vẽ nên hình ảnh lửa ma trơi trên đồng hoang. Vào đời nhà thanh ở Trung Quốc có nhà văn Bồ Tùng Dinh trong tập tiểu thuyết “ liêu trai chí dị ” cũng thường nói đến “ma trơi”.
Ở xã hội cũ nhiều người mê tín, còn tô vẽ cho ma trơi là đèn lồng của quỷ sứ, của vua Diêm Vương đi tuần.
Nhưng ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy ma trơi ngay trong phòng thí nghiệm hóa học. Trước hết ta cho phôtpho trắng vào ống nghiệm có dung dịch kali hydroxyt và đun nóng, từ ống nghiệm sẽ thoát ra các bóng khí, trong phòng thí nghiệm sẽ ngửi thấy mùi tanh cá. Bấy giờ nếu bạn nhanh chóng đóng kín cửa làm chophòng thí nghiệm tối lại bạn sẽ thấy lại bức tranh người ta vẽ ma trơi: Từ miệng ống nghiệm tỏa ra một ngọn lủa màu xanh lãng đãng trong không trung như cảnh “ma trơi”.
Đó là do kết qủa của các phản ứng hóa học: phôtpho trắng tác dụng với dung dịch kali hydroxyt đậm đặc tạo thành một chất khí có mùi tanh của cá – đó lag hydro phôtphua. Hydro phôtphua là chất khí tự cháy được trong không khí tạo thành lửa “ ma trơi” Khi làm thí nghiệm phải hết sức cẩn thận ví hydro phôtphua rất độc, lại dễ nổ. Trong cơ thể người và động vật có rất nhiều phôtphua , sau khi chết cơ thể sẽ bị tiên hủy và sản sinh ra hydro phôtphua, chính vì vậy mà trên các bãi tha ma hay xuất hiện “ ma trơi”.
Thực ra ở các bãi tha ma, bất kể ngày hay đêm đều có hydro phôtphua bay ra, chỉ có điều vào ban ngày thì ánh sáng mặt trời quá mạnh nên ta không thấy được “ ma trơi”.
Phôtpho do nhà giả kim thuật người Đức là Hambourg tìm ra năm 1669. Theo chữ Hy lạp phôtpho có nghĩa là “lửa ma”.