Người cổ đại uống rượu có hương vị gì ?
Người cổ địa Neolitic cũng uống rượu không kém chúng ta hiện nay. Các nhà khoa học Hoa Kỳ phát hiện ra rằng dân Trung Đông đã từng say sưa ít nhất là 7000 năm trước đây, sớm hơn 2000 năm như người ta đã tưởng. Tuy nhiên những loại rượu mà người cổ đại thưởng thức lại có mùi nhựa thông.
Patrick Mc.Govern và các đồng nghiệp ở một trường đại học Phiadelphia (Hoa Kỳ) phát hiện ra lớp cặn màu vàng trong một bình gốm cổ được tìm thấy ở vùng Haji Firunz Tepe của Iran. Phân tích bằng cacbon phóng xạ người ta biết được các bình đó được làm ra vào khoảng 5400 - 5000 “trước công nguyên: Lớp cặn màu vàng là dấu hiệu của rượu nho bởi vì trong đó có viết của axit lactric. Loại axit này có nhiều trong quả nho. Ngoài ra trong lớp cặn này còn thấy cả nhựa thông là một chất phụ gia cho vào rượu thời cổ đại, chất này có tác dụng diệt vi khuẩn, tránh để rượu lên men thành giấm.