Nguyên tử và năng lượng nguyên tử phục vụ con người

2013-11-29 13:25

    Các công trình nghiên cứu lí thuyết đã mỏ ra khả năng sử dụng nguồn năng lượng to lớn tàng trữ trong hạt nhân nguyên tử. Các đồng vị phóng xạ cố ứng dụng rất rộng rãi trong y học, nông nghiệp...

Năm 1934

     Iren Giôliô Quiri (1897 - 1956) và Frederic Giôliô Quiri (1900 - 1958) phát hiện ra tính phóng xạ nhân tạo. Họ đã dùng hạt α để bắn phá hạt nhân nguyên tử nhôm, bo, magie và các nguyên tố khác ; kết quả là những nguyên tố này được chuyển hoá thành những nguyên tố khác.

Năm 1934 - 1939

      Ôttô Han và Frit stracman phát hiện ra một kiểu phân rã hạt nhân quan trọng, đó là sự phân chia hạt nhân urani thành 2 hạt nhân mới gần như nhau, khi đùng nơtron để bắn phá. Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, quá trình đó giải phóng ra một năng lượng khổng lồ.

Năm 1939

   Ecst Oclanđô Lorenxơ (sinh năm 1901) ở Trường Đại học Tổng hợp Califoocnia đã thiết kế một xiclotron (máy gia tốc cộng hưởng từ) đầu tiên để tạo ra các proton có năng lượng cao. Nhờ vậy, đã mở ra khả năng to lớn cho việc thực hiện các phản ứng hạt nhân khác nhau, tức là thực hiện sự chuyển hoá trong nguyên tử của các nguyên tố bằng cách dùng những hạt có năng lượng lớn chẳng hạn như hạt a, proton hay là nơtron bắn phá nguyên tử.

Năm 1940

    E. Macmilan, p. Abenxơn và c. Staccơ (Đức) đã cùng một lúc điều chế nguyên tố siêu urani nhân tạo đầu tiên, đó chính là nguyên tố neptuni có số thứ tự 93 trong bảng tuần hoàn.

Năm 1942

     Enricô Fecmi đã cho khởi động lò phản ứng nguyên tử đầu tiên ở Chicagô, tiến hành phân chia hạt nhân urani 235 dưới tác dụng của nơtron.

Năm 1945

       Máy bay Mĩ ném bom nguyên tử xuống các thành phố Hirôxima và Nagaxaki của Nhật Bản. Lần đầu tiên nhân loại chứng kiến sức mạnh ghê gớm của năng lượng hạt nhân. Hậu quả của nó thật là kinh khủng. Chỉ một quả bom nguyên tử duy nhất đã biến thành phố Hirôxima thành đống đổ nát, tro tàn. Những số liệu chính thức về thiệt hại đã được ghi nhận : 78150 người chết, 13983 người mất tích, 9428 người bị thương nặng, 27997 người bị thương nhẹ. Tuy nhiên, những bệnh hiểm nghèo do phóng xạ gây nên cho hàng chục nghìn công dân của thành phố Hirôxima thì không thể lường hết được...

Năm 1954

Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới có công suất 5000 kiiôoat đã được vận hành tại Liên Xô (cũ).

Năm 1959

Con tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới mang tên Lênin đã đi vào hoạt động.

Năm 1961

     Chiếc tàu thuỷ chở hành khách đầu tiên mang tên "Xavanô" đã được hạ thuỷ. Tại Xôphia, người ta đã cho xây dựng lò phản ứng nguyên tử nhằm sản xuất một số đồng vị phóng xạ và tiến hành nghiên cứu khoa học.

      Ngày nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, người ta đã xây dựng nhiều nhà máy điện nguyên tử vì tính ưu việt của nó, với điều kiện kĩ thuật đảm bảo an toàn cho quá trình phóng xạ là vô cùng nghiêm ngặt. Nhân loại đang cố gắng hướng việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, ở nước ta, chính phủ cũng đã đưa ra dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân.