Những bác sĩ thực phẩm
Đừng coi nhẹ những thực phẩm trong nhà bếp bạn nhé vì chúng có thể là những “bác sĩ bí ẩn” và giúp bạn phòng bệnh rất tốt đấy.
“Bác sĩ” khoa nội
Bia – phòng bệnh tim: Các thí nghiệm cho thấy, nếu duy trì uống một cốc bia mỗi ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch . Cần lưu ý, bia có thể giúp phòng bệnh nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nếu bạn uống nhiều. Nếu uống một cốc mỗi ngày có thể phòng ngừa bệnh tim, uống 2 hoặc nhiều hơn 2 cốc/ngày có thể dẫn đến rối loạn tim mạch.
Nước cam – phòng ngừa huyết áp cao: Nước cam giàu kali, canxi và vitamin C nên có thể giúp hạ huyết áp. Do đó, hãy tạo thói quen uống nước cam, giúp duy trì huyết áp ổn định, đồng thời cũng giảm nguy cơ phát triển bệnh tim do huyết áp cao gây ra.
Cá – phòng bệnh hen suyễn: Nghiên cứu phát hiện, ăn nhiều cá giúp làm mát và bổ phổi, từ đó có thể giảm triệu chứng hen suyễn . Đó là do trong cá chứa nhiều magie, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.
Đối với những người mắc bệnh hen, các bác sĩ khuyến cáo, tốt nhất trong 3 bữa cơm hàng ngày tối thiểu phải có một bữa ăn cá hoặc các loại hải sản khác.
Gừng – giúp giảm buồn nôn : Buồn nôn thường do hạ đường huyết gây ra. Gừng tươi có thể giúp huyết dịch duy trì nồng độ đường nhất định. Nếu bị say xe, hãy mang theo ít gừng tươi hoặc uống bột gừng tươi trước có thể phòng ngừa chóng mặt và nôn mửa.
Ngô – phòng viêm thận: Ngô có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, giảm huyết áp nên có lợi cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận. Người dân Nhật Bản thường hay cho một ít bột ngô vào trà uống lúc buổi sáng để giúp điều trị bệnh phù viêm thận mãn tính.
Trà – giảm đau đầu: Đau đầu thường do sự thay đổi của mạch máu gây ra, lúc này hãy uống một cốc trà, chất caffeine trong trà có thể ức chế mạch máu thu hẹp, giảm đau đầu.
Sôcôla hạnh nhân – giảm nguy cơ mất trí nhớ: Hạnh nhân được bọc bên trong sôcôla giàu vitamin E, có thể làm chậm hiệu quả vấn đề lão hóa của não bộ do tuổi tác gây ra.
Nhiều thực phẩm trong nhà bạn có tác dụng phòng, chữa bệnh kì diệu. Ảnh minh họa
“Bác sĩ” da liễu
Bít tết – trị hói: Khoa học đã chứng minh, những người thường xuyên ăn thịt bò nạc, cho dù không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề rụng tóc, ít nhất cũng có thể làm chậm nguy cơ hói đầu .
Yến mạch – phòng ngứa da: Chất avenanthramide trong bột yến mạch là chất chống viêm nhiễm tự nhiên và làm lành các vết thương,được dùng để chữa trị chứng ngứa, khô da. Bạn có thể cho bột yến mạch vào trong nước tắm (nước ấm) hoặc sử dụng kem dưỡng da có chứa chiết xuất từ yến mạch để thoa lên da.
Tỏi – trị nấm chân: Bôi tỏi vào chỗ bị đau có thể giúp ức chế và loại bỏ nấm, giảm ngứa do nấm gây ra.
“Bác sĩ” phụ khoa
Dầu hạt lanh – Trị đau bụng kinh: Theo các chuyên gia, khi chất prostaglandin xâm nhập vào các mô trong cơ thể, tử cung sẽ sinh ra phản ứng co thắt, đây là nhân tố quan trọng gây đau bụng kinh. Ăn dầu hạt lanh có thể ngăn chặn giải phóng chất prostaglandin.
Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, những người đau bụng kinh tốt nhất nên ăn 1- 2 thìa cà phê dầu hạt lanh/ngày, có thể phết lên bánh mỳ hoặc ăn kèm với salad.
Đừng coi nhẹ những thực phẩm trong nhà bếp bạn nhé vì chúng có thể là những “bác sĩ bí ẩn” đấy. Ảnh minh họa
“Bác sĩ” khoa ngoại
Hành tây – trị vết ong chích: Nếu bị ong chích, hãy dùng một lát hành tây tươi bôi lên chỗ ong đốt. Trong hành tây có hợp chất chống viêm có thể ngăn chặn độc tố phát triển và ngăn ngừa tình trạng viêm.
Chuối – giảm tê cóng chân: Lấy vỏ chuối tươi chà xát nhẹ nhàng bàn tay, gan bàn chân, sau đó rửa lại với nước ấm sẽ có tác dụng giảm sưng do tê cóng.
“Bác sĩ” tai mũi họng
Trà hoa cúc – trị loét miệng: Pha một tách trà hoa cúc, để nguội rồi uống, đừng nuốt vội, mà nên ngậm trong miệng một lúc rồi mới uống, mỗi lần hai giờ. Làm như vậy có thể giảm triệu chứng viêm do loét miệng gây ra.
Đinh hương – Trị đau răng: Chỉ cần chà một chút tinh dầu đinh hương vào chỗ răng bị viêm, đau nhức, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả tức thì.