Những nguyên tố hóa học được tìm ra trong thời kì trung cổ

2013-12-04 06:02

    Năm nguyên tố sau đây: photpho, asen, antimony, bitmut và kẽm được nhiều người ghi nhận đã được tìm ra trong thời kì Trung cổ.

    Trừ photpho ra, đối với bốn nguyên tố còn lại đều không rõ ai là người tìm ra và tìm ra năm nào.

    Cho nên một câu hỏi logic đặt ra: tại sao lại đặt chúng vào thời kì trung cổ?

    Muốn vậy cần phải tìm hiểu những kiến thức hóa học đã tích lũy được trong mười hai thế kỉ của thời kì này.

    Người Ai Cập và Hi Lạp đã biết dùng cân. Đến khoảng thế kỉ 12, nhờ cải tiến cánh tay đòn, người Ả Rập đã nâng độ chính xác của cân lên đến 5mg. Những tài liệu còn lưu lại đến ngày nay cho biết những nhà giả kim thuật Ả Rập đã xác định được khối lượng riêng của 7 kim loại được biết thời bấy giờ với độ chính xác rất cao.

    Về hóa chất cơ bản, các axit vô cơ và kiềm ( xút, pootat và amoni) đã được sử dụng và nhờ đó người Trung cổ đã biết nhiều muối kim loại. Axit clohidric được điều chế bằng cách trộn axit sunfuric với muối ăn. Những thao tác rất cần thiết cho nghiên cứu hóa học như hòa tan, cô đặc, chưng cất, nung, kết tinh, kết tủa thăng hoa.. cũng đã được sử dụng.

    Nhờ sáng chế ra dụng cụ chưng cất, người ta đã làm ra được rượu nguyên chất. Châu Âu đã có được rượu trắng vào khoảng thể kỉ 11 – 12.

    Đến thế kỉ 13, người ta đã biết đến nước cường toab có thể hoàn tan được vàng. Ở Ý người ta đã biết dùng axit nitric để làm sạch vàng.