Phương pháp mới xử lý chất thải hạt nhân
Mặc dù chi phí lưu giữ chất thải hạt nhân và khả năng chất thải này rò rỉ vào môi trường vẫn là mối lo ngại chính đáng nhưng sẽ không phải là trở ngại trên con đường dẫn tới nguồn năng lượng sạch hơn.
Một báo cáo mới của các nhà khoa học tại Đại học Notre Dame đứng đầu là Thomas E. Albrecht-Schmitt, GS. về kỹ thuật dân dụng và khoa học địa chất, đồng thời là GS về hóa học và hóa sinh nêu rõ Notre Dame Thorium Borate-1 (NDTB-1) là hợp chất tinh thể có thể được biến đổi để hấp thụ an toàn các ion phóng xạ từ các dòng chất thải hạt nhân. Các ion phóng xạ thu được có thể được chuyển đổi thành loại tích điện cao hơn có cùng kích cỡ, tái chế vật liệu phục vụ tái sử dụng.
Nguyên tố phóng xạ hạt nhân 99 Tc có mặt trong chất thải hạt nhân ở hầu hết các địa điểm lưu giữ trên toàn thế giới. Có hơn 436 nhà máy điện hạt nhân hoạt động ở 30 nước tạo ra khối lượng lớn chất thải hạt nhân. Trên thực tế, gần 305 tấn 99 Tc sinh ra từ các lò phản ứng hạt nhân và các vụ thử vũ khí từ năm 1943 đến 2010. Việc lưu giữ an toàn chất thải này là vấn đề nan giải từ hàng thập kỷ.
Albrecht-Schmitt cho rằng kết cấu của NDTB-1 là giải pháp. Mỗi tinh thể chứa một kết cấu các rãnh và lồng với đặc trưng có hàng tỷ lỗ nhỏ cho phép trao đổi các anion với nhiều chất ô nhiễm môi trường đặc biệt là các chất được sử dụng trong ngành công nghiệp hạt nhân như cromat và pertechnetate.
Theo kết luận báo cáo, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã thành công trong việc sử dụng các tinh thể NDTB-1 loại bỏ gần 96% 99Tc. Các thử nghiệm hiện trường bổ sung đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm quốc gia Savannah ở Aiken, S.C cho thấy hợp chất mới khử thành công 99Tc khỏi chất thải hạt nhân và còn thể hiện khả năng chọn lọc trao đổi cho hiệu quả cao hơn.