Tại sao giấy “tuyên” lại đặc biệt thích hợp với thư pháp và hội họa Trung Quốc?

2013-12-01 18:01
    Thư pháp và hội họa Trung Quốc là một trong những nết văn hóa tinh tuý truyền thống của Trung Quốc. Ngoài tài năng kỹ xảo điêu luyện của các nhà thư pháp và các họa sĩ ra thì giấy “Tuyên” là nhân tố quan trọng thể hiện thần sắc nghệ thuật của thứ pháp và hội hoạ.
tại sao giấy “Tuyên” lại đặc biệt thích hợp trong thư pháp và hội họa Trung Quốc?
    Giấy “Tuyên” được làm ở vùng Tuyên thành tỉnh An Huy, do đó có tên là “Tuyên”. Nó do vỏ cây thanh đàn và rơm rạ tạo thành một loại giấy rất quý, bề mặt giấy mịn nhẵn, chất giấy mềm mại và dẻo dai, thấm mực đều đặn và có tính thấm nước mạnh. Vì là một loại giấy rất quý nên tử thời Đường đã trở nên rất nổi tiếng, do nó có hiệu quả đặc biệt đối thư pháp và hội hoạ Trung Quốc vì thế mà rất được các nhà tư pháp và hoạ sĩ nổi tiếng coi trọng.

    Ví như giấy Tuyên có tính ăn mực cao, nghĩa là khi nhúng bút vào mực thật đậm viết lên giấy Tuyên, nết mực đó sẽ nằm ở vị trí cố định, nước có trong mực sẽ lan ra khắp mặt giấy, người vẽ có thể tuỳ ý trổ tài, những nét đậm đen dường như tỏa sáng, những nét nhạt thanh nhã mông lung, phân rõ thành từng lớp trên bức hạ, thư pháp sinh động, tạo ra hiệu quả nghệ thuật mà những bức họa khác khó sánh được.
    Giấy “Tuyên” còn có tiếng là “Giấy thọ ngàn năm”, có rất nhiều sản phẩm thư họa quý được lưu trữ ngàn năm đến tận bây giờ vẫn giữ được màu sắc trong trẻo như ngọc. Đó là do giấy “Tuyên” là một tinh phẩm trải qua hàng trăm trình tự thao tác tỉ mỉ cẩn thận, các loại tạp chất có trong giấy rất ít mà chất xenlulôzơ trong giấy không dễ bị chuyển màu. Mặt khác, các loại mối mọt chuyên đục rũa sách báo lại “dị ứng” với vỏ cây thanh đàn mà chỉ thích gặm, nhấm tơ tre, trúc. Do đó giấy “Tuyên” không bị đe dọa bởi mối mọt. Sợi giấy “Tuyên” có tính đẻo dai cao nên khó bị xé rách, vì vậy mà nó có thể được bảo tồn lâu dài.
    Loại giấy “Tuyên” còn được gọi là “giấy sinh Tuyên”, trong quá trình chế tác nếu cho thêm một ít phèn gọi làThục Tuyên, hay còn gọi là Tố Tuyên, đặc biệt thích hợp với lối rẽ tỉ mỉ của tranh truyền thống Trung Quốc