Vì sao đồ dùng bằng thiếc lại không chịu được lạnh?

2013-12-13 22:28

           Người bị lạnh cóng, tay chân sẽ bị nứt nẻ.Thiếc bị qua lạnhcủng sẽ bị “nứt nẻ”  Khi ngiêm trọng có thể bị nát vụn.

          Theo truyền thuyết, vào thế kỷ thứ XIX đã xảy ra sự kiện sau đây:

            Có một năm ở Peterburg, thời tiết bỗng nhiên rét rất sớm, quân đội nga đều được phát trang bị mùa đông. Có điều lạ là trên các bộ quần áo đều không có cúc. Một bộ, hai bộ bị mất cúc lag chuyện thường tình, thế nhưng toàn bộ số quần áo lại không được đính cúc thì đó không phải là chuyện tình cờ. Nga Hoàng biết sự việc đó đã nổi trận nôi đình ra lệnh hỏi tội viên quan coi việc trang bị quân phục. VỊ đại thần đề nghị Nga Hoàngcho ông điều tra sự việc.Nga Hoàng đồng ý.

            Vị đại thần này đến kho, ra lệnh xem mấy bộ quân phục.Quân phục được mang đến, xem ra đều không có cúc, nhưng ở chỗ đính cúc còn để lại nhiều bột màu xám. Ông liền hỏi cấp dưới để tìm hiểu xem các bộ quàn áo được đính loại cuc gì, thuộc hạ trả lời là đính loại cúc bằng thiếc, lúc bấy giờ vấn đề vẫn còn chưa được giải quyết.

            Sự việc đó đã đến tai một nhà khoa học, nhà khoa học này đến trước vị đại thần đang buồn rầu và ông ta đã gói lấy đám bột màu xám này đến cho Nga Hoàng xem. Ông tình nguyện  chứng minh là các bộ quần áo vốn đã có cúc.Vị  đại thần bán tín, bán nghi làm theo lời nhà khoa học, ông lo sợ đến trước Nga Hoàng.

            Nga Hoàng không tin khi nghe vị đại thần thuật lại.Nhà khoa học tình nguyện chứng minh lời nói của vị đại thần và cho rằng thiếc chế tạo cúc bị “ bệnh” chính là nguyên nhân của sự việc. Nga Hoàng muốn nhà khoa học thí nghiệm. Nhà khoa học đề nghị cấp cho ông một ít thiếc.Nga Hoàng cấp cho ông một cái chậu bằng thiếc.Nhà khoa học đem cái chậu thiếc đặt trên một bệ đá ở trước sân rồng.

            Sau mấy ngày, nhà khoa học mời Nga Hoàng và vị đại thần đến bên bệ đá.Nhà khoa học đề nghị Nga Hoàng cầm lấy chậu thiếc, không ngờ khi Nga Hoàng chạm tây vào chậu, chậu bị nát vun. Bấy giò Nga Hoàng mới biết nguyên nhân làm cho thiếc bị nát vụn.

Thế thì tại sao thiếc lại bị nát vun như vậy? Nguyên nhân là thiếc không chịu được nhiệt độ thấp, khi gặp nhiệt độ thấp kết cấu thinh thể của thiếc bị thay đổi, không giữ được trạng thái khối mà biến thành bột vụn. Có người gọi loại biến hoá này của thiếc là “ bệnh thiếc”.

           Vì sao lại  xảy ra “bệnh thiếc”?

           Nếu bạn cầm mảnh thiếc bẻ gập lại, bạn sẽ nghe thấy có tiếng kêu, đó là do các nhóm tinh thể thiếc cọ xát với nhau mà có.

           Thiếc có hai loại tinh thể: ở trên 13,2 0c thì thiếc là thiếc trắng thường, khi ở dưới 13,2 0c thiếc sẽ biến thành bột thiếc màu xám. Bột thiếc và thiếc trằnglà hai dạng thiếc. Một cái bình rượu bằng thiếcmà biến thành thiếc xámthì sẽ khong còn là bình rượu nữa mà chỉ là nhóm bột thiếc.

            Ở nhiệt độ dưới 13,2 0c nhưng chưa quá lạnh, thì sự biến đổi này quá chậm, nên các đồ dùng bằng thiếc để ở trong nhà không hề biến thành bột thiếc. Thế nhưng ở nhiệt độ càng thấp thì loại biến đổi này càng nhanh. Ở nhiệt độ -480C tốc độ chuyển biến này là cao nhất, một khối thiếc trắng nhanh chóng biến thành đám bột xam.

            Ở Peterburgvaof mùa đông nhiệt đọ rất thấp nên đương nhiên thiếc sẽ biến thành bột thiếc.

            Vào năm 1912, một đội thám hiểm quốc tế đi đến Nam cực, hộ dùng các can bằng thiếc đựng dầu hoả. Dưới nhiệt đọ lạnh ở Nam cực, can thiếc đều biến thành bột thiếc, dầu hoả bị cháy mất hết làm cho đoàn thám hiểm bị hy sinh ở Nam cực.

            Nếu để thiếc thường gần “ thiếc bị bệnh” bệnh thiếc sẽ bị lây. Ở viện bảo tàng chúng ta có thể thấy các đồ dùng bằng thiếc có nhiều vân xám đó chính là thiếc “bị bệnh” và là bột thiếc.