Vì sao dùng loại mực đen viết chữ lại khó phai màu?
Khi tầu hoả đầu máy hơi nước chạy qua và kéo còi, từ ống khói làm rơi xuống mình bạn một đám muội than. Từ các ống khói của các nhà máy không ngừng phun lên đám khói đen dày đặc. Đám khói đen này cũng chính là muội than ( còn gọi là mồ hóng). Không biết bạn có tin không, chính loại mực nho mà bạn dùng bút lông để viết cũng được chế tạo từ muội than.
Thành phần hoá học của muội than chính là cacbon trên thế giới không ít nhà máy dùng các hợp chất chứa cacbonnhư khí thiên nhiên 9 thành phần chủ yếu là mêtan) để chế tạo muội than.
Mực nho được chế tạo từ muội than rất min trộn với dung dịch chất keo mà tạo thành. Khi bạn dùng bút lông tẩm mực nho và viết lên giấy, một lúc sau, nước bay hơi hết, sẽ để lại chất keo có trộn lẫn muội than min trên giấy. Vì tính chất hóa học của cacbon rất bền nên đến nay vẫn chưa có một chất tẩy trắng nào có thể tẩy trắng được cacbon. Nếu dùng mực nho để viết chữ, vẽ thì rất khó bị mất màu. Rất nhiều bức tranh cổ còn lại, giấy đều bị vàng, nhưng nét vẽ, nét chữ vẫn rõ ràng trước mắt.
Trong mực nho còn có một điểm khác là người ta thêm một ít hương liệu như long não, xạ hương làm cho mọi người dễ chịu.
Mực in cũng như mực nho đều được chế tạo từ muội than. Chỉ có điều trong mực in có ít nước, có tương đối nhiều nhựa thông và một số nguyên liệu khác.