Vì sao khi cọ xát diêm bị cháy?

2013-12-13 23:11

            Trên que diêm toàn là các thứ dễ cháy: trên đầu là diantimomtrisunfua ( Sb2S3) và kaliclorat( KCIO3) thân que diêm được làm từ gỗ bạch dương hoặc gỗ tùng, hai mặt bên của vỏ bao diêm có quét một lớp phốt pho đỏ.

                   

          Khi bạn cọ sát đầu que diêm vào lớp phốtpho đỏ trên vỏ bao diêm, phôtpho đỏ bị ma sát sẽ tăng nhiệt độ và bốc lửa: Kali clorát trên đầu que diêm bị nóng sẽ giả phóng ra oxy đồng thời giải phóng nhiệt, nhanh chóng đua đến việc đốt cháy diantimom trisunfua. Vì vậy que diêm sẽ xoẹt một tiềng và lưỡi lửa sẽ bùng lên. Vì que diêm bị cháy quá nhanh, nên bạn khó nhận biết rõ được các biến hóa xảy ra.

            Để dễ cháy hơn người ta tẩm thân que diêm bằng hỗn hợp paraphin và colofan, nên khi que diêm gặp lửa sẽ bắt lửa ngay và nhanh chóng cháy hết từ đầu đến cuối.

        Khi đã có diêm thì người ta dễ dàng lấy được lửa khi cần thiết, chỉ cần xát mạnh là được. Hơn 100 năm trước người ta còn chưa biết diêm là gì?

        Vào thời đó muốn lấy lửa thật phiền phức. Người ta phải dùng dao lửa đập mạnh vào đá cứng ( cũng gọi là đá lửa chính là một loại thạch anh đặc biệt gọi là silex, “ đá lửa” N.D) làm bắn ra các tia lửa, lại phải dùng bùi nhùi làm chất nhân lửa, khi bùi nhùi nhận được tia lửa thì sẽ cháy ngún. Nếu bùi nhùi không nhận được tia lửa thì phải đánh lại lần nữa. Dùng cách lấy lửa kiểu này phải hết sức kiên trì, có lúc phải lặp đi lặp lại 7-8 lần mới nhận được lửa.

            Vào thời  Trung cổ các binh sĩ đi đánh trận cũng phải mang theo đá đánh lửa. Khi bắn họ phải dùng đá đánh lửa “ chát,chát” để đốt mồi lửa, có khi phải đến một hai phút mới có thể bắn một phát đạn hay một phát pháo. Nhiều khi, trong lúc binh sĩ ttạp trung tinh thần để đánh lửa thì kẻ địch đã tiến đến trứoc mặt. Khi đi săn, các con thú nghe tiếng đánh lửa “chát chát” đã nhanh chóng bỏ đi mất.

            Mãi đến năm 1834 trên thế giới mới xuất hiện que diêm đầu tiên. Que diêm thời đó khác xa với que diêm thời nay. Đầu que diêm lúc đó mang chất phát hoả là phốtpho vàng. Phốtpho vàng là một chất hết sức dễ bốc cháy. Loại  diêm phốt pho vàng này chỉ hơi nóng một chut là bốc cháy.Khi mang theo loại diêm này có lúc tự nhiên bốc cháy, gây nên hỏa tai. Loại diêm này đương nhiên là rất nguy hiểm khi sử dụng. Hơn nữa phôtpho vàn rất độc. Công nhân sản xuất loại diêm này rất dễ bị ngộ độc.

            Sau này người ta dùng hỗn hợp của lưu huỳnh và phốtphotheo thành phần; 3 phần lưu huỳnh 4 phần phốtpho để làm chất bốc lửa cho diêm. Đây là loại diêm ma sát. Loại diêm này tuy không độc nhưng khá dễ bắt lửa, chỉ cần xát lên tường, thậm chí chà xát nên quần áo cũng đủ làm nó bốc cháy. Dùng loại diêm này đương nhiên cũng khá nguy hiểm.

            Mãi đến hơn 100 năm trước người ta mới chế tạo được diêm an toàn, đó cũng là laọi diêm mà ngày nay chúng ta đang dùng. Sở dĩ loại diêm này được gắn thêm hai chữ an toàn vì với nó chỉ cọ xát thì khhông bốc cháy được. Muốn diêm an toàn bốc cháy ta phải xát đầu que diêm vào lớp vỏ bao diêm có quét lớp phôtpho đỏ. Với loại diêm này trừ khi bỏ nó lên lò, còn vô luận như thế nào cũng không làm nó cháy được, so với loại diêm phôtpho vàng thời cổ hoặc laọi diêm ma sát thì diêm này hiểm nhiên là an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng kì lạ

 

Hiện tượng quanh ta