Vì sao mực xanh đen khi viết lại biến thành màu đen?
Nếu bạn dùng loại mực xanh đen để ghi nhật ký ắt bạn sẽ thấy, trong nhật ký hôm nay bạn vừa viết thì chữ có màu xanh, nhưng các trang viết ngày hôm trứoc chưc viết lại có nàu đen, vì sao vậy?
Đó là kết quả của một loại biến đổi hoá học. Thành phần chủ yếu của mực xanh đen là sắt ( II) tanat. Sắt (II) tanat vốn không có màu xanh, cũng không có màu đen mà là màu lục nhạt. Khi viết chữ với loại mực này tất nhiên chữ sẽ không rõ nét lắm, vì vậy người ta đã thêm vào mực một loại thuốc nhuộm màu xanh. Đó chính là mực xanh đen.
Khi viết loại mực xanh đen lên giấy sắt (II) tanat trong mực sẽ bị oxy của không khí oxy hoá thành sắt (III) tanat. Sắt (III) tanat là chất kết tủa có màu đen, nên các chữ đã viết màu hôm qua nhuộm màu đen.
Chắc bạn có thể có thói quen sau đây: cho bút máy vào bình mực hut mực xong rồi bỏ đi và quên đi một việc quan trọng là đóng kín nắp bình. Làm như vậy có hai điều hại: một là nước trong mực sẽ bị bay hơi, mực sẽ ngày càng cạn dần. hai là sắt(II) tanat trong mực tiếp xúc với không khí và sẽ biến thành sắt (III) tanat làm xuất hiện kết tủa. Kết quả là mực có cặn, làm tắc mực ở bút máy, bút máy sẽ bị “bệnh”
Bạn có hay quên để mgỏ bình mực không? Nếu có bạn hãy nhanh chóng thay đổi thói quen đó.