Vì sao nước biển có muối?

2013-12-23 14:05

    Câu hỏi của bạn Phạm Thục Trinh ở Hải Phòng

    Biển cả là "quê hương" của muối. Muối ăn (NaCl) chiếm 85% các loại muối hoà tan trong nước biển. Giả sử nếu chúng ta tách được tất cả muối khỏi nước biển rời rải đều trên lục địa thì lớp muối sẽ cao tới 153 m. Còn làm bay hơi toàn bộ nước biển thì đáy biển sẽ có lớp muối dày tới 60 m.

    Để tìm hiều nguồn gốc của muối trong nước biển các nhà khoa học đã tốn nhiều công sức từ việc phân tích, so sánh nước biển và nước sông, cho đến nghiên cứu đất đá sau cơn mưa, thậm chí còn nghiên cứu hàng loạt núi lửa nữa. Cuối cùng họ đã phát hiện ra bí mật của muối biển. Hoá ra, đại dương trong quá trình lâu dài hình thành lúc ban đầu đã hoà tan tất cả các loại muối khoáng. Đồng thời nham thạch thông qua quá trình phong hoá (nham thạch bị tác động lâu ngày của mưa, nắng, gió bão và vi sinh vật) đã không ngừng bị phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó theo các dòng sông để ra đại dương. Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy biển chính là nguồn gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả.

 

Độc giả có câu trả lời cho thắc mắc của bạn Thục Trinh mời đăng vào phần "comment" phía dưới. Nếu có câu hỏi, độc giả có thể gửi về địa chỉ  email liên hệ.