Vì sao phèn chua lại làm sạch nước?
Câu hỏi của bạn Phương Anh - Lớp 10 toán, trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O.
- Khi hòa tan muối này vào nước xảy ra các quá trình sau:
-
Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O → 2Al3+ + 4SO42- + 2K+ + 24H2O
Sau đó xảy ra phản ứng thủy phân
-
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
-
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn ( minh là trong trắng, phàn là phèn).