Vai trò của Serotonin trong việc tái tạo xương
Serotonin là một chất phân bố rộng trong các mô đặc biệt là trong tiểu cầu máu, thành ruột và hệ thần kinh. Thật đáng ngạc nhiên khi được xác định rằng xương cũng là nơi tổng hợp ra Serotonin.
Serotonin được biết đến như một chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương, tham gia trong quá trình điều tiết tâm trạng. Ngoài ra Serotonin còn được tổng hợp ở các bộ phận khác của cơ thể như ở tiểu cầu máu hoặc đường tiêu hóa. Nó xuất hiện để tham gia vào các hoạt động của tim và đường tiêu hóa. Gần đây một nhóm các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra rằng xương cũng là nơi tổng hợp ra Serotonin và chúng giúp cho xương được tái tạo nhanh hơn.
Để giữ cho xương luôn chắc khỏe, xương không ngừng được đổi mới để thông qua một quá trình phức tạp nhằm cân bằng sự thoái hóa bởi '' tế bào hủy xương'' và sự tổng hợp mới bởi ''tế bào tạo xương''.
Trong quá trình nghiên cứu, các nà khoa học thấy rằng các ''tế bào hủy xương'' tạo ra Serotonin và ngược lại, Serotonin lại giúp kích thích sự gia tăng các ''tế bào hủy xương'', do đó kích thích sự suy thoái xương nhanh hơn.
Nhóm nghiên cứu đã làm việc với những con chuột bị biến đổi di truyền, thiếu đi enzym liên quan đến việc tổng hợp Serotonin là Tryptophan Hydroxylase-1(TPH1), do đó chúng không thể sản xuất ra Serotonin. Họ quan sát thấy rằng ''tế bao hủy xương'' từ những chú chuột thiếu TPH1 đã phân hóa chậm chạp hơn nhiều so với tế bào của những con chuột bình thường khác, trừ khi chúng được bổ sung thêm Serotonin. Phân tích sinh hóa nước tiểu cho thấy quá trình tái hấp thụ xương ở chuột đã được thay đổi. Cuối cùng các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng các thụ quan Serotonin có ngay trên bề mặt của các tế bào hủy xương bình thường và những tế abfo này có thể hiện gen TPH1.
Vậy khi kiềm chế được sự phát sinh của Serotoninthì hệ xương của chúng ta sẽ thoái hóa chậm hơn.