Xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Nước thải mủ cao su có nồng độ ô nhiễm rất cao bởi các thành phần COD, ammonium và photpho, có pH thấp (pH4-6). Hàm lượng N-NH3 trong nước thải cao chủ yếu là do việc sử dụng amoniac là chất chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ, đặc biệt là trong chế biến mủ li tâm. Bên cạnh đó, hàm lượng photpho trong nước thải cũng rất cao (88,1-109,9mg/l). Chính vì vậy, như VTV1 đưa tin thì chỉ tiêu của nước thải mủ cao su có các chỉ số đạt TCVN nhưng vẫn có mùi. Nguyên nhân có thể do chưa phân tích hết các chỉ tiêu, đặc biệt các chỉ tiêu hữu cơ, do đó khi quá trình lên men, phân huỷ nhiều hợp chất như H2S, NH3... gây mùi khó chịu..
Công nghệ xử lý thường áp dụng công nghệ sinh học. Tuy nhiên để xử lý triệt để phải có các thiết bị và hệ thống đồng bộ nmới xử lý được
- Thứ nhất: Tạo ra môi trường trung tính bằng cách trung hoà nước thải.
- Thứ 2: Xử lý NH4+ rất khó vì cạnh tranh với nhiều KL khác. Xử lý nó bằng cả hoá sinh mới hiệu quả. Với khả năng xử lý 60-80% NH4+ thì với hàm lượng cao trong nước thì phải có hệ thống xử lý tốt.
- Thứ 3: Phải tách P trước khi xử lý sinh học vì chính P sẽ đầu độc vi sinh vật phân huỷ COD và NH4+.
Cần chú ý các bước xử lý phù hợp công suất, thải lượng, môi trường, bơn hút bùn kịp thời vì hàm lợng cặn lơ lửng rất cao.