Xử lý nước thải ngành giấy
2013-12-06 18:44
1. Thành phần nước thải bộ giấy
Thành phần nước thải bột giấy phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Đối với các nhà máy sản xuất giấy từ giấy thải thì thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, và BOD5 với nồng độ cao.
Hình 1: Sản xuất giấy
Bảng 1: Trình bày thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột giấy.
2. Công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất giấy
Dựa vào nguồn nguyên liệu đầu vào chúng ta có thể chia làm 2 loại công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất giấy.
- - Nhà máy có nguồn nguyên liệu thô từ rừng và gỗ mềm: công nghệ xử lý nước thải được áp dụng phổ biến là quá trình hoá lý (keo tụ/tạo bông), sinh học (hiếu khí, và kỵ khí kết hợp hiếu khí) và xử lý bậc ba với quá trình keo tụ/tạo bông hay quá trình oxy hóa (ozon hay fenton) để đạt quy chuẩn xả thải QCVN: 12/2008 cột B hay A.
Hình 2: Bể xử lý sinh học
- - Nhà máy có nguồn nguyên liệu thô là giấy thải: công đoạn ban đầu của hệ thống xử lý được áp dụng là tách SS (bột giấy) khỏi nước thải với mục đích tái sử dụng nước thải và thu hồi bột giấy. Đối với những nhà máy có công suất lớn và vừa, sàng nghiêng (lọc) được áp dụng để thu hồi bột giấy. Tiếp theo quá trình tách bột giấy là quá trình tuyển nổi áp lực khí hoà tan kết hợp keo tụ hay keo tụ/tạo bông và lắng để tách triệt để phần bột giấy trong nước thải.
Hình 3: Mương tách bột
Sau quá trình hoá lý là công đoạn xử lý sinh học bao gồm kỵ khí kết hợp hiếu khí hay chỉ có quá trình hiếu khí được áp dụng. Bể kỵ khí UASB và các quá trình sinh học đã được áp dụng trong xử lý nước thải giấy và bột giấy. Quá trình sinh học hiếu khí được áp dụng là bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí và bùn hoạt tính với vật liệu dính bám. Để xử lý nước thải đạt QCVN 12:2008/BTNMT, cột A một số hệ thống xử lý đã áp dụng thêm công đoạn hóa lý sau quá trình sinh học hiếu khí và lọc áp lực nhằm xử lý triệt để các chất ô nhiễm. Đối với các nhà máy công suất nhỏ quá trình lắng (trọng lực) thường được áp dụng để thu hồi bột giấy. Các quá trình xử lý được áp dụng sau đó là keo tụ/tạo bông và lắng để tách triệt để phần bột giấy trong nước thải hay quá trình sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí.
Hình 4: Quá trình keo tụ tạo bông
Nước thải phát sinh từ các nhà máy sản xuất giấy từ bột giấy có nồng độ ô nhiễm thấp vì thế phổ biến là xử lý sơ bộ như lắng (trọng lực) hay tuyển nổi để tách SS với mục đích thu hồi bột giấy trong nước thải và tái sử dụng nước thải cho qui trình sản xuất. Tuy nhiên, để đạt quy chuẩn xả thải, thường áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính.