Nông nghiệp
Phân bón lá AC-MILAN
2013-11-20 15:13Thành phần:
Total Amino Acid 50% Với 18 Loại Acid Amin
Lycine, Proline, Hydroxyproline, Alanine, Glutamic Acid, Ornithine, Hydroxylisine, Leucine, Lycine, Aspartic Acid, Valine, Phenylalanine, Tyrosine, Isoleucine, Methionine, Arginine, Threonine, Histidine, Serine.
N: 8,7%; CaO 0,3%; Carbon hữu cơ24% và các chất phụ gia đặc biệt.
Đặc điểm và công dụng:
- AC-Milan là sản phẩm phân bón lá cao cấp được sản xuất bởi SICIT-Italia.
- AC-Milan là sản phẩm hữu cơ chứa các yếu tố trung, đa lượng cùng các chất kích thích tăng trưởng rễ, lá, hoa và quả , rất cần thiết và phù hợp với mọi loại cây trồng.
- AC-Milan thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp (quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng…), trao đổi chất từ đó giúp cây phát triển mạnh rễ, thân, cành, lá.
- AC-Milan tăng khả năng ra hoa, đậu trái,chống rụng trái (hạt), hạn chế tối đa trái bị biến dạng, giúp trái to, sáng, đẹp, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- AC-Milan tăng hiệu quả của các thuốc bảo vệ thưc vật hoặc phân bón lá khác.
- AC-Milan giúp cây phục hồi nhanh sau thời gian bị sâu bệnh hại tấn công.
Hướng Dẫn Sử Dụng
Cây trồng | Giai Đoạn | Liều lượng |
Cây ăn trái (cam quít, sầu riêng, bơ, mít, chôm chôm, mận, thanh long… |
Trước khi ra hoa lúc trái còn nhỏ Khi trái đang lớn và khi điều kiện bất lợi. |
20ml/ bình 16-20 lít
25ml/ bình 16-20 lít |
Lúa, bắp,... |
Đẻ nhánh Đón đòng Nuôi hạt |
20ml/ bình 16-20 lít |
Cà phê, tiêu, điều,... |
Phun định kỳ 15-30 ngày/ lần |
250ml/ 200-220 lít |
Rau, hoa, cây lấy củ | Phun định kỳ 10 ngày/ lần | 25ml/ bình 16-20 lít |
Lưu ý: Lắc đều trước khi sử dụng, có thể pha chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác ngoại trừ các thuốc có tính kiềm (thuốc gốc đồng như boóc đô…), dầu khóang.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em và nguồn thực phẩm.
Thảo dược và các biện pháp sinh học ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi
2013-11-19 20:26Tỏi
- Dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà
- Trừ sâu ăn đọt cây có múi bằng tỏi
- Tỏi diệt trừ ốc sên
- Phòng trừ ốc bươu vàng bằng thuốc thảo mộc
- Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi
Nấm
- Quy trình sản xuất nhanh ometar (nấm xanh) ở nông hộ để phòng trừ sâu hại cho cây trồng và rầy nâu hại lúa
- Dùng nấm tricoderma chặn bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu
- Phòng trừ rầy nâu bằng nấm ký sinh
Ong
Kiến
- Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- Sử dụng kiến đen phòng trừ bọ xít muỗi trong vườn ca cao
Phân hữu cơ - sinh học
Thảo dược và chế phẩm sinh học sử dụng trong thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y
- Sử dụng thảo dược trong sản xuất thuốc thú y
- Thuốc trừ sâu thảo mộc từ cây nghể
- Cải tạo đất từ tro thảo mộc và đất hun khói
- 7 loại thuốc trừ sâu sinh học
- Thuốc trừ sâu sinh học: Dùng trùng diệt sâu bệnh
- Trừ ruồi đục quả bằng bả protein sản xuất từ men bia
- Thuốc trừ sâu làm từ thiên nhiên
- Điều trị bệnh gà rù bằng Đông y
- Chữa lở mồm long móng cho trâu bò bằng thuốc nam
- Nuôi heo bằng công nghệ EM đạt hiệu quả cao
Thảo dược trong thức ăn chăn nuôi
- Sử dụng lá bạch đàn phòng ngừa bệnh heo tai xanh
- Điều chế và sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược cho chăn nuôi lợn
- Tăng hiệu quả kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi gà
- Nghệ, tỏi, gừng, gấc, cam thảo... các thảo dược có thể sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu chế biến và sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược bổ sung vào thức ăn cho lợn thịt nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Enzym thức ăn gia súc làm tăng năng suất, tạo khả năng kìm hãm Salmonella
- Gà thảo mộc
Thảo dược trong nuôi tôm
Phân bón đa dinh dưỡng
2013-11-19 19:45Trước kia các loại phân bón được sản xuất chỉ có hai đến ba yếu tố phân bón chính, sau đó dần dần các loại phân chứa thêm các yếu tố trung lượng và vi lượng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại phân bón được sản xuất khi đem bón cho cây trồng mang lại hiệu quả rất cao, giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao được giá thành sản phẩm khi thu hoạch.
Phân bón đa dinh dưỡng có trộn thêm các chất làm cho ngoài chức năng dinh dưỡng ra, phân bón còn có các chức năng khác như trừ cỏ, trừ sâu bệnh hại, điều hòa sinh trưởng, kích thích ra lá, ra hoa và phát triển một số bộ phận mà người ta muốn thu hoạch như mầm măng, thân ngầm, củ…
Phân bón đa chức năng còn bao gồm các loại phân bón có chứa các chất cải tạo lí tính đất. Ngoài ra nó còn có nhiều chất tham gia vào việc thúc đẩy mạnh các hoạt động của vi sinh vật đất như: chất hữu cơ, các loài vi sinh vật có lợi như vi sinh vật cố định đạm tự do, vi sinh vật cố định đạm cộng sinh, vi sinh vật phân giải lân khó tiêu, vi sinh vật phân giải khoáng vật có chứa kali, vi sinh vật kháng sinh…
Các thành phần chính trong phân bón đa dinh dưỡng, đa chức năng:
Chất chính: là các hợp chất hóa học có chứa nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng nếu là phân đa dinh dưỡng. Người ta thường sử dụng các loại phân đơn thông dụng trên thị trường như phân ure, supe lân đơn, supe lân kép, phân lân nung chảy, phân kali clorua, phân kali sunfat… Ngoài ra có thể dùng các axit như: axit nitric, axit phôtphoric, các khoáng vật tự nhiên chứa kali, các muối hoặc vi ôxit có chứa vi lượng trộn với nhau.
Trong phân bón đa chức năng ngoài thành phần có chứa chất dinh dưỡng còn trộn thêm thuốc trừ sâu bệnh hại, thuốc trừ cỏ, các chất cải tạo lí tính của đất, các chất hữu cơ, các loại vi sinh vật đất có lợi, các chất điều hòa sinh trưởng, các loại men và vitamin…
Chất độn (chất gia trọng): Đây là chất thêm vào làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân bón đạt được đúng tỉ lệ chất dinh dưỡng dự định sản xuất. Người ta dùng bột đá vôi, thạch cao, cao lanh, than bùn sấy khô để phối trộn, số lượng chất độn càng ít càng tốt.
Chất tạo độ chua kiềm mong muốn: Sau khi phối trộn các nguyên liệu với nhau thường xảy ra các phản ứng giữa các thành phần nguyên liệu và làm cho phân bón bị chua hay kiềm. Vậy muốn có độ chua thích hợp cần trộn thêm các nguyên liệu để làm giảm độ chua như bột đá vôi, bột đôlômit nghiền. Axit phôtphoric, axit nitric được dùng để giảm độ kiềm.
Nước iot có thể sử dụng như phân kali được không?
2013-11-19 18:47Nước iot hay nước nhạt là sản phẩm trong công nghệ làm muối, iốt đặc lấy được muối kết tinh chứa khoảng 33% sunfat kali, 28% sunfat magiê và 30% muối ăn. Dùng nước iốt như một loại phân kali magiê rất có lợi. Tránh dùng cho những loại cây không ưa clo như thuốc lá, khoai tây, hành tỏi.
Tại sao gần đây người ta chú ý nhiều đến loại phân kali có hàm lượng Kali oxit thấp?
2013-11-19 18:42Nhiều nhà khoa học khuyên không nên tinh chế thành kali có hàm lượng cao như hiện nay mà chỉ nên sử dụng các muối khai từ mỏ lên làm phân bón. Tính chất dễ tiêu của quặng nguyên khai và của phân kali đã qua chế biến như nhau. Quặng nguyên khai còn chúa magiê, natri và một số nguyên tố vi lượng, có lợi cho cây và đất. Vấn đề này cần được nghiên cứu cụ thể với cây trồng, khí hậu ở nước ta và tính toán hiệu quả kinh tế.
Có những loại phân kali nào?
2013-11-19 18:41Kali khai từ mỏ lên tinh chế thành phân kali có 2 loại chính:
1. Kali clorua: Nếu không lẫn các muốị khác nó màu trắng xám chứa 50-60% K2O. Nếu còn lẫn một phần muối ăn và magiê thì đorua kali có màu trắng lấm tấm hồng chứa 40%K2O và khoảng 24% NaCl 6% CaS04.
2. Sunfat Kali: Màu trắng hoặc màu vàng tro, có 50-52% K2O chứa một lượng magiê.