Hóa học và sức khỏe

Các loại hạt tốt cho tim mạch

2013-12-16 22:32

            Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào, thông… giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh khi được bổ sung trong một chế độ dinh dưỡng cân đối.

                       

        Các loại hạt bảo vệ tim như thế nào?

        Không chỉ làm giảm cholesterol trong máu, thủ phạm gây xơ vữa động mạch và hình thành cục máu đông, các loại hạt còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc động mạch từ đó ngăn ngừa các bệnh lý về tim.

            Thành phần nào trong các loại hạt có tác dụng bảo vệ này ?

         Chất béo không bão hòaCác chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, nhất là omega-3 trong hạt giúp giảm thiểu thành phần cholesterol gây xơ vữa động mạch, đồng thời ngăn ngừa tình trạng loạn nhịp tim, từ đó cái thiện nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác

        Chất xơ: Tất cả các loại hạt đều chứa chất xơ. Chất xơ ngoài việc làm tăng cảm giác no và duy trì tình trạng no lâu còn giúp giảm thành phần cholesterol có hại có sức khỏe trong máu.

        Vitamin E: Giúp ngăn chặn sự phát triển của mảng bám gây thu hẹp lòng động mạch, từ đó ngăn ngừa bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

        Sterol: Một số loại hạt có chứa sterol, một chất có tác dụng giảm cholesterol máu, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho tim và cơ thể. Chẳng hạn như thành phần resvaratrol trong đậu phộng có tác dụng chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

        L-arginine: Kích thích động mạch co bóp, từ đó ngăn chặn cục máu đông

        Khoáng chất: Canxi, magiê, kali, kẽm, sắt… trong quả hạnh giúp tăng cường hoạt đông của mạch máu và duy trì sức khỏe tim mạch.

        Ăn các loại hạt nhiều có tốt không ?

        Các loại hạt chứa khoảng 80% chất béo có lợi nhưng chúng cũng sinh nhiều calo. Do đó chỉ nên ăn ở mức điều độ vừa phải.Theo Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm, mỗi ngày ăn khoảng 42,5g các loại thực phẩm như hạnh nhân, quả phỉ, lạc đào, hạt, hạt thông, hạt hồ trăn và quả óc chó có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim. Tốt nhất, nên sử dụng các loại hạt như là một cách thay thế cho chất béo bão hòa có trong thịt, trứng và các sản phẩm sữa. Lưu ý, những lợi ích sức khỏe của các loại hạt có thể sẽ mất khi chúng được phủ bởi đường, sô cô la và muối.

        Dùng dầu từ các hạt có tốt không?

        Đây là nguồn cung cấp omega-3 và vitamin E nhưng không còn chất xơ, khoáng, vitamin như hạt toàn phần. Khi sử dụng ở nhiệt độ quá cao có thể làm biết đổi mất chất hoặc có mùi vị đắng. Chỉ dùng chúng ở mức vừa phải và tốt hơn nên dùng dạng hạt nguyên.

        Quả thật các loại hạt cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các loại chất béo có lợi. Vì vậy, hãy dùng một vốc nhỏ chúng trong bữa phụ mỗi ngày để giúp tim và cơ thể khỏe mạnh.

Dinh dưỡng đúng cho người bệnh ung thư

2013-12-16 22:15

            Đối với bệnh nhân ung thư, ngoài những phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị để tiêu diệt khối u, kéo dài thời gian sống, trong đó một điều không thể xem thường là dinh dưỡng đặc biệt cho bệnh nhân ung thư.

 

           Dinh dưỡng sai gây hậu quả nghiêm trọng

         Hiện nay vẫn tồn tại một số quan niệm sai về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư. Có người cho rằng bị bệnh ung thư thì nên nhịn ăn hay chỉ nên ăn gạo lứt muối mè để cơ thể gầy ốm đi, để không nuôi dưỡng khối u nhằm làm khối u teo dần hay người bệnh ung thư nên ăn uống như người bình thường hoặc chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị ung thư, sau giai đoạn điều trị thì không cần nữa. Những quan niệm này gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong.

 

            Chán ăn là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, bản thân khối u là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm, hao mòn cơ thể. Các tác nhân khác trong quá trình điều trị bệnh như phẫu thuật, thuốc và xạ trị cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng dinh dưỡng người bệnh như kém tiêu hóa, hấp thu; nôn ói, tiêu chảy... Kết quả là người bệnh bị sụt cân hay suy dinh dưỡng nặng. Suy dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm chậm lành vết mổ, suy giảm thể lực và giảm chức năng tâm thần, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng không thể đáp ứng tốt điều trị, bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ do điều trị, do vậy khả năng sống thấp hơn bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt. Theo thống kê, có đến 20% bệnh nhân ung thư chết là do tình trạng suy dinh dưỡng rất nặng, trước khi chết do bệnh ung thư gây ra.

 

            Dinh dưỡng đúng

            Tế bào ung thư lấy dinh dưỡng, năng lượng của cơ thể để phát triển và xâm lấn vào các cơ quan xung quanh. Đồng thời, chúng phóng thích các yếu tố tăng viêm (như các cytokine) dẫn đến việc ức chế cảm giác ngon miệng và tiêu hao năng lượng lúc nghỉ, đồng thời phóng thích ra các yếu tố gây ly giải protein, làm giảm khối nạc cơ thể, gây sụt cân.

 

            Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ chất EPA (2g/ngày), protein (1,3 - 1,5g/kg cân nặng/ngày) và đáp ứng được nhu cầu năng lượng cao 30 - 40 Kcal/kg cân nặng so với người bình thường từ 20 - 30 Kcal/kg với mục đích, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng khả năng đề kháng của cơ thể, phục hồi lại tình trạng hao mòn cơ. Đặc biệt EPA có tác dụng kháng viêm, làm giảm bớt tình trạng phân hủy protein của cơ thể. Nguồn cung cấp EPA chủ yếu là từ dầu của các loại cá ở vùng biển sâu như cá ngừ, cá hồi. Tăng cường hàm lượng đạm (protein) nhằm thúc đẩy quá trình đồng hóa, tăng cường khối nạc cơ thể. Nên ăn nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa), tránh những thức ăn có nhiều chất béo như các món chiên, xào, những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas. Uống đủ nước, khoảng 8 ly nước trong ngày (ly loại 250ml).

 

        Sau giai đoạn điều trị, người bệnh vẫn cần được tiếp tục bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch, ổn định cân nặng... Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng như trái cây, sinh tố. Khi cơ thể đã hồi phục cần tránh bị thừa cân để phòng bệnh tái phát. Trong đó, tập luyện cơ thể là quan trọng như đi bộ, đạp xe..., trung bình 45 phút/lần, 3 lần/tuần.

Ăn quả họ cam, chanh có thể giảm nguy cơ gây ung thư

2013-12-16 22:09
            Một nghiên cứu mới từ Nhật Bản đăng tải trên Tạp chí ung thư quốc tế International Journal of Cancer cho thấy, việc thường xuyên ăn các trái cây họ cam chanh như cam, chanh, quýt, bưởi có thể làm giảm nguy cơ hàng loạt các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
                      

            Nghiên cứu được tiến hành trên 42.270 người dân sống ở Đông Bắc Nhật Bản có tuổi đời trung bình là 59. Tùy theo mức độ tiêu thụ trái cây họ cam chanh, họ được phân thành 5 nhóm: nhóm "không bao giờ", nhóm "đôi khi", nhóm "1 – 2 lần/tuần", nhóm "3 – 4 lần/tuần" và nhóm "hàng ngày". Các tác giả đã phân tích các dữ liệu thu được từ những người tham gia này, đồng thời tìm hiểu mối tương quan về tác dụng của trái cây họ cam chanh và trà xanh đối với bệnh ung thư.

            Kết quả cho thấy, việc ăn trái cây họ cam chanh hàng ngày làm giảm 11 – 14% nguy cơ ung thư, đặc biệt là giảm 37 – 38% nguy cơ đối với ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Uống 1 tách trà xanh mỗi ngày có thể giảm 17% nguy cơ ung thư nói chung.

         Theo những dữ liệu thu được từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những hợp chất có trong trái cây họ cam chanh như licopen, lutein, hesperidin, nobiletin, aurapten, flavonoid và limonoid đều có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy.

        Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, việc uống trà xanh và ăn trái cây họ cam chanh hàng ngày có thể tăng cường tác dụng chống ung thư của cả 2 loại thực phẩm này.

Ăn nhiều rau quả để tránh ung thư

2013-12-16 22:05

            Uống rượu, hút thuốc và ăn uống tạp nham làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản ở người trẻ, các chuyên gia Anh cảnh báo.

        Tại Anh, các nhà nghiên cứu đã theo dõi trong vòng 5 năm trên 350 bệnh nhân dưới 50 tuổi bị mắc các loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa trên (viết tắt là UADT, bao gồm ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản) và 400 bệnh nhân không bị mắc các bệnh này. Cứ 9/10 trường hợp ung thư là do hút thuốc uống rượu và/hoặc thiếu rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn - những yếu tố được xem là "cổ xúy" cho sự phát triển của các khối u khi về già.

        GS dịch tễ học Gary Macfarlane, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Ung thư vùng phía trên hệ tiêu hóa đang gia tăng trên toàn thế giới và gặp nhiều nhất ở những người dưới 50 tuổi.

        Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định xem liệu hút thuốc, uống rượu và ăn ít rau quả có phải là các yếu tố nguy cơ rõ rệt gây ung thư UADT ở nhóm tuổi dưới 50 hay liệu có các yếu tố khác như gen và sự viêm nhiễm mới là "thủ phạm" chính.

        Các kết quả nghiên cứu đã làm nổi bật lên thông điệp rằng chúng ta cần tuyên truyền với cộng đồng nhiều hơn nữa rằng: "hút thuốc, uống rượu và dinh dưỡng thiếu hụt là những "thủ phạm" kích động bệnh tật", GS Macfalane nhấn mạnh.

 

Gạo nếp cẩm - siêu thực phẩm chống ung thư

2013-12-16 22:00

            Loại gạo cổ truyền của người châu Á hóa ra là một loại "siêu thực phẩm" cực tốt, các nhà khoa học phương Tây thừa nhận.

            Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.

          Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư.

        "Chỉ một thìa gạo nếp cẩm cũng chứa chất chống oxi hóa tốt cho sức khỏe nhiều hơn cả lượng tìm thấy trong một thìa việt quất - loại quả được đề cao nhờ tác dụng này - đồng thời lại chứa ít đường hơn, nhiều chất xơ và vitamin E hơn", nhà khoa học thực phẩm Zhimin Xu cho biết.

        Gạo nếp cẩm thậm chí còn tốt hơn cả gạo lứt (lúa chỉ mới tách sơ vỏ), Xu phỏng đoán.

        Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

        Nhóm nghiên cứu công bố phát hiện tại cuộc gặp của Hiệp hội hóa học quốc gia Mỹ đang diễn ra tại Boston.

Ăn nhiều hoa quả giảm nguy cơ phình mạch

2013-12-15 15:36

        Một nghiên cứu lớn, kéo dài cho thấy ăn nhiều hoa quả có thể giảm nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng nguy hiểm.

Ăn nhiều hoa quả giảm nguy cơ phình mạch
 

        Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích dữ liệu từ hơn 80.000 người, tuổi từ 46 đến 84, ở Thụy Điển được theo dõi trong 13 năm. Trong thời gian này, gần 1.100 người trong số đó bị phình động mạch chủ bụng, gồm 222 người bị vỡ phình mạch.

        Nhóm nghiên cứu thấy rằng những người ăn 2 phần hoa quả/ngày (không tính nước ép) giảm 25% nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng và giảm 43% nguy cơ bị vỡ chỗ phình so với những người ăn chưa đầy 1 phần hoa quả/ngày.

        Những người ăn 2 phần hoa quả/ngày cũng giảm được 31% nguy cơ bị phình động mạch chủ bụng và giảm 39% nguy cơ bị vỡ chỗ phình so với những người không ăn hoa quả.    

        Nhóm nghiên cứu nói nồng độ cao các chất chống ôxy hóa trong hoa quả có thể bảo vệ chống phình động mạch chủ bụng bằng cách giảm viêm.            

        Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Circulation.

1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

 

Có thể bạn quan tâm