Hiện tượng kì lạ

Mặt trời xanh

2013-11-17 11:44

"Mặt trời xanh" của Mr. Alan cho thấy một sắc màu rất độc đáo của mặt trời, ngôi sao trung tâm trong Thái Dương hệ.

Ông chia sẻ trên website Averted Imagination: "(Đó là) Hình ảnh ánh sáng đầu tiên từ camera PGR Scorpion của tôi... đĩa mặt trời, đã nhuốm màu xanh thể hiện cấu trúc của sắc cầu (là lớp khí gas bao bọc bên ngoài mặt trời)..."

Ngày 4/11 bức ảnh đã vinh dự được NASA chọn làm Hình Ảnh Trong Ngày.

Giải thích của vị chuyên gia thiên văn học: Thông thường, trông Mặt Trời của chúng ta có vẻ nhẹ và mịn nhưng thực tế không phải như vậy. Mặt Trời giống như một quả bóng chứa đầy khí nóng, nhiều nhất là khí hydro. Bức ảnh trên chụp Mặt Trời vào tháng trước với màu đỏ đặc trưng do khí hydro phát ra (gọi là khí Hydrogen-alpha), sau đó màu sắc bị đảo ngược và xuất hiện màu xanh lam. Trong ánh sáng này, các chi tiết của lớp sắc cầu mặt trời được nhìn thấy rõ nét nhất

Thủy triều đỏ

2013-11-17 11:44

Hiện tượng khá phổ biển ở các vùng biển vào mùa xuân, mùa thu khi nhiệt độ biển tăng lên, các dòng chảy đại dương mạnh hơn đẩy loài tảo đỏ Noctiluca scintillans trôi dạt vào bờ gây lên "Thủy triều đỏ". Đối với nhiếp ảnh gia thì đây là lúc họ có được những tác phẩm "để đời" nhưng với một số người khác bị dị ứng thì chúng có thể gây các bệnh về da, viêm mắt. Ngoài việc gia tăng số lượng nhanh chóng gây tình trạng cạn kiệt nguồn oxy thì loài tảo đỏ này còn tiết độc tố vào nước biển gây hại cho hệ sinh vật biển vùng chúng đi qua.

Giọt axit nhỏ nhất thế giới

2013-11-17 11:45

Chính xác chỉ cần 4 phân tử nước và một phân tử hydro clorua để tạo nên một giọt axit nhỏ nhất thế giới.

Cơ chế phân ly của các phân nguyên tử trong phân tử axít và tái kết hợp của các ion mang điện trong môi trường nano ở nhiệt độ siêu lạnh có thể giúp con người tìm hiểu các phản ứng hóa học sảy ra trong các đám mây vùng bắc cực cũng như nhiều phản ứng hóa học khí quyển.

Mô phỏng quá trình hình thành giọt axít HCl ((HCl(H2O)4 trong heli lỏng ở nhiệt độ 0,37 độ Kelvin: Diễn biến dạng bậc thang. Nguồn Science.

Martina Havenith cùng các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu hóa lý (Lehrstuhl für Physikalische Chemie) và hóa lý thuyết (Lehrstuhl für Theoretische Chemie) tại Đại học Bochum, CHLB Đức đã sử dụng kính quang phổ laser hồng ngoại để quan sát phản ứng giữ axít clohiđric (HCl) và các phân tử nước tạo các hạt axít trong môi trường hêli siêu lạnh (các hạt heli có kích thước nano). Nhiệt độ của môi trường phản ứng ở 0,37 độ Kelvin (khoảng âm 273,52 độ C). Nhóm tác giả sử dụng phương pháp mô phỏng có tên ab initiosimulations (phương pháp trong hóa học lượng tử khi hoàn toàn chưa có các dữ liệu liên quan được mô tả).

Các nhà nghiên cứu phân tích quá trình hình thành phân tử HCl(H2O)n và nhận thấy nó được tạo ra với n=4 (một phân tử HCl với 4 phân tử nước để tạo giọt axít HCl). Quá trình phân ly của phân tử HCl tạo các ion H+ và Cl­- và kết hợp với phân tử nước diễn biến theo dạng bậc thang. Sự kết hợp với các phân tử nước chính là động lực cho quá trình phân ly của axít HCl. Ở đây, một cơ chế mới được các tác giả đặt tên là ‘aggregation-induced dissociation’ (tạm dịch “phân ly do kết hợp”).

Bảng nguyên tố hóa học nhỏ nhất thế giới được khắc lên tóc

2013-11-17 11:48

Khắc một bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lên một sợi tóc nghe có vẻ khó tin, nhưng đó là chuyện mà các chuyên gia về công nghệ Nano của trường đại học Nottingham (Anh) có thể làm được.

  •     Để chúc mừng sinh nhật cho một vị giáo sư già đầu tóc bạc phơ, các nhà khoa học đã ngỏ ý tặng cho ông một món quà đặc biệt, đầu tiên họ cần một sợi tóc của ông, sau đó đặt sợi tóc này vào một máy phóng tia ion và khắc bảng nguyên tố hóa học lên đó.
 
 
Bảng nguyên tố hóa học nhỏ nhất thế giới được khắc lên tóc
 
  •     Từ việc phóng to hình ảnh sợi tóc lên hàng triệu lần nhờ vào kính hiển vi cho đến công đoạn khắc chữ lên đó. Bảng tuần hoàn sau khi khắc xong có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ có 89.67 x 46.39 µm (1 µm = 1 phần triệu mét). Với kích thước tí hon đó, một tờ giấy ghi chú nhỏ cũng đủ chỗ để bạn sao chép ra hơn 1 triệu bảng nguyên tố này.

 

Cột sáng

2013-11-23 19:24


Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú - 2

Những bức ảnh ghi lại ở thành phố Sigulda của Latvia đầu năm 2009 làm xôn xao trên mạng Internet. Cuối cùng thì các chuyên gia nhận định rằng đó là các cột sáng được tạo nên bởi các tinh thể băng trong không khí. Những cột sáng hình thành khi ánh sáng từ đèn đường gặp tinh thể băng và dội ngược lại.

Mặt trăng chuyển màu

2013-11-23 19:25

 

Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú - 3

Hiện tượng này đã xảy ra một số lần trên thế giới. Mặt trăng chuyển sang các màu như xanh, vàng da cam hoặc đỏ. Nguyên nhân là do sự thay đổi trong khí quyển. Khói và nhật thực, nguyệt thực cũng là một trong số những yếu tố tạo nên sự đổi màu của mặt trăng.

Items: 7 - 12 từ 16
<< 1 | 2 | 3 >>

Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng kì lạ

 

Hiện tượng quanh ta