Công nghiệp và vật liệu

Bao gói cho thịt sống làm bằng chất gì?

2013-11-23 13:26

Ở Đức người ta đã làm ra một loại bao gói mới cho thịt sống, có thể rán và nấu được. Đó là những tấm màng trong suốt bằng pôlieste và pôliprôpilen, phủ bằng một lớp pôlivinilclorua. Nó chịu được nhiệt độ 1200C trong một thời gian dài, cho nên bao gói có thể làm khử trùng cho sản phẩm và bảo vệ trong 3 tháng mà không làm giảm chất lượng của thịt. Loại bao gói này đang được dùng rộng rãi để bảo vệ nhiều sản phẩm lương thực dễ bị hư hỏng khác nữa.

Tách uran từ nước thải như thế nào?

2013-11-23 13:22

Ai cũng biết nguyên tố mang số 92 này trong bảng tuần hoàn ngày một hiếm. Ấn Độ và Nhật Bản thu hồi uran từ nước biển. Anh và Canađa khai thác uran từ lớp quặng thải sau khi làm giàu than. Và gần đây Tiệp Khắc cũng áp dụng phương pháp của mình sau khi nhận thấy nước thải của nhiều nhà máy hoá chất chứa những vi lượng uran. Các nhà khoa học đã nhờ đến vi sinh vật. Trong quá trình sống, một vài loại tích luỹ uran trong các tế bào của minh. Vi khuẩn thích hợp nhất để tách uran chính là những vi khuẩn dùng trong những nhà máy sản xuất penixilin. Sau 10 giờ sống trong nước thải, sinh khối của chúng tăng tới 2,5 gam trong một lít nước. Lọc, xử lý với xođa, người ta thu được một nguồn nguyên liệu để thu hồi uran, đồng thời nước thải lại sạch hơn.

Có thể biến than đá thành xăng không?

2013-12-09 13:53
    Mọi người đều biết xăng là loại nhiên liệu quan trọng được chưng luyện từ dầu mỏ. Ngoài xăng, từ dầu mỏ người ta còn sản xuất được etylen, propylen, butadien, phenol, toluen, xylen, cồn, cùng nhiều loại nguyên liệu quan trọng trong công nghệ sản xuất hóa chất.
Nhưng lượng dầu mỏ trên Trái Đất không nhiều, so với dầu mỏ thì trữ lượng than đá phong phú hơn nhiều, có thể còn sử dụng được đến mấy trăm năm. Ở nhiều nước than đá là nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất công nghiệp và trong đời sống hằng ngày. Khi dùng than đá làm nhiênliệu đốt trực tiếp có mấy nhược điểm sau đây: một là hiệu suất sử dụng nguyên liệu thấp; hai là trong than đá có nhiều hợp chất hóa học có ích, nếu tận dụng được chúng vào đúng mục đích thì sẽ có lợi kinh tế lớn hơn là đem đốt làm nhiên liệu; ba là khi dùng than để đốt sẽ gây ô nhiễm môi trường. Liệu có thể có cách gì tránh được các nhược điểm kể trên?
    Than đá và dầu mỏ đều thuộc loại nhiên liệu hóa thạch, hợp chất chủ yếu trong cả hai loại nhiên liệu hóa thạch này đều do hai nguyêntố cacbon và hydro tạo nên. Hai nguyên liệu hóa thạch này chính là “hai anh em màu đen” là họ hàng thân thiết của nhau. Điểm khác nhau lớn nhất của hai loại nhiên liệu là hàm lượng hydro trong chúng khác nhau. Hàm lượng hydro trong dầu mỏ là 11% - 14%, còn ở than đá là 5-8%. Chính nhờvậy mà có thể biến than đá thành xăng. Từ hơn 50 năm về trước, các nhà hóa học đã nghiên cứu và tìm được biện pháp biến than đá thành xăng trong phòng thí nghiệm. Người ta đã tìm cách tăng hàm lượng hydro trong các hợp chất có trong than đá. Trước hết người ta nghiền than đá thành bột mịn, sau đó thêm dung môi, rồi sục khí hydro. Sau đó dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ 380 - 460°C, hydro sẽ tác dụng với than đá và tạo ra “xăng nhân tạo” và các hợp chất có khối lượng phân tử thấp khác. Dùng biện pháp chưng phân biệt, ta có thể nhận được phần xăng nhân tạo, dầu mazút cùng các nhiên liệu khác. Nội dung của phương pháp điều chế xăng nhân tạo là trước hết biến than đá thành khí than. Bổ sung khí hydro vào khí than và khống chế để tỷ lệ mono, oxyt cacbon: hidro = 1:2. Dưới tác dụng xúc tác của sắt, coban hay niken ở điều kiện nhiệt độ 200°C, hai chất sẽ tác dụng với nhau tạothành hợp chất mới. Trong sản phẩm tạo thành có đến 83% là xăng, còn lại là mazut và nhiều hợp chất khác. Do việc biến than đá thành khí than là một công nghệ khá quen thuộc nên kỹ thuật điều chế xăng như vừa mô tả thực hiện tương đốidễ dàng. Ngoài ra người ta có thể tổng hợp rượu metylic tổng hợp được xăng. Phương pháp đã nêu khá đơn giản và hữu hiệu. Nếu dùng chất xúc tác thích hợp người ta có thể chuyển hóa 99% rượu metylic thành xăng. Hơn nữa với phương pháp này việc tiêu hao năng lượng trong quá trình chuyển hóa rất nhỏ, do đó giá thành điều chế xăng chỉ hơi cao hơn điều chế rượu metylic một ít.
    Với quá trình chế biến than đá thành xăng, người ta có thể loại bỏ được phần lớn các tạp chất có hại cho cơ thể và môi trường. Hơn nữa so với dầu mỏ thì việc chuyên chở than đá thực hiện được dễ dàng hơn, nên nhiều quốc gia tìm cách mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất xăng dầu đi từ than đá. Đồng thời các nhà khoa học cũng đang tìm cách cải tiến phương pháp biến than đá thành xăng dầu cho tốt hơn, để có thể biến một phần than đá có trữ lượng khá phong phú thành xăng dầu, phục vụ cho lợi ích của loài người.

Sợi khó cháy có tính chất gì?

2013-11-23 13:20

Dưới sự hướng dẫn của giáo sư tiến sĩ B. Laszkiewics, trường Đại học Bách khoa Lodz (Ba Lan) đã chế tạo được một hoá chất khó cháy làm phụ gia cho sợi viscô và chất dẻo. Các loại sợi có chất phụ gia này chỉ cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa. Nếu không có ngọn lửa trực tiếp thì sẽ tắt ngay, không cháy âm ỉ như các loại sợi khác.

Dầu mỏ làm từ săm lốp cũ như thế nào?

2013-11-23 13:19

Lốp xe ô tô được làm từ dầu mỏ... Điều ấy ai cũng biết. Nhưng gần đây, tại Anh đã xây dựng một xưởng thí nghiệm để làm điều ngược lại: Từ các loại săm lốp ô tô thải ra, hàng năm với số lượng hàng triệu tấn, người ta đã tiến hành nhiệt phân trong các thiết bị phản ứng đặc biệt và thu được dầu mỏ có chất lượng cao, trước hết dùng làm nhiên liệu và sau khi chưng phân đoạn, có thể chuyển hoá thành nhiều sản phẩm hoá chất có giá trị. Ngoài ra, sản phẩm của xưởng nhiệt phân lốp ô tô cũ này còn có muội than, kim loại để nấu chảy lại và một số hoá chất vô cơ nữa.

Licnhome là gì?

2013-11-23 12:38

    Đó là tên một sản phẩm mới của các nhà hoá học Ba Lan, do ghép 2 từ "Lignus" là gỗ và pôlime. Để sản xuất Licnhome, người ta tẩm vào bên trong gỗ, giữa những thớ sợi một mônôme rồi cho trùng hợp. Licnhome có độ cứng cao hơn gỗ 4,8 lần, bền uốn hơn 50 - 150%, bền nên theo chiều ngang hơn 6 lần và theo chiều dọc hơn 2 lần. Ngoài ra, vật liệu này còn không bị cháy, chống được những loại vi khuẩn phá hoại gỗ. Có thể khoan, bào, đục... giống như gia công những đồ vật thường làm bằng gỗ.

<< 4 | 5 | 6 | 7 | 8 >>

 

Có thể bạn quan tâm

Công nghiệp và vật liệu

Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

FAQ: Công nghiệp-Vật liệu

Không tìm thấy thắc mắc.