Nông nghiệp

Có phải thuốc trừ sâu lấy từ lá cà chua?

2013-11-21 19:52

Thuốc trừ sâu thiên nhiên quen thuộc nhất là piretrum, chiết từ cây cúc trừ sâu, các nhà hoá học Mỹ tìm ra một loại thuốc trừ sâu thiên nhiên mới, gọi là 2 - triđêcalon, lấy từ lá của một loại cà chua dại. Trong cà chua thường trồng cũng có, nhưng hàm lượng nhỏ hơn 10 lần. Người ta cho rằng nếu ghép cà chua thường trồng với cà chua dại thì sẽ có nguyên liệu để điều chế một loại thuốc trừ sâu thiên nhiên có hiệu lực.

Phân bón làm từ giấy như thế nào?

2013-11-21 19:35

    Ở Thuỵ Điển, trong trồng rau, người ta sử dụng phổ biến một loại giấy, gọi là Agroprox, tẩm bitum, sáp, chất đạm và thuốc diệt nấm để phủ những luống rau. Agroprox chẳng những giữ cho cây khỏi bị mất nhiệt mà còn trừ các bệnh nấm cho rau. Đến vụ trồng trọt tiếp theo, người ta cày lẫn Agroprox với đất, và nó vẫn phát huy tác dụng phân huỷ thành phân bón và cải tạo đất, giữ cho đất khỏi bị khô hạn và chống xói mòn.

Thuốc trừ sâu đặc hiệu cho cam quýt là chất gì?

2013-11-21 19:22

    Phôtphamit là loại thuốc trừ sâu đặc hiệu nhất đối với các loại sâu cam, chanh, quýt, bưởi. Thiếu chất này, sản lượng hàng năm các loại quả ấy giảm đi 30%. Nhưng người ta vừa đưa ra một báo động: sâu bọ phá hoại các loại quả ấy đã bắt đầu quen thuốc, và đề nghị sử dụng luân phiên phôtphamit với các loại thuốc khác, dù kém hiệu lực hơn, nhưng "lạ" đối với loại sâu ấy. Bằng cách đó mới có thể duy trì tính đặc hiệu của phôtphamit.

Dùng vi khuẩn làm thuốc trừ sâu

2013-11-21 17:15

    Sử dụng gần 10 chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) được phân lập ở VN, các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện KH&CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc trừ sâu sinh học Bt hiệu quả cao.

Dung vi khuan lam thuoc tru sau

    Ưu điểm nổi bật của các loại thuốc này so với thuốc trừ sâu hoá học là không gây ô nhiễm môi trường, không diệt các côn trùng hữu ích và đặc biệt không độc hại đối với người.

    Chúng diệt được sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu róm thông, sâu cuốn lá lúa, thậm chí là tuyến trùng gây hại cho cà phê, hồ tiêu...

Để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Bt, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Ngô Đình Bính đứng đầu đã chọn lựa các chủng Bt có hoạt tính diệt sâu cao.

    Đó là những chủng mang những gien tạo ra các protein độc tố.

    Khi được phun lên lá cây, protein độc tố dưới dạng tinh thể sẽ diệt những loại sâu hại nhất định.

    Cụ thể là sau khi sâu hại ăn phải các tinh thể độc (tiền độc tố), dưới tác dụng của một loại men tiêu hoá trong dịch ruột của sâu, tiền độc tố bị hoà tan thành những phân tử nhỏ có hoạt tính độc. Các độc tố này bám vào màng vi mao trong ruột, tạo ra các lỗ dò để cho nước chảy vào, làm sâu mọng nước, ngừng ăn và chết.

Dung vi khuan lam thuoc tru sau

    Tinh thể độc do Bt tạo ra không thể hoà tan trong dịch dạ dày của người nên thuốc trừ sâu sinh học Bt hoàn toàn vô hại đối với người, cũng như các sinh vật khác. Hạn chế lớn nhất của thuốc trừ sâu sinh học Bt là phát tác chậm, 48 tiếng sau khi ăn độc tố thì sâu mới chết.

    Theo TS Bính, mỗi một gien tạo ra một protein độc tố và độc tố đó chỉ diệt một loại sâu nhất định. Do vậy, để sản xuất chế phẩm diệt được nhiều loại sâu, nhóm nghiên cứu đã tìm các gien diệt các loại sâu khác nhau, rồi dùng kỹ thuật chuyển gien để đưa chúng vào một chủng Bt.

    Chủng giống này được cấy vào bình lên men, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28-30 độ C). Sau khoảng 52-54 giờ là có thể thu hoạch được dịch thể chứa các tinh thể protein độc tố. Nếu muốn phun ngay thì chỉ cần thêm một số chất bám dính, chất chống tia tử ngoại và chất tạo sức căng bề mặt... vào dịch thể. Còn nếu muốn tạo chế phẩm dạng bột thì phải li tấm, sấy phun rồi bổ sung thêm các chất đã nêu và chất bảo quản.

Dung vi khuan lam thuoc tru sau

    Kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng trồng bắp cải cho thấy các chế phẩm Bt diệt được gần 90% sâu hại, so với gần 80% của thuốc hoá học.

Hiện các chế phẩm đang được sử dụng tại các vùng trồng rau sạch ở Vĩnh Phúc, Thanh Trì, Hải Dương, Hà Tây, Đông Anh...

    Một đời rau cần phun 5 lần, mỗi lần phun phải dùng 1,5kg dạng bột/ha với giá thành 300.000-400.000 VNĐ.

    Mong muốn của nhóm nghiên cứu là quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Bt hoàn thiện này được ứng dụng ở quy mô công nghiệp.

    Nếu sản xuất ở quy mô đó thì giá thành sẽ giảm xuống còn 1/10. Ngoài ra, nhà nước cần tuyên truyền, hỗ trợ và khuyến khích nông dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ người dân.

Vì sao ngày nay lại cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT?

2013-11-20 19:09

    DDT là loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng trong nhiều năm qua. Công thức hoá học của loại thuốc này là C14H9Cl5 tên khoa học là dichloro-diphenyl-trichloroethane và gọi tắt là DDT, do nhà sinh hoá học Thuỵ sĩ, Paul Muller phát minh năm 1938. Thuốc DDT vừa ra đời đã tỏ rõ tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có hại trong nông nghiệp. Hầu như tất cả các loại sâu bọ có hại đều bị chết khi gặp phải DDT. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ra đã dùng DDT để tiêu diệt rất hiệu nghiệm loại bọ chét, giúp cho các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoái khỏi nạn dịch thương hàn do bọ chét lây truyền. Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng DDT để diệt muỗi và thu được thành công lớn trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét lây lan. Với những thành tích đó DDT đã trở thành vua của các loại thuốc trừ sâu và năm 1948, ông Muller - người phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thưởng Nobel về hoá học.

    Nhưng 30 năm sau, DDT bị tuyên án "tử hình" (bị cấm sản xuất và sử dụng). Khi DDT mới ra đời, đúng là nó có sức mạnh vô địch. Nhưng chỉ mười mấy năm sau đã có một số loại côn trùng có hại không sợ DDT nữa. Ðến năm 1960 đã có 137 loại côn trùng kháng thuốc DDT. Chưa hết, DDT đã kém hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng có hại, lại còn giết chết khá nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại. Do DDT có thành phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá nhỏ... DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết cũng mất khả năng sinh sản. Ðây là điều mà con người không ngờ tới.

    Cũng do được sử dụng khắp thế giới, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về thần kinh, ảnh hưởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến của con người.

    Thuốc trừ sâu DDT còn có đặc điểm ngoại lệ, đó là kể từ năm 1974 toàn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT, nhưng hậu quả của DDT trong môi trường còn lâu mới hết. Thuốc DDT trong không khí phải sau 10 năm mới giảm nồng độ xuống tỉ lệ ban đầu là 1/10; DDT tan trong biển còn phải mất thời gian lâu hơn nữa mới phân hủy hết. Theo dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993 DDT trong nước biển mới phân hủy về cơ bản.

Phân bón lá CAL-FORCE

2013-11-20 15:15

Thành phần: N: 10% ; CaO  15% ;  MgO  2% ;  Mn 0,1% ; Fe 0.05%

Cu 0,04% ; Zn 0,02% ; B 0,05%  ; Mo 0,001%

Công dụng:
CAL-FORCE bổ sung Can xi một thành phần chính của vách tế bào và màng tế bào.
Thiếu Canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào, làm suy yếu sự ổn định cấu trúc và sự thẩm thấu của vách tế bào.
Can xi giúp sự tồn trữ trái được lâu hơn và chống lại các bất ổn về sinh  lý như : trái bị nâu,đắng và lõi nước, nám trái , nứt trái , thối đít trái.
Can xi giúp Lúa có hạt chắc, mẩy hạt, Quả  các loại rau quả cứng chắc
Canxi giúp cây trồng giải đôc, tang khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, măn , phèn và ngộ độc hữu cơ.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Pha 25-50 ml / 16 lít nước, hoặc 250 ml cho phuy 200 lít nước, đảm bảo 400-800 lít nước / Ha.
  • Cal-Force tương hợp với hầu hết ( nhưng không tất cả) thuốc BVTV, chất điều hòa sinh trưởng.
  • Đổ lượng nước vào ½ bình, lắc kỹ chai thuốc CAL-FORCE , đong lượng thuốc vừa đủ cho vào bình, sau đó cho lượng nước vào đầy bình.

 

<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>
 

Có thể bạn quan tâm

Công nghiệp và vật liệu

Nông nghiệp