Hóa học và sức khỏe

Mười hai cộng dụng chữa bệnh và làm đẹp da của cà chua

2013-11-21 15:03

          Theo Nông nghiệp Việt Nam | 20/11/2013 12:47 Chia sẻ: 

Cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, vào mùa hè cà chua có lượng vitamin C cao nhất.

          Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, họ cà (Solanaceae). Quả cà chua mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: Tròn, dẹt, có cạnh, có múi… Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.

          Công dụng chính của cà chua là ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng… rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Sau đây là một số công dụng của cà chua.

          1. Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú...

          2. Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

          3. Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

          4. Bảo vệ tim mạch: Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.

          5. Chữa bí đại tiện, thiếu máu: Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 - 2 quả.

6. Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

          7. Chống lão hóa: Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.

          8. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

          9. Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 - 3 lần uống trong ngày

          10. Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 - 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

          11. Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

          12 . Làm làn da mịn màng, tưới sáng: Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C...có tác dụng làm da mịn màng, tươi sáng nên cà chua được các nhà thẩm mỹ chiếu cố chế “mặt nạ” dưỡng da.

Tăng mỡ bung, giảm trí nhớ

2013-11-21 14:52
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo chúng ta rằng mỡ thừa ở vùng bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Ngày nay, càng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự nguy hiểm mỡ bụng khi xét đến các tác động tiêu cực của nó lên bộ não của chúng ta.
Giảm kích thước bộ nhớ của não
Trung tâm đóng vai trò ghi nhớ trong não bao gồm một nhóm các tế bào thần kinh hình móng ngựa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và gợi nhớ về các sự kiện bạn đã trải qua.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California đã sử dụng MRI não để xem xét tác động của mỡ thừa ở vùng eo lên não, kết quả cho thấy mỡ nếu bạn có vòng eo càng lớn (so với chiều cao và vòng ba) thì vùng não dùng để ghi nhớ càng giảm.
Thậm chí kết quả nghiên cứu còn cho thấy một mối tương quan trực tiếp giữa một vòng eo lớn và sự suy giảm khả năng học từ ngữ.
Làm tổn hại các sợi thần kinh
Các tế bào não của bạn giao tiếp với nhau thông qua một hệ thống các dây thần kinh vô cùng phức tạp. Các nhà khoa học ví von chúng như cáp thông tin. Khi tiến hành quét não của những người có vòng eo lớn, các nhà khoa học nhận thấy có một vài điểm trên các sợi thần kinh bị tổn thương.
Những tổn thương tương tự thường được tìm thấy ở các bệnh nhân bị chứng mất trí . Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã cảnh báo về mối liên hệ chặt chẽ giữa mỡ thừa ở bụng và khả năng mắc bệnh mất trí khi cao tuổi.
Gây ra các bệnh ảnh hưởng đến tư duy
Mỡ bụng là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các hội chứng chuyển hóa bao gồm cao huyết áp, thừa cholesterol… Hội chứng chuyển hóa được xem là con đường dẫn tới bệnh tiểu đường và bệnh tim. Và ngày nay, hội chứng này nó cũng đã được chứng minh có liên kết với các bệnh gây ra chứng tư duy kém.
 Làm tăng lượng đường trong máu
Khi vòng hai của  bạn bị mỡ thừa tấn công, các tế bào mỡ này sẽ kích thích sản sinh một loại hóa chất làm cho cơ thể ít nhạy cảm với insulin, một hormone cho phép hỗ trợ đưa  đường trong máu vào tế bào. Khi điều đó xảy ra , nồng độ insulin không được điều chỉnh phù hợp sẽ tăng cao quá mức và cuối cùng làm cho lượng đường trong máu vượt ngưỡng cho phép.
Khi lượng đường trong máu vượt mức cho phép, nó sẽ gây tác hại nghiêm trọng lên não bộ. Trong thực tế, đây cũng là một lý do khiến những người có bệnh tiểu đường loại 2 có trí nhớ kém hơn và dễ bị tổn thương não hơn so với những người không bị tiểu đường.
 
Khiến não bị ảnh hưởng do các chứng viêm nhiễm
Viêm là một phản ứng của cơ thể với các chấn thương trên cơ thể chúng ta. Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ , các chứng viêm làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức đến 66%.
Đáng lo ngại nhất là những người có vòng 2 ngoại cỡ thường bị các chứng viêm nhiễm tấn công hơn so với những người có số đo vòng 2 cân đối phù hợp với vóc dáng.
Bạn có thuộc nhóm người có vòng hai đáng báo động?
Để tìm hiểu nguy cơ của bạn đối với các tác hại trên, bạn cần tiến hành đo vòng eo để xác định nguy cơ. Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, những người có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cao bao gồm phụ nữ có vòng eo từ 81m và nam giới với vòng eo từ 94cm trở lên.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo dù bạn không thừa cân nhưng nếu tỉ lệ số đo vòng 2 của bạn so với vòng ba vượt mức 0.8 (với nữ giới) và 0.94 (nam giới) thì bạn vẫn nằm trong số những đối tượng có nguy cơ chịu các tác động xấu từ mỡ bụng .
 

Những bác sĩ thực phẩm

2013-11-21 14:48

             Đừng coi nhẹ những thực phẩm trong nhà bếp bạn nhé vì chúng có thể là những “bác sĩ bí ẩn” và giúp bạn phòng bệnh rất tốt đấy.

“Bác sĩ” khoa nội

          Bia – phòng bệnh tim: Các thí nghiệm cho thấy, nếu duy trì uống một cốc bia mỗi ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch . Cần lưu ý, bia có thể giúp phòng bệnh nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nếu bạn uống nhiều. Nếu uống một cốc mỗi ngày có thể phòng ngừa bệnh tim, uống 2 hoặc nhiều hơn 2 cốc/ngày có thể dẫn đến rối loạn tim mạch.

          Nước cam – phòng ngừa huyết áp cao: Nước cam giàu kali, canxi và vitamin C nên có thể giúp hạ huyết áp. Do đó, hãy tạo thói quen uống nước cam, giúp duy trì huyết áp ổn định, đồng thời cũng giảm nguy cơ phát triển bệnh tim do huyết áp cao gây ra.

          Cá – phòng bệnh hen suyễn: Nghiên cứu phát hiện, ăn nhiều cá giúp làm mát và bổ phổi, từ đó có thể giảm triệu chứng hen suyễn . Đó là do trong cá chứa nhiều magie, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.

Đối với những người mắc bệnh hen, các bác sĩ khuyến cáo, tốt nhất trong 3 bữa cơm hàng ngày tối thiểu phải có một bữa ăn cá hoặc các loại hải sản khác.

          Gừng – giúp giảm buồn nôn : Buồn nôn thường do hạ đường huyết gây ra. Gừng tươi có thể giúp huyết dịch duy trì nồng độ đường nhất định. Nếu bị say xe, hãy mang theo ít gừng tươi hoặc uống bột gừng tươi trước có thể phòng ngừa chóng mặt và nôn mửa.

          Ngô – phòng viêm thận: Ngô có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, giảm huyết áp nên có lợi cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận. Người dân Nhật Bản thường hay cho một ít bột ngô vào trà uống lúc buổi sáng để giúp điều trị bệnh phù viêm thận mãn tính.

          Trà – giảm đau đầu: Đau đầu thường do sự thay đổi của mạch máu gây ra, lúc này hãy uống một cốc trà, chất caffeine trong trà có thể ức chế mạch máu thu hẹp, giảm đau đầu.

          Sôcôla hạnh nhân – giảm nguy cơ mất trí nhớ: Hạnh nhân được bọc bên trong sôcôla giàu vitamin E, có thể làm chậm hiệu quả vấn đề lão hóa của não bộ do tuổi tác gây ra.

Những "bác sĩ thực phẩm" ngay trong bếp nhà bạn 1

Nhiều thực phẩm trong nhà bạn có tác dụng phòng, chữa bệnh kì diệu. Ảnh minh họa

“Bác sĩ” da liễu

          Bít tết – trị hói: Khoa học đã chứng minh, những người thường xuyên ăn thịt bò nạc, cho dù không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề rụng tóc, ít nhất cũng có thể làm chậm nguy cơ hói đầu .

          Yến mạch – phòng ngứa da: Chất avenanthramide trong bột yến mạch là chất chống viêm nhiễm tự nhiên và làm lành các vết thương,được dùng để chữa trị chứng ngứa, khô da. Bạn có thể cho bột yến mạch vào trong nước tắm (nước ấm) hoặc sử dụng kem dưỡng da có chứa chiết xuất từ yến mạch để thoa lên da.

          Tỏi – trị nấm chân: Bôi tỏi vào chỗ bị đau có thể giúp ức chế và loại bỏ nấm, giảm ngứa do nấm gây ra.

“Bác sĩ” phụ khoa

          Dầu hạt lanh – Trị đau bụng kinh: Theo các chuyên gia, khi chất prostaglandin xâm nhập vào các mô trong cơ thể, tử cung sẽ sinh ra phản ứng co thắt, đây là nhân tố quan trọng gây đau bụng kinh. Ăn dầu hạt lanh có thể ngăn chặn giải phóng chất prostaglandin.

          Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, những người đau bụng kinh tốt nhất nên ăn 1- 2 thìa cà phê dầu hạt lanh/ngày, có thể phết lên bánh mỳ hoặc ăn kèm với salad.

Những "bác sĩ thực phẩm" ngay trong bếp nhà bạn 2

Đừng coi nhẹ những thực phẩm trong nhà bếp bạn nhé vì chúng có thể là những “bác sĩ bí ẩn” đấy. Ảnh minh họa

“Bác sĩ” khoa ngoại

          Hành tây – trị vết ong chích: Nếu bị ong chích, hãy dùng một lát hành tây tươi bôi lên chỗ ong đốt. Trong hành tây có hợp chất chống viêm có thể ngăn chặn độc tố phát triển và ngăn ngừa tình trạng viêm.

          Chuối – giảm tê cóng chân: Lấy vỏ chuối tươi chà xát nhẹ nhàng bàn tay, gan bàn chân, sau đó rửa lại với nước ấm sẽ có tác dụng giảm sưng do tê cóng.

“Bác sĩ” tai mũi họng

          Trà hoa cúc – trị loét miệng: Pha một tách trà hoa cúc, để nguội rồi uống, đừng nuốt vội, mà nên ngậm trong miệng một lúc rồi mới uống, mỗi lần hai giờ. Làm như vậy có thể giảm triệu chứng viêm do loét miệng gây ra.

          Đinh hương – Trị đau răng: Chỉ cần chà một chút tinh dầu đinh hương vào chỗ răng bị viêm, đau nhức, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả tức thì.

Thạch cao trong đậu phụ

2013-11-21 14:44

          Vì lợi nhuận nhiều người kinh doanh vẫn trộn thêm bột thạch cao vào trong quá trình sản xuất đậu phụ để hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh việc làm hạ giá thành sản xuất, thạch cao còn tác động với các chất có trong đậu tương giúp váng đậu nổi lên nhanh, dễ keo tụ, từ đó giúp cơ sở sản xuất thu được nhiều thành phẩm hơn.

          Theo TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa, người, trong quá trình sản xuất đậu phụ người tra pha thêm thạch cao là để tăng khối lượng, tiết kiệm đậu tương, giảm giá thành. Nhưng việc ăn những loại đậu phụ có thạch cao hoàn toàn chẳng bổ béo gì.

 

          Trên thực tế, rất nhiều người đã khai thác thạch cao ở nhiều nguồn khác nhau và có thể bị ô nhiễm. Lúc này thạch cao có thể là chất lẫn tạp chất như kim loại nặng, sa lắng của đất… sẽ rất nguy hiểm cho người ăn.

          Đậu phụ là một món ăn dân giã, dễ tiêu hóa và có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Chính vì thế món ăn này thường được nhiều người nội trợ lựa chọn trong thực đơn hàng ngày. Nhưng trong điều kiện bột thạch cao không rõ nguồn gốc đang được sử dụng khá tuỳ tiện trong quá trình sản xuất đậu phụ như hiện nay thì để phân biệt đâu là đậu phụ có, đâu là loại không có thạch cao không dễ.

          Theo các chuyên gia, nếu nhìn bằng mắt thường thì đậu phụ có chứa thạch cao hay không chứa thạch cao đều có màu trắng ngà. Tuy nhiên, đậu phụ chứa thạch cao thường chắc hơn đậu phụ không chứa thạch cao. Đậu phụ được làm khéo thường xốp, khi ấn vào miếng đậu phụ nước sẽ trào ra, khi chiên hay rán ăn miếng đậu phụ cảm giác mềm, ngon, có vị béo ngậy của đậu tương.

Vai trò của Serotonin trong việc tái tạo xương

2013-11-21 14:41

         Serotonin là một chất phân bố rộng trong các mô đặc biệt là trong tiểu cầu máu, thành ruột và hệ thần kinh. Thật đáng ngạc nhiên khi được xác định rằng xương cũng là nơi tổng hợp ra Serotonin.

          Serotonin được biết đến như một chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương, tham gia trong quá trình điều tiết tâm trạng. Ngoài ra Serotonin còn được tổng hợp ở các bộ phận khác của cơ thể như ở tiểu cầu máu hoặc đường tiêu hóa. Nó xuất hiện để tham gia vào các hoạt động của tim và đường tiêu hóa. Gần đây một nhóm các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra rằng xương cũng là nơi tổng hợp ra Serotonin và chúng giúp cho xương được tái tạo nhanh hơn.

          Để giữ cho xương luôn chắc khỏe, xương không ngừng được đổi mới để thông qua một quá trình phức tạp nhằm cân bằng sự thoái hóa bởi '' tế bào hủy xương'' và sự tổng hợp mới bởi ''tế bào tạo xương''.

          Trong quá trình nghiên cứu, các nà khoa học thấy rằng các ''tế bào hủy xương'' tạo ra Serotonin và ngược lại, Serotonin lại giúp kích thích sự gia tăng các ''tế bào hủy xương'', do đó kích thích sự suy thoái xương nhanh hơn.

          Nhóm nghiên cứu đã làm việc với những con chuột bị biến đổi di truyền, thiếu đi enzym liên quan đến việc tổng hợp Serotonin là Tryptophan Hydroxylase-1(TPH1), do đó chúng không thể sản xuất ra Serotonin. Họ quan sát thấy rằng ''tế bao hủy xương'' từ những chú chuột thiếu TPH1 đã phân hóa chậm chạp hơn nhiều so với tế bào của những con chuột bình thường khác, trừ khi chúng được bổ sung thêm Serotonin. Phân tích sinh hóa nước tiểu cho thấy quá trình tái hấp thụ xương ở chuột đã được thay đổi. Cuối cùng các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng các thụ quan Serotonin có ngay trên bề mặt của các tế bào hủy xương bình thường và những tế abfo này có thể hiện gen TPH1.

          Vậy khi kiềm chế được sự phát sinh của Serotoninthì hệ xương của chúng ta sẽ thoái hóa chậm hơn.

Bảy loại vi khuẩn gây hại có trong thực phẩm

2013-11-21 14:33

1. E.coli

Vi khuẩn Escherichia coli sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Nó còn được tìm thấy trong thịt bò chưa nấu chín, sữa và nước trái cây chưa xử lý, nước ô nhiễm.

 

Thịt[-]bò[-]sống[-]có[-]thể[-]chứa[-]khuẩn[-]E.coli

 

Khi nhiễm khuẩn E.coli, người bệnh sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn và ói từ 5 đến 10 ngày. Chủng E.coli O157:H7 có thể khiến người bệnh xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong.

2. Campylobacter

Campylobacter jejuni là vi khuẩn có hình dạng xoắn ốc, thường có ở thịt gà, bò.

Sữa[-]nguyên[-]chất,[-]chưa[-]qua[-]xử[-]lý[-]có[-]thể[-]chứa[-]vi[-]khuẩn[-]Campylobacter[-]làm[-]bạn[-]tiêu[-]chảy[-]và[-]vọp[-]bẻ
Sữa nguyên chất, chưa qua xử lý có thể chứa Campylobacter làm bạn bị tiêu chảy 
và vọp bẻ

Phần lớn người nhiễm khuẩn này sẽ tiêu chảy, vọp bẻ, đau dạ dày và sốt 2 đến 5 ngày. Nặng hơn, có thể tiêu chảy ra máu kèm buồn nôn, ói. Các triệu chứng này kéo dài khoảng 1 tuần.

Khuẩn Campylobacter rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người già và những người bị suy giảm miễn dịch.

3. Listeria

Listeria monocytogenes là vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước, thịt sống, thức ăn đã chế biến và sữa chưa tiệt trùng. Không giống như những loại khác, vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể sống và phát triển trong môi trường lạnh (ví dụ trong tủ lạnh).

Bạn[-]có[-]thể[-]sốt[-]và[-]rối[-]loạn[-]tiêu[-]hóa[-]nếu[-]ăn[-]phải[-]thịt[-]hộp[-]bị[-]nhiễm[-]vi[-]khuẩn[-]listeria
Bạn có thể sốt và rối loạn tiêu hóa nếu ăn phải thịt hộp bị nhiễm vi khuẩn listeria

Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn này bao gồm sốt, cảm lạnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và ói. Ở nhiều người, bệnh có thể nghiêm trọng hơn và đe dọa tính mạng.

Phụ nữ có thai, bào thai, người trên 50 tuổi và người bị suy giảm miễn dịch rất dễ bị nhiễm khuẩn này.

4. Vibrio

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này.

Trong vòng 24 giờ, người nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng tiêu chảy nước, bụng đau quặn, buồn nôn, ói, sốt và cảm lạnh.

 Hải[-]sản[-]có[-]thể[-]chứa[-]vi[-]khuẩn[-]Vibrio[-]làm[-]bạn[-]ói,[-]sốt[-][-]và[-]tiêu[-]chảy
Hải sản có thể chứa vi khuẩn Vibrio gây ói, sốt  và tiêu chảy

5. Toxoplasma

Khi vi khuẩn Toxoplasma phát triển thành bệnh Toxoplasmosis, sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nhức mỏi cơ thể và sốt.

Khuẩn này cũng có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn như tổn thương não, mắt và các cơ quan khác ở phụ nữ mang thai và người bị suy yếu hệ miễn dịch.

Phần lớn người nhiễm Toxoplasmosis là do tiếp xúc với phân mèo có chứa loại vi khuẩn này, ăn phải thịt ôi thiu, chưa nấu chín, thịt sống, uống nước nhiễm khuẩn.

Phụ[-]nữ[-]có[-]thai[-]nên[-]tránh[-]tiếp[-]xúc[-]với[-]phân[-]mèo[-]để[-]không[-]bị[-]nhiễm[-]khuẩn[-]toxoplasma
Phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với phân mèo để không bị nhiễm khuẩn Toxoplasma

6. Salmonella

Salmonella là một nhóm các vi khuẩn thường có ở thịt gia cầm sống, trứng, thịt bò, rau quả, trái cây chưa rửa sạch.

Triệu chứng khi nhiễm bệnh: sốt, tiêu chảy, bụng đau quặn, đau đầu, kéo dài 4 đến 7 ngày.

Phần lớn trường hợp nhiễm khuẩn này sẽ lành bệnh sau khi điều trị, nhưng có thể nghiêm trọng hơn ở người già, trẻ sơ sinh và người mắc bệnh mãn tính. Nếu không được điều trị đúng cách, Salmonella có thể lan rộng đến các cơ quan trong cơ thể, gây tử vong.

 Vi[-]khuẩn[-]Salmonella[-]trong[-]thịt[-]gà[-]sống[-]có[-]thể[-]làm[-]bạn[-]sốt[-]và[-]tiêu[-]chảy
Vi khuẩn Salmonella trong thịt gà sống có thể làm bạn sốt, tiêu chảy

 

7. Norovirus

Norovirus được tìm thấy trong thực thẩm hay thức uống nhiễm bẩn. Chúng có thể sống trên các bề mặt và lây lan qua tiếp xúc với người nhiễm.

Triệu chứng nhiễm khuẩn có thể kéo dài trong vài ngày gồm buồn nôn, co thắt dạ dày, ói, tiêu chảy, đau đầu, sốt và mệt mỏi.

Phần lớn người nhiễm khuẩn sẽ hết bệnh. Tuy nhiên, những người không uống đủ nước để thay thế lượng nước đã mất do ói và tiêu chảy thì cần phải nhập viện điều trị.

 

Nên[-]chùi[-]rửa[-]kỹ[-]lưỡng[-]dụng[-]cụ[-]nhà[-]bếp[-]sau[-]khi[-]sử[-]dụng[-]vì[-]có[-]thể[-]chúng[-]chứa[-]vi[-]khuẩn[-]norovirus
Nên chùi rửa kỹ lưỡng dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng vì chúng có thể chứa Norovirus

Để phòng tránh các loại vi khuẩn trên, cần phải rửa sạch, nấu chín thức ăn. Tránh uống sữa chưa tiệt trùng, chùi rửa dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng, không để thịt lâu hơn 3 đến 5 ngày trong tủ lạnh, rửa tay sạch bằng xà phòng khi chế biến thức ăn, tránh uống nước chưa xử lý, phải tránh tiếp xúc với phân mèo khi mang thai, diệt vi trùng trên các bề mặt trong nhà bếp và phòng tắm.

 
 
<< 9 | 10 | 11 | 12 | 13 >>

 

Có thể bạn quan tâm