Công nghiệp và vật liệu

Vì sao gọi đơteri là nhiên liệu của tương lai?

2013-12-13 21:41

                Ngày nay, nhiên liệu chủ yếu là than đá, dầu mỏ, cũng như uran, thori, cùng các nguyên liệu nguyên tử. Thế thì nhiên liệu của ngày mai sẽ là gì? Về loại nhiên liệu cho tưong lai, nhiều người có xu hướng chọn dơteri.

                Uran, thori cùng các nguyên tố kim loại hiếm nặng khác, khi xảy ra phản ứng phân rã thường giải phóng một lượng năng lượng lớn khổng lồ- đó là năng lượng nguyên tử. Các nhà máy điện nguyên tử chính là sử dụng loại năng lượng này. Trái với loại phản ứng phân rã vừa kể trên là phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp của dơteri; các hạt nhân của dơteri khi kết hợp với nhau cúngẽ cho một lượng năng lượng rất lớn. Một kilogamdơterikhi kết hợp thành nguyên tử helĩe cho năng lượng tương đương khi đốt 40.000 tấn than, còn khi 1 kilogam uranphân rã sẽ giải phóng một lượng năng lượng lớn gấp 20 lần.

            Dơteri còn có tên là hydro nặng, là một đồng vị của hydro, phân tử nước nặng do hai nguyên tử dơterihoa hợp với một nguyên tử oxy mà thành. Trong nước biển trung bình cứ 6000 phân tử nước thì có 1 phân tử nước nặng. Nếu muốn bạn có thể làm một phép tính và có thể thấy trong một lít nước biển sẽ có gần 0,02 gam dơteri, nếu đem lượng dơtericho tiến hành phản ứng nhiệt hạch sẽ tương đương khi đốt 400kg dầu mỏ . Trên bề mặt trái đất ước tính có đến 1,37 tỷ kilomét khối nươcs biển, do đó tổng trữ lượng của dơteritrong nước biển vó đến 25.000 tỷ tấn, tương đương với 5000 tỷ tỷ tấn dầu mỏ. Nếu đem lượng dầu mỏ này rải đều trên mặt đấtngười ta sẽ được một lớp dầu dày đến 1000m. Vì thế có người nói đến ngày nào đó mà loài người lợi dụng được phản ứng nhiệt hạch của dơteri thì nguần năng lượng của loài người hầu như lấy không hết, dùng không cạn.Nếu tính theo mức tiêu phí năng lượng của  loài  người  hiện tại, thì loại năng lượng này đủ dùng được 1 tỷ năm.

            Thế thì tại sao dơteri là nguần năng lượng cho tương lai, mà nay ta lại khong sử dụng được? Vấn đề ở chỗ là rất khó khống chế được phản ứng nhiệt hạch. Ngày nay người ta còn chưa nắm chắc được kỹ thuật khống chế phản ứng nhiệt hạch.

           Chúng ta đều biết, loạ vũ khí nhiệt hạch có uy lực rất lớn khi phản ứng nhiệt hạch đã xảy ra, thì loại phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hạt nhân này sẽ không chịu một sự khống chế nào. Một khi phản ứng đã xảy ra sẽ sinh ra một năng lượng hết sức lớn lại giải phóng trong nháy mắt, vì vậy trừ việc dùng để phá núi, đào hầm còn rất khó dùng vào việc khác.Chỉ có khống chế được phản ứng nhiệt hạch để nó giải phóng chậm lượng năng lượng lớn này, thì người ta mới sử dụng bình thường được( như năng lượng điện)

            Hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới tìm cách nghiên cứu khống chế phản ứng nhiệt hạch, họ đã giải quyết được khá nhiều vấn đề khó.

Cách đây không lâu người ta đã công bố về thí nghiệm thành công việc sửdụng tia lade để mòi gây phản ứng nhiệt hạch, đã giải quyết một vấn đề trong việc khống chế phản ứng nhiệt hạch.

            Có thể tin rằng, cuối cùng loài người có thể chinh phục được phản ứng nhiệt hạch là một con “ ngựa lửa”khiến cho nó tuân theo sự điều khiển của loài người, phục vụ trung thành cho loài người.

Vì sao nước lại biến thành nhiên liệu?

2013-12-13 21:13

                Người ta thường nói “ kỵ nhau như nứoc với lửa” người ta thường dùng nước để tắt lửa, thế thì làm thế nào để biến nứơc thành nhiên liệu.

                  

                Để giải đáp vấn đề này, trước hết phải nói về “thân thể”của nứơc. Nước là do hydrocháy mà tạo ra. Trong quá trình cháy 2 nguyên tử hydro hóa hợp với 1 nguyên tử oxy tạo ra một phân tử nước, đòng thời giải phóng một lượng nhiệt lớn. Rù nước rất bền nhưng nếu chúng ta nghĩ cách cấp năng lượng cho nước ở điều kiện nhất định có thể lại phân giải nước thành hydrovà oxy.

                Làm lạnh hydro đến – 2400c kết hợp với tăng áp suất hydro sẽ biến thành chất lỏng không màu, đó là hydro lỏng.Hydro lỏng có nhiệt trị gấp 3 lần nhiệt trị của xăng, khi cháy lại rất sạch không sinh ra các chất khí có hại, nên được người ta cho đây là loại năng lượng lý tưởng. Đó là loại nhiên liệu rất tốt dùng cho tên lửa, máy bay, tàu thủy, ôtô cũng như nhà máy phát điện. Hiện tại người ta đang nghiên cứu việc dùng hydro lỏng làm nhiên liệu cho máy bay, vận tốc bay có thể đạt tới 6400km/giờ. Tốc độ này lớn hơn tốc độ lớn hơn tốc độ máy bay siêu thanh, nhanh nhất, đến gấp đôi. Vì vậy việc dùng nước để chế tạo hydro là một vấn đề tài hết sức quan trọng đối với nhiều quốc gia.

                Khi qua dòng điện chạy qua nước thì dễ dàng phân giải nước thành hydro và oxy. Nếu dùng điện để chế tạo hydro để sử dụng như là nhiên liệu trong công nghiệp thì cái được không băng cấi mất, bởi vì giá thành của năng lượng điện còn cao. Khi mà việc khống chế phản ứng nhiệt hạch thành công, giá thành của năng lượng điện sẽ giảm thấp, đến lúc đó thì việc dùng phương pháp điện giải để chế tạo hydro sẽ có giá thành thấp và là phương pháp đơn giản.

                Mỗi giây mặt trời chiếu xuống mặt đất một năng lượng khổng lồ là 80.000 tỷ kilôwat , năng lượng này gấp mấy  vạn lần năng lượng tiêu thụ cho toàn thế giới vì vậy khi bàn đếnđề tài chế tạo khi hydro, người ta đã nghĩ đến nguồn năng lượng mặt trời.

               Việc sử dụng nguồn điện pin để điện giải nước đã thành công , nhưng trứoc mắt giá thành của pin mặt trời hãy còn cao, hiệu xuất thấp chỉ còn khỏang trên dưới 15% nên việc dùng pin mặt trời để điện phân điều chế hydro không khả quan.

               Thế liệu có thể lợi dụng trực tiếp nhiệt lượng của ánh sáng mặt trời để trực tiếp phân giả nứoc thành hydrovà oxy? Điều đó có thể được. Từ 10000 c  trở  lên sẽ có một bộ phận nhỏ nứoc phân giả thành hydro và oxy.Khi nhiệt độ càng tăng thì tỉ lệ phân giải càng cao. Với các thiết bị năng lượng măt trời  ở tiêu điểm có thể đạt đến 3000- 35000c.

                  Hiện tại các nhà hoá học đã tìm được một loại chất mà nhờ tác dụng của ánh sáng mặt trời có thể làm chất xúc tác phân giả nứoc thành hydro và oxy. Họ phát hiện thấy: nếu cho vào nứoc một ít titan oxyt (bên trong có chộn sắt oxyt) hoặc nếu cho vào nứoc một ít ru teni oxyt, sau đó dùng ánh sáng mặt trời hay chiếu đèn thủy ngân, dưới tác dụng các chất xúc tác và ánh sáng liên tục  bị phân giải thành hydro và oxy. Trước mắt hiệu suất sử dụng ánh sáng mặt trời chỉ trên dưới 10% . Phương pháp này khá đơn giản, kinh tế, xem ra có tiền đề phát triển.

                Các nhà sinh vật cũng đang tiến hành điều chế hydro từ nước và cũng có nhiều thông báo. Họ phát hiện thấy không it loài tảo, như tảo tiểu cầu, tiểu lam cố định đạm, loại tảo cộng sinh trên bào ngư và một laọi tảo hông: Dưới một số điều kiện nhất định nào đó có tính chất sản sinh hydro khi quang hợp trong số đó có một số có thể xem là có hy vọng dùng cho việc điều chế hdro từ nước. ngoài ra có một nhà sinh vật học còn tìm được một loài vi sinh vật,  dưới tác dụng chiếu sáng của mặt trời có thể liên tục phân giải được nứơccho hydro, sau đó nếu thu thập hydro có thể dùng làm nhiên liệu.

               Các vi sinh vật này không gây tác hại gì đối với người cũng khong gây ô nhiễm môi trường lại ít tốn kémm, thậm trí hiện tại có thể dùng phương pháp này với quy mô công nghiệp.

              Xem ra thời đại mà loài người sủ dụng hydro làm nhiên liệu sẽ không còn xa nữa.

Bột dập lửa khô

2013-12-09 13:56
              Bột dập lửa khô có thành phần chính gồm: Natri hyđro cacbonat, bột thạch anh, bột tan, bột đá phấn... Đây là loại vật liệu dập tắt lửa tốt hơn loại bột dập lửa (dạng bong bóng nước) là loại vật liệu không dùng để dập tắt lửa các đám cháy do dầu, xăng gây nên.
 
            Mọi người đều biết bọt dập lửa là những bong bóng nước chứa đầy khí cacbonic. Khi bọt dập lửa gặp lửa sẽ vỡ ra làm trùm lên đám cháy một bầu khí cacbonic, tách đám cháy khỏi không khí và do đó dập tắt được lửa. Nhưng với các đám cháy do xăng dầu và khí cháy gây ra thì do tốc độ lan tràn của dầu, xăng, khí rất nhanh nên bọt dập lửa không kịp bao trùm đám cháy bằng bầu khí cacbonic.   
 
 
                Qua việc nghiên cứu quá trình cháy, ngưòi ta tìm thấy rằng khi các chất khí cháy không đơn giản là quá trình oxyhoá các chất như bình thường, ở đây là phản ứng dây chuyền xảy ra giữa các gốc tự do, một khi phản ứng đã xảy ra thì như tuyết tan, núi lở thậm chí gây nên các vụ nổ lớn. Hãy lấy sự cháy của khí hyđro làm ví dụ. Khí hyđro là một loại khí rất nhẹ. Dưới tác dụng nhiệt độ cao, phân tử hyđro dễ dàng tạo thành các gốc tự do, do các nguyên tử hyđro tạo nên, người ta gọi đó là gốc hyđro tự do. Các gốc hyđro tự do sẽ tiếp tục tác dụng với oxy của không khí sinh ra các gốc hyđroxyl tự do (OH-); các gốc hyđroxyl tự do lại tiếp tục tác dụng với hyđro để tạo ra các gốc hyđroxyl tự do mới và các gốc hyđroxyl lại tiếp tục các phản ứng như trên... Quá trình phản ứng trên lại tiếp tục diễn ra và ngoài việc tạo các phân tử nước lại tiếp tục tạo càng nhiều các gốc tự do. Do đó khi quá trình cháy đã bắt đầu thì cũng giống như việc tạo ra các quả cầu bằng tuyết, quả cầu sẽ ngày càng lớn và làm cháy hết toàn bộ khí hyđro. Ngày nay người ta biết rằng ngoài dầu, khí, thì sự cháy của giấy, gỗ, sợi, chất dẻo, cao su... đều xảy ra theo kiểu phản ứng của gốc tự do. Chất dập lửa phải có năng lực "bắt nhanh" các tốc tự do, cô lập chúng, giảm năng lượng của gốc tự do.
 
          Từ các lý luận nêu trên, chúng ta có thể vạch ra bí quyết dập lửa của các loại bột dập lửa khô. Khi bột dập lửa khô gặp lửa, bột natri hyđrocacbonat nhanh chóng bị phân giải tạo ra cacbon đioxit và bột natri cacbonat bền. Đây là một quá trình thu nhiệt nên sẽ làm giảm cường độ của đám cháy. Đồng thời các hạt rắn natri cacbonat bền được tạo ra sẽ va chạm với các gốc tự do, năng lượng của các gốc tự do sẽ bị các hạt chất rắn bền (bột natri cacbonat) hấp thụ, kết quả là các gốc tự do sẽ biến thành các phân tử bền, do đó đám cháy dữ dội sẽ dần dần bị dập tắt. Các hạt chất rắn bền bắt lấy các gốc tự do, ngăn cản phản ứng dây chuyền vốn như tuyết tan, núi lờ và đạt được hiệu quả dập tắt lửa.
 

Xăng máy bay có gì khác xăng thường?

2013-12-01 18:16

    Xăng máy bay là nhiên liệu có chỉ số ốctan cao, được sử dụng cho các máy bay (hoặc dùng cho ôtô đua). Xăng máy bay trong tiếng Anh được viết tắt là Avgas (viết tắt của Aviation gasoline) để phân biệt với xăng Mogas (viết tắt của Motor gasoline) là các loại xăng sử dụng hàng ngày cho ôtô, xe máy. 
    Xăng máy bay có tính bay hơi thấp hơn so với xăng Mogas và không bay hơi nhanh, đây là thuộc tính quan trọng để sử dụng ở các cao độ lớn. 
    Chỉ số ốctan cao thu được là nhờ sự bổ sung của tetraetyl chì (viết tắt tiếng Anh: TEL), một chất tương đối độc đã bị ngừng sử dụng cho ô tô ở phần lớn các nước trong những năm 1980. Thành phần dầu mỏ chính được sử dụng trong pha trộn xăng máy bay là alkylat, nó là hỗn hợp của các loại izôốctan khác nhau, và một số các nhà máy lọc dầu sử dụng cả reformat.

    Do TEL là một phụ gia khá đắt, một lượng cực tiểu của nó thông thường được thêm vào nhiên liệu để nó đạt chỉ số ốctan yêu cầu.
    Hiện xăng Avgas có 3 loại: Avgas 80/87, có ít chì nhất với hàm lượng tối đa là 0,5 gam chì trên 1 galông ("gallon"; 1 gallon = 3,785 lit), và nó được sử dụng trong các động cơ có tỷ số nén rất thấp; Avgas 100/130: là xăng máy bay có chỉ số ốctan cao hơn, chứa tối đa 4 gam chì trên 1 galông; Avgas 100LL: chứa tối đa 2 gam chì trên một galông, và là xăng máy bay phổ biến nhất. 100LL (LL trong tiếng Anh là ít chì) được tạo ra để thay thế cho Avgas 100/130.  
    Để hỗ trợ phân biệt các loại xăng này, nhà sản xuất đã cho các chất nhuộm màu được thêm vào nhiên liệu. 80/87 có màu đỏ, 100/130 có màu xanh lục, và 100LL có màu lam, trong khi đó nhiên liệu máy bay phản lực, JET A1 thì không được nhuộm màu.

Vì sao nói “lò phản ứng nhanh” sẽ trở thành kiểu lò của nhà máy điện hạt nhân trong tương lai?

2013-12-01 18:07
                Bom nguyên tử nổ chỉ là một hình thức thể hiện uy lực của năng lượng hạt nhân, trong thời gian cực kỳ ngắn đã thực hiện xong phản ứng dây chuyền hạt nhân. Cuối cùng người ta cũng tìm ra được một mắt xích quan trọng để đi tới nguồn năng lượng hạt nhân, đó là lò phản ứnghạt nhân, và như vậy năng lượng hạt nhân đã đi vào nhà máy phát điện để sinh điện.
 
           Lò phản ứng hạt nhân là một loại trang bị để những phản ứng dây chuyền, liên tục bắn phá hạt nhân nguyên tử dưới sự điều khiển của con người, người ta gọi nó là “lò nguyên tử” của nhà máy điện hạt nhân.
 
           Nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân là nhiên liệu hạt nhân. Căn cứ vào việc sử dụng nhiên liệu khác nhau mà lò phản ứng hạt nhân được chia làm 2 loại, một loại là lò phản ứng nhiệt, nhiên liệu càng đốt phản ứng nơtron nhiệt càng giảm, nó giống như lò than thông thường, nhiên liệu của nó càng đốt càng giảm, còn một loại nữa thì càng đốt nhiên liệu phản ứngnơtron nhiệt càng tăng, gọi là lò phản ứng nơtron nhanh, gọi tắt là “lò phản ứng nhanh”, nó dựa vào những nơtron bay với tốc độ cao được sản sinh trong phản ứng dây chuyền để duy trì phản ứng.
 
            Nhiên liệu dùng cho lò phản ứng nhiệt là uranium (U). Do lò này trong quá trình đốt cháy, tiêu hao một lượng lớn uranium (U) và nó sản sinh ra rất nhiều chất uranium phế thải giống như tro xỉ than. Mọi người rất lo ngại, nếu như, cứ xây dựng những nhà máy điện hạt nhân nguyên tử theo kiểu lò phản ứng nhiệt với tốc độ như hiện nay thì trong vòng chưa đầy 50 năm nữa chúng ta sẽ dùng hết lượng uranium có thể khai thác được, mặt khác khi vận hành chúng đồng thời sản sinh ra một lượng rất lớn chất thải hạt nhân mà con người rất khó xử lý.

            Lò phản ứng nhanh và lò phản ứng nhiệt năng đương nhiên không giống nhau, nhiên liệu dùng cho lò phản ứng nhanh chủ yếu là uranium 238 (U-238) (tức là chất phế thải hạt nhân được sinh ra trong lò phản ứng nhiệt, nó là anh em sinh đôi của uranium, còn gọi là chất đồng vị). Còn một nguyên tố khác dùng làm nguyên liệu đốt trong lò phản ứng nhiệt là uranium 235 và plutoni (Pu). U-238 có một đặc tính rất đặc biệt là: mỗi khi cháy hết một nguyên tử U-238 thì có thể sinh ra 1,4 nguyên tử Pu. Cứ như vậy, nhiên liệu càng cháy càng nhiều ra, chất phế thải đương nhiên sẽ ít. Cứ theo tính toán: một lò phản ứng nhanh chỉ cần liên tục vận hành trong 20 năm thì nhiên liệu Pu tích lũy lại, đủ để xây dựng tiếp một nhà máy điện hạt nhân lòphản ứng nhanh có qui mô tương tự.
 
            Những năm của thập kỷ 50 lò phản ứng nhanh đã chào đời, đến nay đã trải qua 40 năm lịch sử, nó thực sự đã làm cho nhiên liệu hạt nhân tăng thêm rất nhiều, số lượng ấy tương đương với 50 ~ 60 lần nguồn tài nguyên uranium thực có trên thế giới.
Vào những năm cuối của thập kỷ 80, các nước Mỹ, Pháp, Liên Xô (cũ), Nhật Bản, v.v. đã tiêu tốn không ít nhân lực, vật lực để xây dựng những nhà máy điện hạt nhân lò phản ứng nhanh. Trên toàn thế giới đã xây dựng hơn 20 nhà máy điện loại này, trong đó có một số nhà máy đang trong quá trình xây dựng. Các chuyên gia dự báo rằng: những nhà máy điện hạt nhân lòphản ứng nhanh sẽ được phát triển rất nhanh trong giai đoạn từ nay về sau.
 
        Nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn, Đại Á của Trung Quốc đang xây dựng là nhà máy điện hạt nhân lò phản ứng nhiệt, hiệu suất tận dụng nguồn uranium tương đối thấp. Từ nay về sau chúng ta sẽ tích cực hơn nữa trong việc xây dựng những nhà máy điện hạt nhân lò phản ứngnhanh tiên tiến, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển nguồn năng điện lượng của thế kỷ XXI.

Vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu?

2013-12-01 17:47
               Xăng và dầu hoả đều được chế tạo từ dầu mỏ.Xăng và dầulà "anh em với nhau", về phương diện hoá học chúng đều là hợp chất do hai loại nguyên tử cacbon và hyđro - các hyđrocacbon - tạo ra. Điểm khác nhau là ở chỗ xăng gồm có các phân tử có số nguyên tử cacbon trong phân tử từ 5 - 11, còn ở dầu hỏa số nguyên tử cacbon trong phân tử là 11 - 16. số nguyên tử cacbon trong phân tử hyđro cacbon khác nhau thì tính chất cháy cũng khác nhau. Với xăng ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc với ngọn lửa hoặc tia lửa là bốc cháy dễ dàng, còn dầu hoả ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc vói lửa ngọn không bắt cháy được. Thế nhưng khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn dùng ngọn lửa để châm thì bấc đèn sẽ cháy ngay. Vì sao vậy?
        
            Sự cháy của vật chất được chia thành bốn tình huống: Loại thứ nhất gọi là cháy lan rộng. Khí than trong phòng kín, khí hoá lỏng là nhiên liệu khí. Khi dòng khí thoát ra, sẽ lan toả trong không khí một mặt vừa trộn lẫn, một mặt vừa cháy. Loại thứ hai là chất cháy bay hơi: cồn, xăng, là nhiên liệu ở trạng thái lỏng. Thông thường bản thân nhiên liệu lỏng không cháy, nhưng sau khi bay hơi, hơii nhiên liệu sẽ trộn lẫn với không khí làm thành hỗn hợp dễ cháy. Loại thứ ba là sự cháy phân huỷ: đó là các chất rắn hoặc chất lỏng khó bay hơi. Sau khi chịu tác dụng của nhiệt sẽ phân huỷ thành các chất khí dễ cháy. Cuối cùng là loại chất cháy trên bề mặt. Than cốc thuộc loại này. Với loại chất cháy này sự cháy xảy ra trên bề mặt tiếp xúc giữa không khí và vật rắn. Đặc điểm của sự cháy này là xảy ra không rõ rệt.
 
          Xăng và dầu hoả thuộc loại nhiên liệu lỏng bay hơi. Sự cháy của xăng và dầu hoả thuộc loại chất cháy do bay hơi. Sự cháy do các chất bay hơi có liên quan đến sự dẫn lửa và điểm bắt lửa của các nhiên liệu lỏng. Điểm bắt lửa liên quan đến nhiệt độ thấp để trên bề mặt nhiên liệu lỏng có thể biến thành hơi trộn lẫn với không khí thành hỗn hợp cháy. Ví dụ điểm bắt lửa (hay điểm chớp lửa) của xăng khoảng trên dưới -46°c. Điểm bắt lửa của dầu hoả từ 28 - 45°c. Những chất lỏng có điểm bắt lửa lớn hơn 45°c là những chất cháy được. Dầu mazut, dầu thực vật thuộc loại này. Những chất có điểm bắt lửa từ 22 - 45°c thuộc loại chất dễ cháy, dầu hoả thuộc loại chất dễ cháy. Các chất có điểm bắt lửa nhỏ hơn 22°c thuộc loại chất cháy nguy hiểm, cồn có điểm bắt lửa là1°c thuộc loại chất cháy nguy hiểm. Xăng có nhiệt độ bắt lửa thấp hơn thuộc loại chất cháy rất nguy hiểm.

                Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài nhiều. Trên bề mặt của xăng ở nhiệt độ thường dễ bay hơi để tạo thành với không khí hỗn hợp cháy nên chỉcần tiếp xúc với lửa ngọn hoặc tia lửa là sẽ bắt cháy đùng đùng. Sau khi lớp hơi xăng trên mặt xăng lỏng bị cháy, xăng lại tiếp tục bay hơi mạnh hơn và sự cháy tiếp tục được duy trì.
 
                 Đối với dầu hoả thì tình hình có khác. Ví dụ khi nhiệt độ bên ngoài là 25°c, do chưa đạt đến điểm bắt lửa của dầu hoả nên trên bề mặt dầu hoả không có lượng hơi dầu đủ trộn với không khí thành hỗn hợp cháy nên sẽ không bắt được lửa để cháy. Vì vậy khi bạn đem que diêm đang cháy lại gần bề mặt dầu hoả, dầu hoả không thể nào cháy được. Nhưng nếu bạn lại tẩm dầu hoả vào bấc đèn thì tình hình lại khác. Khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn (ví dụ làm bằng sợi vải, hay sợi bấc), dưới tác dụng của các mao quản trong sợi vải, dầu sẽ ngấm toàn bộ vào bấc đèn. Do bấc đèn là vật dễ cháy, nên khi đem châm lửa vào bấc đèn, nhiệt độ xung quanh sợi bấc sẽ lớn vượt quá điểm bắt lửa của dầu hoả nên làm cho dầu hoả trên bề mặt bấc đèn bốc cháy. Dầu hoả ở đầu sợi bấc đã cháy hết, dầu ở bên dưới lại được ngấm lên do lực mao quản, do đó sự cháy được duy tri lâu dài.
 
            Sự cháy của dầu hoả nói chung gắn chặt với tim đèn. Nhưng nếu trong một số điều kiện đặc biệt, nhiệt độ xung quanh dầu hoả cao hon điểm bắt lửa, bấy giờ không cần có tim đèn dầu hoả vẫn bốc cháy. Ví dụ khi có một xe chở dầu đã bị cháy, nhiệt độ có thể lên đến mấy trăm độ. Trong điều kiện đó các nhiệt độ xung quanh đã vượt quá điểm bắt lửa của chất dễ cháy, kể cả các chất có điểm bắt lửa cao như dầu mazut, dầu ăn, thậm chí nhựa đường cũng sẽ cháy rất mãnh liệt, bấy giờ dĩ nhiên không cần đến tim đèn.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

 

Có thể bạn quan tâm

Công nghiệp và vật liệu

Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

FAQ: Công nghiệp-Vật liệu

Không tìm thấy thắc mắc.