Biện pháp cải tạo và bảo vệ môi trường

Rau muống góp phần làm giảm ô nhiễm nước

2013-12-04 18:20

    Gần đây các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc trồng rau muống trên các bè nổi có thể làm sạch dòng nước ô nhiễm bởi hóa chất công nghiệp, lượng thừa phân bón và nhất là khử trừ loại nước đen sinh hoạt đổ ra từ các vùng dân cư đô thị.

 

Ảnh minh họa  

 

    Kỹ thuật làm sạch nước bằng cách trồng cỏ trên các bè nổi nay dần trở nên phổ biến. Bộ rễ của một số loài như lục bình, rau muống hay các loài lác sậy như bồn bồn thả trôi trong nước có khả năng phân hủy hữu cơ và hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa nhằm ngăn cản việc phát triển các loài rong tảo và các mùi hôi. Các bộ rễ này cũng gây nên hiện tượng tập trung các hạt bùn đen và kim loại nặng rồi làm chúng bất động để chìm xuống đáy trả lại màu trong cho nước. Cuối cùng chúng có năng lực bổ sung thêm lượng ôxy thiếu hụt nhằm đưa sự sống tự nhiên của các loài tôm cá trở lại nơi các dòng kênh.

 

 Trong số các loài cây cỏ có tính năng làm sạch nước thì rau muống (Ipomea aquatica) là giống bản địa phát triển rất nhanh nhưng dễ kiểm soát vì hạt không thể tự mọc trong nước. Đây lại là nguồn thực phẩm có nhu cầu lớn nên không phải xử lý lượng sinh khối khổng lồ sau một chu kỳ sử dụng. Một nghiên cứu công bố trên báo Agricultural Water Management số 95 (năm 2008) cho biết hàm lượng kim loại nặng chủ yếu tập trung trong bùn rễ và rồi lắng xuống đáy nước, trong khi sản phẩm rau muống vẫn bảo đảm mức độ an toàn thực phẩm theo các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Lương Nông Liên hợp quốc (FAO).

 

    Nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật chảy sâu (deep flow technique). Theo đó nhiều bè nổi dạng máng hẹp đặt song song bắc ngang dòng kinh làm cho dòng chảy phải nhiều lần chui xuống lách qua các bộ rễ chằng chịt trong nước. Kết quả cho thấy chỉ sau 48 giờ tổng lượng bùn đen (TSS) giảm đến 91,1%, nhu cầu ô-xy hóa học (COD) và sinh học (BOD) lần lượt giảm 84,5% và 88,5%, lượng thừa chất đạm (TN) và chất lân (TP) được cây hấp thụ vào thân và lá lên đến 41,5-71,5% dẫn đến làm giảm 68,8% diệp lục tố chlorophylla trôi nổi trong nước nghĩa là giảm khả năng sinh trưởng của các loài rong tảo.

 

    Rau muống giống được cắt từ những đoạn dài đã ra rễ non hoặc gieo hạt cho đến khi cây cao 5cm thì đem trồng trong nền giá thể nghèo chất dinh dưỡng, nhờ đó bộ rễ nhanh chóng phát triển chui ra ngoài lưới để tìm thức ăn. Để duy trì chất lượng nước sạch nơi các ao nuôi hoặc nơi cửa sông chúng ta chỉ cần diện tích bè nổi rau muống chiếm khoảng 1/6 diện tích mặt nước. Nhưng để cải thiện các dòng nước đen chúng ta phải khai hoang đoạn kênh để nước lộ lên mặt rồi mới đặt vào đó các máng nổi cách nhau nhiều mét. Sau vài tháng khi thấy bộ rễ chậm ra rễ con thì cần loại bỏ luống cây để trồng lại lứa mới.

Làm sạch nước nhiễm bẩn sau lũ bằng mủ chuối

2013-12-04 18:11

Ba học sinh: Trương Văn Ri, La Trần Quốc Vũ và Võ Như Ý Trâm, lớp 11B6, Trường THPT Đặng Trần Côn, TP. Huế vừa nghiên cứu thành công việc “xử lý nguồn nước nhiễm bẩn sau lũ ở nông thôn” bằng mủ cây chuối.

Theo cô Văn Thị Năm, phó hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn, phụ trách tổ hóa – sinh, hướng dẫn nhóm học sinh cho biết, phương pháp này rất đơn giản, sau lũ người dân nông thôn có thể dễ dàng áp dụng, nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn nước cho phép của Bộ y tế, dùng sử dụng trong sinh hoạt…

Ý tưởng từ thực tế

Bạn Trương Văn Ri, nhóm trưởng cho biết, ở miền Trung, nhất là ở Huế thường xuyên hứng chịu những đợt lũ lụt xảy ra. Sau khi cơn lũ đi qua, đa phần người dân nông thôn đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn sau lũ, người dân đã sử dụng một số phương pháp truyền thống để lọc nước như đánh phèn chua; lọc qua cát sạn. Nhưng chất lượng nước sau khi xử lý vẫn còn rất bẩn, không đảm bảo được sức khỏe khi sử dụng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, Trương Văn Ri và nhóm bạn học đã suy nghĩ và tìm ra một ý tưởng rất độc đáo xử lý nước nhiễm bẩn sau lũ ở nông thôn bằng mủ của chuối sứ.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy, giáo viên chuyên sinh, hướng dẫn nhóm cho biết: “Các em đã sử dụng phèn chua để làm trong nước. Sau đó tiến hành cho nguồn nước này đi qua mô hình có chứa mủ cây chuối sứ. Tiến hành thử
nghiệm dùng mủ chuối sứ ở các lượng khác nhau để tìm ra lượng mủ chuối sứ thích hợp, có khả năng làm lắng các hạt lơ lửng trong nước cao nhất. Rồi sau đó, các bạn cho nguồn nước này đi qua lớp than củi để khử mùi và thu được nguồn nước sạch với lượng than củi cho các thí nghiệm là 50 g cho 5 lít nước”.

Sạch… đến không ngờ

Phòng quản lý chất lượng nước, Công ty TNHH MTV cấp thoát nước tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Trước khi chưa xử lý, nồng độ ô nhiễm rất lớn, mẫu nước các em mang lên nhà máy đo được như sau: N-NH4+ = 3,75 (mg/l) cao hơn QCVN 02:2009/BYT (tiêu chuẩn là 3 mg/l); sắt là 16,52 mg/l cao gấp 33,04 lần so với QCVN 02:2009/BYT; pH = 6,65; coliform > 24.000 vi khuẩn/100 ml, với lượng vi khuẩn vượt quá mức cho phép như thế thì nguy cơ gây ra các dịch bệnh là rất cao. Tuy nhiên, sau khi lọc bằng phèn, than và mủ chuối thì nồng độ đã thay đổi, các chỉ số giảm xuống rõ rệt, cụ thể: N-NH4+ chỉ còn 3; độ pH: 6,0 – 8,5; sắt còn 0,5; coliform còn 50, đạt tiêu chuẩn nguồn nước cho phép của Bộ y tế. Với chỉ số này, người dân có thể dùng phương pháp này lọc nước sau lũ để sử dụng sinh hoạt.

Cô Văn Thị Năm, phó hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn, phụ trách tổ hóa – sinh, đồng hướng dẫn nhóm học sinh cho biết thêm, đầu tiên là sử dụng 20 g phèn chua/m3 nước lũ để làm trong nước. Sau khi đã làm trong nước bằng phèn chua, thu lấy phần nước trong ở trên và cho nước ép cây chuối sứ vào, khuấy đều, để yên một thời gian. Sau đó lấy nước lọc cho đi qua than củi để hấp phụ mùi thu được nước sạch…

 

Xử lí khí thải bằng công nghệ Biofilter với giá thể vỏ dừa.

2013-12-04 18:02

    Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp xử lý ô nhiễm khí thải có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn, sản xuất cồn, sản xuất chitin…Xử lý khí thải

 

vỏ dừa khô là vật liệu làm giá thể vi sinh bám dính.

    Vỏ dừa là một nguyên liệu rất dễ tìm thấy tại đất nước chúng ta. Trái dừa khô được tách bỏ lớp vỏ  bên ngoài để dễ dàng vận chuyển hơn đến nhà máy sản xuất hoặc đến tay người tiêu dùng. Lớp vỏ bỏ đi đó thực chất lại là một nguyên liệu quý báu để chúng tôi dùng làm vật liệu giá thể sinh học cho vi sinh vật phát triển

Mô tả quá trình Xử lý khí thải bằng công nghệ biofiter bằng giá thể vỏ dừa

    Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc là một bể kín dựng vỏ dừa cho  các vi sinh vật trú ẩn và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Vỏ dừa có khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao, và ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó. Các đơn vị nguyên liệu lọc này gọi là "khối sinh học" (Biocube) . Việc sử dụng nhiều lớp vỏ dừa lọc khí kiểu này hạn chế được việc các nguyên liệu lọc bị dồn nén lại và việc các luồng khí xuyên thành những đường thoát qua lớp nguyên liệu lọc. Hơn nữa, nó còn tạo sự thuận lợi trong việc bảo trì hay thay mới nguyên liệu lọc. Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho sinh khối tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải càng nhiều càng tốt. Vỏ dừa là  nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học (biofilm), đây là một màng mỏng và ẩm bao quanh các vỏ dừa. Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ cơ chế của quá trình lọc sinh học bao gồm quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật. Các vi sinh vật trong màng sinh học liên tục hấp thụ và biến dưỡng các chất ô nhiễm. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là  CO2 và  H2O các loại muối theo phương trình sau:

Không khí ô nhiễm + O2 —> CO2 + H2O + nhiệt + sinh khối

    Trong quá trình xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter, các chất khí gây ô nhiễm được làm ẩm và sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc. Khi chất khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi đã lọc sạch được phóng thích vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc. Hệ thống lọc sinh học của chúng tôi thiết kế có công suất xử lý mùi và các chất hữu cơ bay hơi lớn hơn 90%.

    Nguyên liệu cho lọc khí biofiter : Vỏ dừa
    Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học. Nguyên liệu lọc này nhằm cung cấp diện tích bề mặt lớn để hấp thụ và hấp phụ các chất ô nhiễm. Ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật. Trong quá trình vận hành khí thải có thể thiếu hụt dưỡng chất cho vi sinh vật, do đó chúng ta phải hiệu chỉnh bằng cách cho thêm vào các hợp chất đạm và phospho.
    Trong hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ biofilter xơ dừa có tuổi thọ từ 2 – 5 năm trước khi phải thay mới.Xử lý khí thải

Khả năng giữ ẩm của vỏ dừa để tạo lớp màng sinh học

  • Có diện tích bề mặt lớn tạo điều kiện cho quá trình hấp thụ và phát triển của vi sinh vật
  • Có chứa các dưỡng chất để cung cấp cho các vi sinh vật
  • Tạo lực cản không khí thấp (giảm mức độ sụt áp và năng lượng cần sử dụng cho máy bơm)
  • Các tính chất lý học khác như độ ổn định lý học và dễ dàng thao tác.

    Vỏ  dừa có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật và không gây giảm áp luồng khí nhiều. Vỏ dừa là nguyên liệu sẵn có tại VN và bề mặt tiếp xúc với khí thải rất lớn(350-450m2/m3). Thêm vào đó, ẩm độ của các nguyên liệu lọc phải được duy trì ở mức 30 – 60% cho quần thể các vi sinh vật phát triển. Do đó, bên cạnh thiết bị làm ẩm khí thải, người ta thường lắp đặt hệ thống phun nước cho các lớp nguyên liệu lọc

Lọc không khí bằng phương pháp lọc sinh học.

2013-12-04 17:58
    Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.
    Hình dạng phổ biến của một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một vài hệ thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ một yard khối (0,76 m3). Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa các nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học, đây là mọt màng ẩm, mỏng bao quanh các nguyên liệu lọc.
    Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O theo phương trình sau:
Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 à CO2 +H2O + nhiệt + sinh khối.
Mô tả quá trình xử lí:
    Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho có khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao và ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó.
 
  • Các đơn vị nguyên liệu lọc này gọi là "khối sinh học" (Biocube) được thiết kế bởi EG&G Corporation có kích thước cao khoảng 7 ft và đường kính khoảng 6 ft. Việc sử dụng nhiều lớp nguyên liệu lọc kiểu này hạn chế được việc các nguyên liệu lọc bị dồn nén lại và việc các luồng khí xuyên thành những đường thoát qua lớp nguyên liệu lọc. Hơn nữa, nó còn tạo sự thuận lợi trong việc bảo trì hay thay mới nguyên liệu lọc.
  • Trong quá trình lọc sinh học, các chất khí gây ô nhiễm được làm ẩm và sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc. Khi chất khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi đã lọc sạch được phóng thích vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc. Hầu hết những hệ thống lọc sinh học hiện nay có công suất xử lý mùi và các chất hữu cơ bay hơi lớn hơn 90%. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ xử lý được những khí thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp (<1000ppm) và lưu lượng khí xử lý chỉ nằm trong giới hạn 300-500 ft3/ft2-giờ.
Nguyên liệu lọc:
  • Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học. Cơ chế của quá trình lọc sinh học bao gồm quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật. Các vi sinh vật trong màng sinh học liên tục hấp thụ và biến dưỡng các chất ô nhiễm, biến chúng thành các sản phẩm cuối cùng là nước, CO2 và các loại muối.
  • Nguyên liệu lọc điển hình là hỗn hợp của các chất nền ủ phân compost, đất, cây thạch nam (heather), plastic và các phụ phẩm gỗ. Các nguyên liệu lọc nhằm cung cấp diện tích bề mặt lớn để hấp thụ và hấp phụ các chất ô nhiễm. Ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật. Một vài loại nguyên liệu lọc không đáp ứng được về nhu cầu dưỡng chất cho vi sinh vật, do đó chúng ta phải hiệu chỉnh bằng cách cho thêm vào các hợp chất đạm và phospho.
  • Các nguyên liệu lọc thường có tuổi thọ từ 5-7 năm trước khi phải thay mới.

 

Hệ thỗng xử lý khí thải lò hơi từ dầu F.o

2013-12-01 20:51

    Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế nhiều doanh nghiệp đã và đang phát triển, mở rộng quy mô hoạt động của mình, lượng khí thải , nước thải, hóa chất xả ra từ những doanh nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta.
 

    Việc xử lí khí thải đang là vấn để đáng quan tâm, nó nằm trong mức báo động toàn cầu, nắm bắt rõ tình hình đó nhiều Công ty môi trường đã được thành lập, trong đó có Công ty môi trường - Thảo Nguyên Xanh đã đi vào hoạt động lâu năm về lĩnh vực môi trường, sự khác biệt rõ rệt giữa Công ty môi trường Thảo Nguyên Xanh với những công ty môi trường khác đó là độ bền về thời gian, kinh nghiệm vả cả công nghệ xử lý cao.
    Những dịch vụ phổ biến của Cơ khí môi trường công nghệ như: xử lí khí thải, xử lí nước thải, xử lý môi trường, lập dự án, tư vấn môi trường, v.v... Theo thống kê gần đây nhất của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường sự biến đổi khí hậu toàn cầu bị ảnh hưởng lớn do lượng khí thải từ những phương tiện giao thông, nhà máy đang làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống trên toàn thế giới.
    Xử lí khí thải đang là vấn đề nhức nhối của nhiều doanh nghiệp,Cơ khí môi trường công nghệ ra đời là để giải quyết những khó khăn đó cho doanh nghiệp. Chúng tôi chuyên nhận những dịch vụ xử lý môi trường, xử lí khí thải 
 chuyên nghiệp nhất.
    Cơ khí môi trường công nghệ luôn cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất về xử lý môi trường, trong đó những công nghệ và phương pháp xử lí khí thải luôn được Thảo Nguyên Xanh xem xét và áp dụng một cách tối ưu nhất.

Trồng dương xỉ cải tạo đất

2013-12-01 10:23

    Các nhà khoa học Trung Quốc đã dần dần hoàn thiện kỹ thuật trồng cây dương xỉ (Pteris vittata L.) để “hút” các nguyên tố kim loại nặng trong đất như thạch tín, đồng, kẽm… Với kỹ thuật này, họ hy vọng có thể giải quyết về cơ bản vấn đề ô nhiễm kim loại nặng ở vùng hạ du của Trung Quốc do quá trình khai khoáng gây nên. 

    Trong buổi trả lời phỏng vấn mới đây, nghiên cứu viên Chen Tong Bin (Trần Đồng Bân) của Viện nghiên cứu Tài nguyên và khoa học địa lý, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho biết: họ trồng những loại cây có khả năng hấp thu các loại kim loại nặng hơn mức bình thường như loài cây dương xỉ trên vùng đất bị ô nhiễm để chúng hút kim loại nặng, sau đó họ sẽ “thu hồi” lại các kim loại nặng từ loài cây này để tách kim loại thuần ra làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp. 

 

    Nhóm nghiên cứu của Chen Tong Bin đã tiến hành một cuộc cải tạo quy mô lớn cho hơn 5000 mẫu đất nông nghiệp bị ô nhiễm ở huyện Hoàn Giang, thành phố Hà Trì tỉnh Quảng Tây. Sau mỗi đợt lũ lụt, đất ruộng và lưu vực sông ở các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đều bị ô nhiễm nặng do kim loại nặng nồng độ cao tràn xuống từ các khu khai khoáng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất. 

    Theo số liệu của các cơ quan chức năng Trung Quốc, hiện nay nước này có gần 2.000 vạn ha đất canh tác bị ô nhiễm kim loại nặng, chiếm gần 20% tổng diện tích đất canh tác, hàng năm thiệt hại tới 1.000 vạn tấn lương thực, trực tiếp gây tổn thất kinh tế hơn 10 tỷ NDT. 
    Đội khôi phục đất ô nhiễm kim loại nặng của Chen Tong Bin bắt đầu điều tra tình trạng ô nhiễm kim loại nặng của đất trên toàn quốc từ năm 1997, đến năm 1999 họ đã phát hiện ra cây dương xỉ – loài cây đầu tiên trên thế giới được biết đến có khả năng siêu hút chất thạch tín. 
    Cho đến nay, họ đã phát triển được 3 kỹ thuật có bản quyền sở hữu trí tuệ về trồng cây phục hồi đất và đánh giá độ ô nhiễm của đất, họ cũng đã tìm được 16 loại cây khác cũng có khả năng hấp thu kim loại nặng trên lãnh thổ Trung Quốc. 
    Loài cây dương xỉ phân bố trên diện rộng ở miền Nam Trung Quốc, hàm lượng thạch tín ở trên lá của cây lên tới 8‰, vượt xa so với hàm lượng đạm, lân có trên thân cây mà cây vẫn phát triển tươi tốt. Khả năng hút thạch tín của loài cây này không ngừng tăng mạnh theo sự phát triển của cây, chúng còn có thể di truyền đặc tính này cho các cây thế hệ sau. 
    Hiện nay, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên dùng kỹ thuật bức xạ đồng bộ và kính hiển vi điện tử scan môi trường để phân tích cơ chế chịu thạch tín của loài cây này trên thân cây sống. 
    Nghiên cứu của nhóm cũng đã phát hiện ra các sợi lông tơ trên cây dương xỉ có khả năng tập hợp thạch tín rất đặc biệt, những sợi lông có nước chính là nơi tích trữ chủ yếu của thạch tín, nó có tác dụng cách biệt rất rõ ràng đối với thạch tín, vì thế loại độc tố này bị “nhốt kín” ở một nơi an toàn trong thân cây nên không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

<< 2 | 3 | 4 | 5 | 6 >>

Có thể bạn quan tâm

Tác nhân gây hại

 

Biện pháp cải tạo