Tác nhân gây hại và hậu quả

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất

2013-11-28 20:01

Tự nhiên

Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.
 Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật.
 Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS… ).
 Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật...

Nhân tạo

 Chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon …
 Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,...).
 Chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ...
 Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị

 

Các chất ô nhiễm chính

  1. Chất dạng khí
    Quá trình đốt nhiên liệu có chứa S sẽ sinh ra khí SO2 rồi tạo thành ion SO42- ở trong đất.
     Các NOx trong khí quyển chuyển hóa thành nitrit – NO2, mưa chuyển NO2 vào đất, đất hấp thụ NO và NO2 được oxy hóa tạo thành nitrat trong đất.
     CO do đốt nhiên liệu chuyển thành CO2 sau đó chuyển thành sinh khối nhờ nấm và vi sinh vật đất.
     Bụi chì từ khí thải của xe máy dọc hai bên đường thấm vào đất. Hàm lượng chì và kẽm cao ở những khu vực gần mỏ quặng.
     Thuốc bảo vệ thực vật, trôi theo nước ngầm vào đất hoặc rơi xuống mặt đất, ngấm vào đất, như là kết quả ngoài ý muốn, rồi phản ứng với các chất được hấp thụ khác thành hợp chất gây hại cho vi sinh vật và động vật đất (giun, sâu bọ …).
  2. Rác và chất thải rắn
    Chỉ tính riêng Việt Nam, mỗi ngày có hơn 20 ngàn tấn rác các loại, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 3.000 tấn/ngày; trong đó rác công nghiệp 50%, rác sinh hoạt 40% và rác bệnh viện 10%.
    Thành phần rác hữu cơ khoảng 40-60%; vật liệu xây dựng, sành sứ khoảng 25-30%; giấy, bìa, gỗ khoảng 10-14%; kim loại 1-2%.
    Ước tính chỉ thu gom được khoảng 50% mỗi ngày, công suất chế biến rác chỉ được khoảng 10%.
    Nhược điểm hiện nay là chưa có quy hoạch lâu dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường; rác thải chưa được phân loại trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh chưa được tách biệt ra khỏi rác chung. Ngoài ra còn thiếu các văn bản pháp lý cũng như các quy định nghiêm ngặt về thải rác, thu gom và xử lý rác. Áp lực dân số cũng thể hiện ở mức độ gia tăng nhanh chóng khối lượng rác thải.
  3. Dầu trong đất
    Việc thăm dò và khai thác dầu có tác động xấu lên môi trường đất-đó là hậu quả tất yếu của sự phát triển kinh tế và văn minh xã hội trong thời đại khoa học kỹ thuật. Dầu thô làm ô nhiễm sự sống trên trái đất, theo mưa, lan tràn trên mặt nước. Đất nhiễm dầu gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường (tai nạn dầu Neptune và các tàu dầu ở Cát Lái, Nhà Bè, Cần Giờ), làm chậm và giảm tỉ lệ nẩy mầm, làm chậm sự phát triển của thực vật, làm thay đổi sự vận chuyển các chất dinh dưỡng trong môi trường đất. Đối với vật nuôi, chỉ cần một vết xước nhỏ trên da của vật nuôi trong ao hồ bị nhiễm dầu cũng có thể làm cho vật nuôi bị ngộ độc. Người ăn phải những vật nuôi bị ngộ độc dầu cũng sẽ bị ngộ độc.
  4. Ô nhiễm vi sinh vật môi trường đất
    Do tập quán, sản xuất chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây … làm sinh ra các tác nhân sinh học như trực khuẩn lỵ, thương hàn, ký sinh trùng (giun, sán). Các tác nhân sinh học này có thể gây ra bệnh ở người.
  5. Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
    Ô nhiễm hóa học do sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng…Việc sử dụng phân bón gia tăng mạnh trong thời gian vừa qua.

    Các chất thải công nghiệp và các chất thải sinh hoạt cũng thường chứa những sản phẩm độc hại ở dạng lỏng và dạng rắn. Sự thải bỏ các chất thải tạo nên các nguồn gây ô nhiễm trầm trọng cho đất. Thành phần rác thải sinh hoạt thay đổi tùy theo địa phương.

    Đất có thể bị ô nhiễm từ nguồn nước bị ô nhiễm. Khi nguồn nước bị ô nhiễm chảy qua bề mặt hoặc di chuyển lắng đọng hoặc thấm sâu vào đất. Đó có thể là chất độc hữu cơ như xăng, dầu, mỡ, hydrocacbon khác; có thể là chất độc vô cơ như kim loại và oxide kim loại nặng; cũng có thể là vi khuẩn gây bệnh, hoặc xác chết của động vật và thực vật.


     

Than đá, kẻ tàn phá môi trường lớn nhất

2013-12-22 10:06

    Bảng dữ liệu trên do cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cung cấp cho thấy, hiện nay Trung Quốc chiếm phần lớn trong việc sử dụng than đá trên thế giới. Mặc dù đã có sự hỗ trợ ấn tượng từ chính quyền Bắc Kinh trong việc tìm ra nguồn năng lượng mới để thay thế và nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của ô nhiễm không khí, nhưng việc sử dụng than đá tại Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng mặc dù có tỷ lệ tăng chậm hơn trong nhưng năm gần đây.

    Điều này là rất nguy hiểm không chỉ với người dân Trung Quốc (Bắc Kinh đã bị ô nhiễm không khí nặng nề thời gian gần đây) mà còn cho cả thế giới. Than đá là nguyên nhân gây ra 20% hiện tượng hiệu ứng nhà kính và khí thải ga, vốn là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu. Ô nhiễm không khí từ việc đốt cháy than đá gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe con người và đó cũng là lý do mà có một số nhà khoa học đã ví than đá là kẻ thù của loài người.

    Dĩ nhiên, lý do than đá quá phổ biến tại Trung Quốc và phần lớn các nước trên thế giới là do nó rất rẻ. Đó là lý do tại sao mặc dù than đá nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường, nhưng cả Trung Quốc và nhiều quốc gia đang phát triển nhanh khác không quay lưng với nó. Tình trạng này sẽ còn tiếp diễn ở những quốc gia nghèo cho tới khi nguồn năng lượng sạch có thể cạnh tranh với than đá về mặt giá cả - và ngày đó còn rất xa vời.

    Biểu đồ của EIA cũng cho thấy khả năng hạn chế của Tổng thống Mỹ Obama trong việc đi tới thỏa thuận với các nước khác để chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Trên thực tế, phần lớn lượng khí thải carbon được thải ra từ những nước đang phát triển giống như Trung Quốc thì nguyên nhân cũng từ việc sử dụng than đá.

    Như đã báo cáo trước đó, Mỹ đã hạn chế việc sử dụng than đá và cắt giảm lượng khí thải carbon trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thậm chí nếu than đá bị cấm sử dụng ở Mỹ, thì nó vẫn còn tiếp tục được đốt cháy với khối lượng hàng tỉ tấn ở các quốc gia khác.

    Thế giới không thể chống lại sự biến đổi khí hậu cho đến khi con người chấm dứt việc sử dụng than đá nhiều như hiện nay, nhưng Mỹ khó có thể thuyết phục được Trung Quốc và Ấn Độ từ bỏ việc sử dụng nguồn năng lượng giá rẻ này.

<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5

Có thể bạn quan tâm

Tác nhân gây hại

 

Biện pháp cải tạo