Tác nhân gây hại và hậu quả

Các khí nào gây ô nhiễm không khí

2013-12-05 17:11

    Đa số người ta vẫn nghĩ nhiều nước bị ô nhiễm mà chưa nghĩ tới việc không khí cũng bị ô nhiễm. Trong quá trình hoạt động thì con người làm phát sinh ra các khí gây ô nhiễm môi trường, đó là : CO2, SO2, CO, N2O, CFC và CH4…..

  • Thông thường CO2 trong không khí với hàm lượng 0,03% là nguyên liệu cho quang hợp để tạo thành năng suất sơ cấp. Con người đốt nhiên liệu hóa thạch  và phá rừng làm gia tăng CO2, khí hậu thay đổi.
  • Khí SO2 là khí gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở tầng đối lưu. Được sinh ra do: núi lửa hoạt động, đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối… SO2 rất độc cho con người và sinh vật. Gây bệnh phổi, phế quản. Trong không khí tác dụng với hơi nước, rơi xuống đất gây mưa axits. Khí này thường thấy ở các công ty sản xuất may mặc, nhà máy nhôm,…công ty chúng tôi chuyên xử lí khí thải  SO2 này.
  • CO hình thành do đốt không hết nhiên liệu than, dầu, chất hữu cơ. khí thải từ động cơ ô tô, xe máy, là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở thành phố, Khí CO với nồng độ khoảng 250ppm sẽ gây tử vong cho người, hằng năm trên toàn thế giới sản sinh khoảng 600 triệu tấn  CO.
  • Khí N2O là khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, hàm lượng của nó tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2-3%. Một lượng nhỏ N2O cũng được sinh ra cho việc sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ…

Khí thải Lọc dầu Dung Quất gây ô nhiễm môi trường

2013-12-05 17:06

    Từ ngày 19 đến 23/10, nhiều cán bộ, nhân dân khu vực phía Nam Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) rất bức xúc với lượng khí thải có Lưu huỳnh điôxít (SO2) tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, gây ô nhiễm môi trường sống khu vực phía Nam nhà máy, làm cho nhiều người có hiện tượng ngạt thở do mùi lưu huỳnh rất khó chịu, có người ngất xỉu.

    Trước sự việc trên, Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường (Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất) đã lấy 3 mẫu khí xung quanh tại 3 địa điểm khác nhau để xác định lượng khí lưu huỳnh điôxít trong không khí do nhà máy lọc dầu thải ra.

    Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường ngày 22/10, tại phiếu thử nghiệm số 295/1/MTN-QTPT, loại mẫu: khí xung quanh, nguồn gốc: Trước cổng Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường tại Trung tâm đô thị Vạn Tường - xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (cách nhà máy khoảng 2,5 km - phía Nam), ngày quan trắc 20/10, ngày thí nghiệm 20-21/10, kết quả qua phương pháp thử/thiết bị đo theo TCVN 5771: 1995 cho thấy thông số lưu huỳnh điôxit (SO2) trong không khí có 789,13 µg/m3 (Mirogam/mét khối), vượt hơn 439 µg/m3 (Microgam/mét khối) - tiêu chuẩn Việt Nam cho phép 350 µg/m3.

    Tương tự, tại phiếu thử nghiệm số 295/2, trung tâm lấy khí xung quanh trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Bình Trị (cách nhà máy khoảng 2km về phía Tây-Nam) kết quả cho thấy lượng lưu huỳnh điôxit trong không khí chiếm 406,02 µg/m3 (Microgam/mét khối), vượt mức cho phép 51 µg/m3 và tại phiếu thử nghiệm số 295/3, trung tâm lấy khí xung quanh tại ngã ba thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị (cách nhà máy khoảng 3,5 km về phía Đông-Nam), kết quả lượng lưu huỳnh điôxit chiếm 424,5 µg/m3 (Microgam/mét khối), vượt mức cho phép 74,5 µg/m3.

Như vậy, tại tất cả  3 điểm lấy mẫu thử nghiệm lượng lưu hùynh điôxit do nhà máy lọc dầu thải ra đều vượt mức cho phép, riêng tại khu vực trung tâm đô thị Vạn Tượng lượng SO2 vượt mức 125% so với mức tiêu chuẩn Việt Nam.

    Theo phản ánh của người dân địa phương, đây không phải là lần đầu tiên Nhà máy lọc dầu Dung Quất thải khí lưu huỳnh điôxit. Trước đây, nhà máy đã thải nhiều lần nhưng do thời tiết nắng, gió, khí SO2 bay thoát nhanh, trong đợt thải này gặp không khí ẩm, mây nhiều và có gió mùa Đông-Bắc vào nên lượng SO2 không thoát nhanh được làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, nhất là khu vực phía Nam nhà máy lọc dầu.

    Thông qua việc thải xả khí lưu huỳnh điôxit này, nhiều người dân sinh sống xung quanh nhà máy lọc dầu kiến nghị nhà máy có giải pháp thích hợp thu hồi chất SO2 hoặc thải khí vào thời điểm thích hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn cán bộ, nhân dân trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.

Chất thải công nghiệp làm mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng

2013-12-04 18:16
    Để sản xuất ra một tấn xi măng, một nhà máy phải thải ra khoảng 1/10 giá trị đó là khí, bụi và các chất độc hại. Vì thế các thành phần công nghiệp thông thường là những thành phần ô nhiễm cao nhất”. Đó là ví von của Giáo sư Trần Mạnh Trí, một chuyên gia về môi trường, khi nói về độ tàn phá của ô nhiễm công nghiệp.

Ảnh minh họa

 

70% bụi dưới 10 mm là sản phẩm... công nghiệp
 
    Khẳng định của GS Trần Mạnh Trí được sự xác nhận của rất nhiều hộ dân sống xung quanh các khu công nghiệp tại TPHCM. Bà Nguyễn Thị Hòe, đường Tây Thạnh (khu công nghiệp Tân Bình-TPHCM), cho biết: “Các cây hoa kiểng đều bị héo vàng, chết dần hoặc lá quắt queo lại”. Ban đầu bà Hòe nghĩ rằng do chăm sóc không đúng cách, nhưng sau đó bà mới biết do tại khu vực xung quanh khu công nghiệp có quá nhiều chất độc hại.
 
    Một khảo sát của Quân đoàn 4 đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực lân cận Quân đoàn 4 như khu công nghiệp Sóng Thần 1, khu công nghiệp Bình Chiểu, khu công nghiệp Sóng Thần 2, khu công nghiệp Đồng An, khu công nghiệp Bình Đường, khu công nghiệp Việt Hương, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A (Bình Dương), Khu công nghiệp Tân Bình (TPHCM)... cho thấy mức độ ô nhiễm ở khu vực này cao hơn rất nhiều lần so với những khu vực cách xa khu công nghiệp. Nồng độ bụi có kích thước nhỏ dưới 10 mm ở các khu công nghiệp này chiếm tỉ lệ khoảng 70%; trong khi đó ở những giao lộ, bụi kích thước nhỏ thấp hơn rất nhiều lần. Chưa hết, hàm lượng các loại khí như NO2, CO, SO2... và ô nhiễm tiếng ồn đều gia tăng theo từng năm. Không chỉ là con số, nhiều hoạt động của dân cư trong khu vực đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm từ các khu công nghiệp xả ra như thiếu nguồn nước, hứng chịu mùi hôi, hóa chất, mắc bệnh về hô hấp. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM, ô nhiễm công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất so với các loại ô nhiễm khác. Và các loại bụi kích thước nhỏ, hầu hết đều là... sản phẩm công nghiệp.
 
Lan rất xa
 
    TS Vũ Văn Tiễu, nguyên giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, cho biết tác hại của ô nhiễm công nghiệp không chỉ dừng ở khu vực xung quanh. “Ở các khu công nghiệp có sản xuất vật liệu, đất có khả năng bị ô nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen; nước có khả năng bị ngấm hóa chất hoặc những nguồn thải nguy hại; không khí bị nhuốm bởi các loại khí độc như CO, SO2,  benzen... và xả ra hàng loạt khí CO2 , gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên”. Nhưng, điều mà TS Tiễu lo hơn là ô nhiễm công nghiệp có khả năng lan rất xa: “Sản xuất công nghiệp ở tận châu Âu mà còn tác động mạnh mẽ đến chúng ta nên thật khó để chắc chắn ở xa khu công nghiệp sẽ được an toàn”.
 
    Không chỉ lan xa, ô nhiễm công nghiệp còn gây ra hàng loạt bệnh tật. Theo thống kê của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, hiện có khoảng 25 bệnh tật được cho là có liên quan trực tiếp đến ô nhiễm công nghiệp như: nhiễm độc benzen, nhiễm độc nicotin, viêm da, viêm gan do virus, bệnh rung chuyển tần số cao, bệnh điếc nghề nghiệp, nhiễm độc các-bon...
 
Bỏ ngỏ vấn đề kiểm soát
 
    Mặc dầu ô nhiễm công nghiệp gây nhiều tác hại nghiêm trọng nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được chú trọng. TPHCM có 15 khu công nghiệp nhưng có đến 8 khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đặt vấn đề bao giờ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý khí thải, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cũng lắc đầu: “Chưa thể làm được”. Lý do được xác nhận là chưa đủ trang thiết bị, con người và tiền bạc để kiểm soát. Như vậy, từng ngày người dân và môi trường vẫn phải hít thở với hàng tấn khí thải, chất thải, cam chịu sống chung với... ô nhiễm.

Khí Cacbonic trong khí quyển tồn tại và ảnh hưởng như thế nào?

2013-12-01 19:04

    Hàng năm, một lượng lớn khí cacbonic (CO2) sinh ra trên trái đất, trong đó CO2 có nguồn gốc tự nhiên (núi lửa phun trào, sự phát thải của sinh vật…) là 600.000 triệu tấn, và có nguồn gốc từ hoạt động của con người (đốt nhiên liệu trong hoạt động sản xuất và đời sống) là 22.000 triệu tấn.

    Tuy sinh ra nhiều như vậy, nhưng sẽ có một lượng CO2 tương đương chuyển hoá sang dạng khác và tồn tại một cân bằng trong tự nhiên, các cân bằng này có liên kết mật thiết với các quá trình trên mặt đất, mặt biển và trong sinh vật.

Như vậy, ngược lại với các quá trình phát sinh CO2, còn có quá trình “tiêu diệt CO­2”. Đó là các quá trình quang hợp ở thực vật, quá trình hoà tan CO2 của nước (chủ yếu là nước biển), sự lắng đọng xác sinh vật giầu các bon (các loại vỏ đá vôi của sinh vật) và sự tạo thành hoá thạch…

    Theo tính toán của các nhà khoa học CO­2 sau khi hình thành trong khí quyển (dù có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo) đều có thể tồn tại từ 2 đến 4 năm. Trong thời kỳ tồn tại, COđủ thời gian để phát tán suốt dọc vùng xích đạo và ảnh hưởng chung đến bầu khí quyển trái đất và gây ra hiệu ứng nhà kính, hấp thụ mạnh tia hồng ngoại.

    Theo dự báo của các nhà khoa học, vào năm 2050 nồng độ CO trong khí quyển sẽ vượt 0,06% thể tích (khoảng 10000 ppm), vào vào năm 2200 con số này sẽ là 0,07% thể tích (hiện tại là 0,035% thể tích hay 5.800 ppm) nếu như con người không có biện pháp giảm thải CO2.

Khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao hơn nữa, có thể khí hậu  sẽ có nhiều thay đổi bất lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đe doạ sự sinh tồn của con người.

Ô nhiễm nguồn nước

2013-11-30 19:21
    Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
    Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
    Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
    Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
    Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã."
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
    Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
    Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.

Ô nhiễm đất do dầu

2013-11-30 19:16

    Ô nhiễm đất do hydrocarbures từ nguồn dầu hoả. Thành phần cơ bản của dầu mỏ: Carbon 82 – 87%, hydro 11 – 14%,lưu huỳnh 0,1 – 0,5%, oxy và nitơ < vài phần nghìn.

    Dầu và các sản phẩm của dầu khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ô nhiễm vì:

  • Chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất, dù rất mỏng (0,2 – 0,5 mm) cũng ssủ làm cho đất “ngạt thở” vì thiếu không khí, quá trình trao đổ khí bị cắt đứt. Kết quả là các loài động, thực vật và vi sinh vật đều thiếu oxy, cuối cùng dẫn đến cái chết. Lớp dầu này cũng ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất.
  • Dầu là chất kỵ nứơc, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra ngoài làm cho môi trường đất hầu như không còn nước và chiếm hết các khoảng không khí trong đất làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ sinh thái.
  • Khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hoá tính của đất, khiến các hạt keo đất trơ ra và không còn khả năng hấp thu, trao đổi nữa.
  • Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
  • Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật.

Khắc phục ô nhiễm dầu trong đất có nhiều chác, nhưng có thể có các cách chủ yếu sau:

  1. Cày xới lên và xử lý tầng đất ô nhiễm để nó tiếp xúc với không khí cho bay hơi và vi sinh vật phân huỷ .
  2. Xử lý đất bằng hoá chất.
  3. Trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu.
  4. Bóc các lớp đất bị ô nhiễm đưa ra xử lý.
  5. Tạo cho đất có khả năng tự làm sạch, hoặc bằng tiếp xúc không khí hoặc vi sinh vật, hoặc rửa trôi, chuyển hoá.
<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm

Tác nhân gây hại

 

Biện pháp cải tạo