Hóa học và sức khỏe
Cách làm kem chống nắng đơn giản tại nhà
2013-11-22 19:15Nếu bạn lo ngại các loại mỹ phẩm, kem chống nắng…trên thị trường có chứa các hóa chất gây hại cho sức khỏe. Thì bạn hoàn toàn có thể tự làm mỹ phẩm cho mình tại nhà. Sau đây là các bước làm kem chống nắng với 3 thành phần đơn giản sau vừa dễ dàng, lại tự nhiên và không gây tốn kém. Hơn nữa, chúng lại khiến cơ thể bạn có mùi hương thơm quyến rũ.
Nguyên liệu:
- 1 chén dầu ôliu hoặc dầu ăn tự nhiên
- 28 g sáp ong tinh khiết
- oxit kẽm hay dioxide titanium
(3 nguyên liệu cần để tự làm kem chống nắng)
Dụng cụ:
- 1 cái xoong
- Thìa để khuấy
- Bếp gas
- Lọ thủy tinh hoặc lọ gốm có nắp đậy để lưu trữ
Các bước làm:
B1: Đổ một chén dầu ô liu nóng vào chảo và đun trên bếp với một ngọn lửa nhỏ liu riu.
B2: Thêm 1 miếng sáp ong vào để chúng tan chảy ra cùng với nước dầu ô liu.
B3: Hãy khuấy liên tục cho đến khi sáp ong hoàn toàn tan trong dầu nóng
B4: Sau đó, thêm 1-2 muỗng canh bột oxit kẽm. Tiếp tục đảo hỗn hợp đều trong chảo liên tục để đảm bảo chúng được pha trộn hoàn toàn.
B5: Tắt bếp và để hỗn hợp trong chảo nguội trở lại. Sau đó đổ hỗn hợp kem chống nắng tự chế được vào một lọ thủy tinh hoặc gốm để lưu trữ
Nếu bạn muốn đổ hỗn hợp kem chống nắng vào một chiếc lọ có cổ hẹp thì phải đảm bảo chiếc lọ này có thể bóp được kem chống nắng mỗi khi muốn sử dụng.
B6: Bảo quản kem chống nắng ở nhiệt độ phòng hoặc lưu trữ trong môi trường khô, mát.
Lưu ý:
- Nếu bạn không thể tìm thấy kem oxit kẽm từ hiệu thuốc thì hãy thử thay thế bằng những loại dầu tự nhiên. Chỉ đảm bảo rằng, các thành phần này hoàn toàn an toàn để ăn được thì chúng cũng an toàn trên da của bạn.
- Nếu muốn, bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu tạo mùi hương dễ chịu cho kem chống nắng. Để làm điều này, chỉ cần kiểm tra các đặc tính của tinh dầu nhằm đảm bảo nó phù hợp khi ra nắng mà không có tác dụng phụ.
- Sáp ong làm cho các sản phẩm kem chống nắng bị nhớt nhưng lại có tác dụng dưỡng da. Vì thế, bạn có thể thử thay đổi tỷ lệ dầu sáp thích hợp.
- Để tránh rủi ro làm hỏng kem chống nắng, bạn có thể đặt kem chống nắng trong ngăn mát tủ lạnh.. Để xa tầm với của trẻ em và những vật nuôi tò mò.
Có đến hơn 3000 chất độc trong khói thuốc
2013-11-22 13:36Vitamin E
2013-11-22 13:23LỊCH SỬ
CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG
SỰ HẤP THU-SỰ THIẾU HỤT
NGUỒN- NHU CẦU
CÁC TÌNH TRẠNG MÀ VITAMIN E CÓ THỂ HỖ TRỢ
CHẾ PHẨM BỔ SUNG : CÁC DẠNG CÓ GIÁ TRỊ
MỨC LIỀU-ĐỘC TÍNH
TƯƠNG TÁC THUỐC- CHẤT DINH DƯỠNG
Melamine là gì? Và Melamine có phải là một độc tố?
2013-11-22 13:17Các chất hoá học trong tỏi có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
2013-11-21 19:15Hành và tỏi là những gia vị cho nhiều món ăn nhưng từ lâu cũng đã được biết đến như là những vị thuốc. Tỏi đã từng dùng làm thuốc chữa chứng phát ban, viêm bạch cầu, viêm phổi và rối loạn đường ruột trước khi có những biệt dược đặc hiệu.
Ngày nay người ta đã hiểu biết khá chi tiết về thành phần hoá học trong hành, tỏi. Hàng trăm hợp chất đã được phân lập và phân tích cấu trúc cũng như nghiên cứu về dược lý. Những hợp chất quan trọng nhất lấy từ hành, tỏi thường chứa từ một hoặc nhiều nguyên tử lưu huỳnh (S) trong cấu trúc. Đó là các hợp chất thiosunfua, polisunfua. Chúng có mùi và hoạt tính sinh học cao. Tuy vậy, cho đến gần đây những bí hiểm về cơ chế tác dụng sinh học của nhiều hoạt chất mới được tìm ra. Chẳng hạn như phát hiện ra chất etyletan disunfinat có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Y học đã khẳng định hàm lượng nitrit cao trong dạ dày là một độc tố liên quan đến sự xuất hiện ung thư dạ dày. Thế mà xét nghiệm đã cho thấy người có thói quên ăn tỏi sống, sau khi ăn xong, hàm lượng nitrit trong dạ dày giảm hẳn. Người ta cũng đã chứng minh được tác dụng ức chế phát triển ung thư của các hợp chất polisunfua không no. Chẳng hạn như chất ajoen là một hợp chất chứa 3 nhân chiết tách từ tỏi có tác dụng diệt tế bào ung thư lympho. Chất diallyl diunfua còn có khả năng làm gia tăng sinh trưởng các enzym khử độc.
Tỏi còn tác dụng hạ hàm lượng mỡ và cholesterol trong máu. Những người có bệnh tim nếu thường xuyên sử dụng tinh dầu tỏi sẽ làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hay nghẽn mạch bởi chất ajoen và dithin có trong tinh dầu tỏi. Tác dụng ức chế kết tụ tiểu cầu là do các chất adenosin, allixin, ajoen và các polysunfua khác có trong tỏi.
Sau khi ăn tỏi, hơi thở có mùi khó chịu, đó là mùi của các hợp chất allylmetyl sunfua, disunfua, diallylsunfua; 2-poropen thiol.
Xoa tỏi dưới gan bàn chân thì sau vài giờ có thể phát hiện mùi tỏi trong hơn thở, lí do là chất allixin sau khi thấm qua da có thể tan trong mỡ và hấp thụ trong hệ lympha, không bị phân huỷ trong môi trường không chứa cistein và protein và thoát ra theo đường bài tiết. Còn ăn tỏi thì allixin sẽ phản ứng lập tức với các nhóm cistein chuyển thành những chất ức chế sinh hoá quan trọng.
Như vậy, tỏi vừa là gia vị, vừa là một vị thuốc quý.
Văn hoá trầu cau có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào ?
2013-11-21 18:53Truyền thuyết dân gian "trầu cau" được lưu truyền từ đời Văn Lang đến nay. Ngày nay còn rất ít người ăn trầu nhưng miếng trầu đã đi vào đời sống văn hoá, tình cảm và phong tục của dân tộc ta hàng mấy ngàn năm văn hiến. Văn hoá "Trầu cau" mang tính độc đáo của người Việt Nam. Tích truyện "Trầu cau' đã được điện ảnh Việt Nam dựng thành phim truyện hấp dẫn, còn ca khúc về tích "trầu cau" đã có từ trước cách mạng tháng 8 (1945)
· Ý nghĩa hoá học :
Trước đây người ta thường mời nhau ăn miếng trầu cho vui, cho ấm người, cho thơm miệng... có đúng ăn trầu sẽ làm cho vui, ấm và sạch miệng hay không ?
Lá trầu có chứa từ 1,8 - 2,4% tinh dầu, chủ yếu là chavibetol và chavicol cùng một số phenolic khác. Nước ép lá trầu có tác dụng tăng áp, giảm mạch ngoại vi và tính kháng sinh rất mạnh. Đông y dùng trầu đánh gió, chữa cảm cúm, bỏng, chữa vết thương.
Trong hạt cau (y học cổ truyền gọi là - đinh lang) có khoảng 18% tanin, 14% chất dầu, 2% muối khoáng và các hợp chất ancaloit, đặc biệt là arecolin (C6H13NO2) chiếm 0,5%. Chính arecolin có tác dụng làm tiết nước bọt, làm co đồng tử mắt, kích thích thần kinh phó giao cảm.
Trầu cau không thể thiếu vôi, không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang màu đỏ. Vôi là chất kiềm, khi tác dụng với arecolin, chất này có tính độc và chuyển thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn.
Người ta thường thêm vào miếng trầu một lát vỏ rễ cây chay. Vỏ có tác dụng tăng thêm tanin cho miếng trầu. Nhai miếng trầu khoảng 15 - 20 phút, bắt đầu "giập bã trầu", ở nhiệt độ cơ thể 370C, các phản ứng hoá học, phản ứng sinh màu giữa các phenolic, arecolin, arecaidin, tanin và các chất khác trong môi trường kiềm đã xảy ra. Chính các phản ứng này tạo cho người ăn trầu cảm giác say, hưng phấn, ấm áp làm cho da mặt hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn, làm sạch miệng, làm chặt chân răng. Ăn trầu chính là một cách trang điểm của người phụ nữ trước đây. Miếng trầu làm cho đôi má thêm hồng, đôi môi thêm thắm, cho lòng thêm say.
· Ý nghĩa nhân văn:
Lá trầu, quả cau là hai thứ không thể thiếu trong các đồ tế lễ, thờ cúng thần thánh, tổ tiên. Người ta thường nói "hương, hoa, phù, tửu, bạc lễ chi nghi" (hương, hoa, trầu, rươu, bạc lễ là nghi thức).
Miếng trầu có mặt trong mọi lễ nghi, cưới hỏi, giỗ chạp, tang gia... đã trở thành phong tục, truyền thống của người Việt Nam. Ngày nay tuy không ăn trầu nhưng trong các lễ nghi người ta vẫn giữ phong tục truyền thống nghĩa là vẫn có trầu, cau. Lễ dạm hỏi còn gọi là lễ "bỏ cơi trầu".
Miếng trầu mang rất nhiều ý nghĩa:
· Miếng trầu dùng trong giao tiếp, miếng trầu là đầu câu chuyện:
"Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là "
· Miếng trầu dùng để trao duyên:
"Trầu này trầu quế, trầu hoa
Trầu Loan, trầu Phượng, trầu ta, trầu mình"
· Miếng trầu dùng để trách người bạn trai chậm chân:
"Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như là cá chậu, chim lồng biết sao "
· Miếng trầu dùng để khuyên nhủ lứa đôi
"Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi"
· Miếng trầu dùng nói khi giúp đỡ việc cưới xin:
"Giúp cho quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau"
· Miếng trầu dùng để trang điểm:
"Trầu này trầu tính, trầu tình
Ăn vào thêm đỏ môi mình, môi ta"
· Miếng trầu dùng để đo thời gian:
"Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăn giập bã trầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh"
Hoặc là:
"Ngồi chơi mới giập bã trầu
Mong anh nán lại, đôi câu giãi bày"
Ông cha ta đã dùng miếng trầu để diễn đạt các cung bậc của tình cảm.
Cây cau, giàn giầu (trầu) đã đi vào văn thơ ca.
Thơ Nguyễn Bính:
"Nhà em có một giàn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ? "
Và:
"Cái ngày em đi lấy chồng
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn"
Dân ca quan họ Bắc Ninh"
"Cau non sánh với trầu vàng
Con non kết bạn, trầu vàng kết duyên"
Hay:
"Tương tư môi đỏ dạ sầu
Chưa ăn mà đã thấy say miếng trầu"
Và:
"Say nhau quan họ càng say
Nâng niu một miếng trầu này mời nhau
Đã thương đến tận vườn cau
Đã yêu xin gửi miếng trầu làm tin"