Hóa học và sức khỏe

Sự nguy hiểm của đường Splenda (Sucralose-E995 )

2013-11-21 14:26

           Khi nói đến đường Sucralose hay chất tạo ngọt E995 thì chắc hẳn ít người biết tới nhưng khi nói đến đường Spelenda thì ắt hẳn nhiều người đều biết, nhất là với những người ăn kiêng. Với chứng chỉ thông hành do FDA cấp vào năm 1998 , Sucralose được tổ chức phi chính phủ CSPI bình chọn là một trong 2 loại đường hóa học an toàn nhất với sức khỏe con người. Nhưng dường như tác dụng không mong muốn của chất tạo ngọt này đã bị họ lờ đi, nhà sản xuất thì thông báo rằng cơ thể không hấp thụ tác dụng phụ. Khi biết đến tác dụng phụ hay nói cách khác là nguy cơ tiềm ẩn từ loại đường này khiến nhiều người không khỏi rùng mình.

          Thành phần chính của Splenda là Sucralose, ngaoif ra còn có maltodexin và dextrose được chiết xuất từ ngô. Theo khảo sát thì có tới 47% người tiêu dùng nghĩ rằng Splenda là sản phẩm tự nhiên. Nhưng sự thật thì không phải như vậy mà Sucralose được tạo ra bằng cách thay đổi cấu trúc của phân tử đường Sucrose (đường tự nhiên) và thay thế các nhóm hidroxyl bằng các nguyên tử clo. Nói cách khác thì Sucrlose là sản phẩm của quá trình khử trùng clo Sucrose hay Sucralose là một chlorocarbon. Mà Chlorocarbon lại được sử dụng trong thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, thuốc khử trùng. Vậy thì phải chăng việc CSPI cho phép sử dụng Sucrolose là cho phép ''sử dụng hợp pháp chất đọc hại trong thực phẩm''? Khi dùng Sucrolose sẽ gây ra một số tác hại nguy hiểm như : gây ngộ độc, suy giảm hệ miễn dịch, gây biến trứng trước khi sinh,....

          Theo như nghiên cứu mới nhất của FAD thì độ tinh khiết của Sucralose trong Splenda chỏ có 98%. Vậy 2 % còn lại sẽ là những loại hóa chất độc hại nào nữa và những người đã sử dụng rồi sẽ còn nhận thêm những hậu quả gì nữa? Thật đáng buồn!

Ba loại quả nên ăn vào mùa đông

2013-11-15 22:02

  Mùa đông đã qua nhưng những đợt rét nàng Bân như thời tiết tại Hà Nội hiện nay luôn đi kèm với một vài sự khó chịu đối với làn da của chúng ta như: khô, nẻ, rát da, mẩn ngứa... Cùng với việc sử dụng kem dưỡng da, bạn nên chọn cách bổ sung nước cho cơ thể bằng các loại trái cây có sẵn trong mùa.

Ăn trái cây không những cung câp nhiều nước cho da mà nó còn góp phần hạn chế những bệnh liên quan đến da thường gặp trong mùa lạnh như: nẻ da, viêm da, ngứa da…

Quả dâu tây:

      Dâu tây là loại quả rất giàu Coenzym Q10, một chất chống lại thiệt hại gốc tự do và làm giảm tốc độ lão hóa. Ngoài ra với hàm lượng chất Axit alpha-hydroxyl khá cao, quả dâu tây sẽ giúp loại bỏ tế bào da chết và giúp cơ thể sản xuất nhiều collagen giữ cho da vừa khỏe vừa đẹp.

       Một điều tuyệt vời khác không thể bỏ qua khi nói về dâu tây là nó chứa rất nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa thiết yếu  giúp ngăn ngừa các bệnh trên da, chống lại quá trình lão hóa và những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da.

       Với lượng nước nhiều, nếu ăn dâu tây vào mùa đông, bạn sẽ bớt nỗi lo thiếu nước cho cơ thể trong mùa đông.

Cà chua:

 

       Giống như dâu tây, quả cà chua có chứa nhiều nước nên vừa bổ sung nước cho cơ thể vừa có tác dụng tái tạo và hình thành collagen trong da, do đó ngăn ngừa da không bị chùng.

       Trong cà chua còn có Vitamin C, sắt, kali, phốt pho, lưu huỳnh,… đều là những chất có lợi cho sức khỏe và làn da. Về mùa đông, do ít ăn hoa quả nên cơ thể bạn dễ bị thiếu vitamin C và cà chua chính là 1 sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Ăn nhiều cà chua cũng giúp chống được bệnh xuất huyết và giúp vết thương mau lành.

        Ngoài ra cà chua có chứa chất chống oxy hóa Lycopene nhiều hơn bất kỳ 1 loại thực phẩm nào khác nên có hiệu quả rất lớn trong việc đẩy lùi lão hóa da, chống khô và nhăn da cũng như các nốt mụn đáng ghét. Ăn nước sốt hoặc uống nước ép cà chua cũng có thể giúp xóa được mụn.

Cam quýt:

    Cám quýt và các quả họ cam không chỉ giải khát mà còn tốt cho làn da của các chị em ở mọi độ tuổi. Cam quýt rất giàu carbohydrates, vitamin, axit malic, axit citric, protein,… nên vừa cung cấp dinh dưỡng vừa bổ sung nước cho cơ thể và giữ ẩm cho da.

      Cam cũng là loại trái cây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C. Các chất này giúp làm sáng da, tăng sức đề kháng cho da và giảm thiểu tác bệnh như viêm da, dị ứng,… Ngoài ra Vitamin C còn cải thiện khả năng hấp thụ vitamin E và sắt trong cơ thể nên càng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.

10 loại cây cảnh gây chết người

2013-11-20 19:43

    Ở Việt Nam, việc trồng cây cảnh trong nhà thường có ý nghĩa về phong thủy, quan niệm phát tài phát lộc. Mỗi gia chủ có cách nghĩ riêng nên việc chọn cây cảnh nào, có hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau đều bị ảnh hưởng bởi phong thủy mà chẳng mấy để ý cây đó có chất độc hại hay không.

    Những ca phát hiện ngộ độc cây cảnh có độc trên thế giới thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tại TP. HCM đã có một số trẻ nhỏ bị ngộ độc nặng do ăn quả mã tiền.

    Trao đổi với chúng tôi, tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Có rất nhiều loại cây cảnh có khả năng gây ngộ độc cao. Ví dụ cây vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar. Cây có thân mềm, lá xanh đốm trắng, thuộc họ Ráy. Vì cây cũng đẹp nên hay được trồng làm cảnh”.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 1

    Tuy nhiên, theo TS Lệ, độc chất của cây vạn niên thanh chính là calcium oxalate. Độc chất calcium oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. “Khi nhai lá, ăn lá sẽ gây ra bỏng rát niêm mạc miệng, da. Nếu tiếp xúc với nhựa từ lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, cứng miệng, nghẹn họng và khó thở. Nếu ăn với số lượng nhiều có thể gây chết người”, TS Lệ nhấn mạnh.

    Vì chất độc trong cây vạn niên thanh không phải dạng khí hay bay hơi mà chỉ khi nuốt lá, ăn lá, nhai lá mới có các hiện tượng trên.“Các triệu chứng trên đa số là nhẹ nhưng cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chỉ định hoặc cấp cứu kịp thời”, TS Bùi Văn Lệ nhấn mạnh.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 2

    Cho nên, nếu trồng trong nhà thì chỉ nên đặt ở khu vực hành lang, tránh xa tầm với của trẻ em. Đưa ra khuyến cáo hoặc viết chú ý đặt trên cây để tránh xảy ra những tình huống bị ngộ độc. Hoặc trước khi trồng có thể cân nhắc kỹ càng.

    Một số loài cây có độc tố khác cần lưu ý khi trồng trong nhà:

Xương rồng bát tiên: Đây là cây có bán nhiều nơi, chất độc nằm trong nhựa của cây.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 3

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 4

    Hoa cẩm tú cầu: Lá và củ cây có chất độc, khi nhai hoặc ăn vào có thể  gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 5

    Hoa đỗ quyên: Loại hoa này có giống chứa độc là Rhododendron occidental. Chất độc chứa trong tất cả các bộ phận, gây buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 6

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 7

    Cây môn kiểng: Loại cây này có tên khoa học là Caladium Hortulanum. Chất độc có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày, ruột.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 8

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 9

    Hoa rum: Lá và củ chứa chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 10

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 11

    Cây ngoắt nghẻo: Đây là cây có độc ở củ với hạt. Nếu khi ăn vào có thể gây tê lưỡi, mất cảm giác cơ thể, gây hôn mê dẫn đến tử vong.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 12

    Hoa thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp, trong củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 13

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 14

    Cây trúc đào: Có tên khoa học là Nerium oleander. Đây là cây cao khoảng 2 - 6 mét, có hoa nhỏ mọc thành, hoa đẹp có nhiều màu. Chất độc của cây tập trung trong tất cả các bộ phận. Khi ăn phải có thể gây nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, và thậm chí gây tử vong.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 15

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 16

    Hoa thiên điểu: Chất độc nằm trong hoa và hạt, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

Sốc: 10 loại cây cảnh gây chết người - 17

Độ độc của cây còn bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, cân nặng và sự nhạy cảm của từng người.
Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm nguy cơ cao. Trẻ em rất tò mò với thiên nhiên, không hề sợ hãi khi khám phá cây cỏ bằng cách nhìn ngắm, sờ, ngửi hoặc cho vào miệng nếm thử. Các quả có màu sắc sặc sỡ thường được chúng chú ý.

 

Tại châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 7-10 thường có khoảng 20 ca ngộ độc do cây vườn gây ra, nạn nhân thường là trẻ em trong độ tuổi dưới 6.
 

10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà

2013-11-20 19:29

Chúng cũng nhả ra các hóa chất lành mạnh, làm sạch lại không khí. Nếu bạn muốn cải thiện điều kiện sống trong nhà, nên trồng những "chiếc máy hút bụi" tự nhiên sau:

1 Hoa cúc

Trong khi hầu hết các loại cây cảnh có tác dụng lọc sạch không khí không phải là cây có hoa, thì hoa cúc là một ngoại lệ. Chúng có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen - hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn. Loài hoa này cần ánh mặt trời, vì thế hãy đặt chúng gần cửa sổ. Cũng vì là cây có hoa, nên nó không thể sống quanh năm như các loại cây cảnh trong nhà khác.

2. Hoa đồng tiền
Là biểu tượng của mùa xuân. Chúng cũng rất hữu ích trong việc lọc khí benzen - thường có mặt trong nhiều loại sơn. Vì thế, nếu bạn vừa sơn lại phòng, nên đặt một chậu hoa đồng tiền để loại bỏ các hạt benzen lơ lửng trong không khí.
 
3. Hoa đỗ quyên
Trong khi hoa đồng tiền là lựa chọn cho mùa xuân, thì đỗ quyên có thể là lựa chọn tốt nhất cho mùa thu, vì chúng thích hợp với nhiệt độ mát mẻ. Chúng hấp thụ chủ yếu formaldehyde - tìm thấy trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt. Vì thế, hoa đỗ quyên là lựa chọn tốt cho gian bếp.
 
4. Nha đam
Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác. Nhưng nó còn có tác dụng làm sạch không khí. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu tới.
 
5. Cây nhện
Lá cây có khả năng hấp thu mạnh mẽ benzen, formaldehyde, CO và xylene - một hóa chất sử dụng nhiều trong công nghiệp da và cao su. Cây chịu được khắc nghiệt, thích hợp với bạn nào không có nhiều thời gian chăm sóc.
 
6. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, và thực sự sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào. Ngược lại, nó cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
 
7. Vạn niên thanh
Cây không cần nhiều ánh sáng mặt trời, mà lá vẫn có thể xanh ngay cả khi bạn đặt trong bóng râm. Vì thế, cây phù hợp để đặt ở phòng không có nhiều ánh sáng. Nó hấp thụ formaldehyde rất tốt.
 
8. Cây thường xuân
Mặc dù loài cây này lọc được formaldehyde, nó cũng có thể làm sạch không khí có mùi xú uế. Cây cần ánh sáng, vì thế nên đặt ở cửa sổ của nhà tắm.
 
9. Cây cọ cảnh
Cây lọc được cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong phòng giặt khô, hoặc phòng có nhiều đồ có thể giải phóng formaldehyde, chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng khách.
 
10. Cây huệ bình (lan Ý)
Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Cây sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần, vì thế là lựa chọn tốt cho những người không có thời gian. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.
 
Vì các loài cây hấp thụ hóa chất từ đất, nên chúng sẽ làm việc tốt nhất khi các lá dưới cùng được xén bỏ, để lộ ra bầu đất.

Nước ép dưa hấu làm giảm đau cơ

2013-11-20 19:26

    Kết quả cho thấy, sau khi tập thể dục, những người được uống nước ép dưa hấu giảm tình trạng đau nhức cơ bắp. Điều này có thể giải thích do axit amin L-citrulline được tìm thấy trong dưa hấu giúp những người tập luyện thể thao nhanh chóng phục hồi cơ bắp và tăng hiệu suất hoạt động. Nước ép dưa hấu có tính chất chống oxy hóa và có khả năng tăng protein cơ bắp, giúp nâng cao thành tích thể thao.



    Theo các nhà nghiên cứu, hóa chất tự nhiên có trong dưa hấu đẩy nhanh quá trình loại bỏ axit lactic. Axit lactic tích tụ có thể gây ra cảm giác nóng rát trong các cơ bắp và làm cho chúng ta bị đau. Nghiên cứu trước đây cho thấy, dưa hấu cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách ngăn chặn sự tích tụ của cholesterol có hại. Ăn dưa hấu thường xuyên giúp kiểm soát tăng cân và ngăn chặn nguy cơ mỡ máu.

 

Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?

2013-11-19 20:39

Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng đọ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3) . Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đường, bột)  và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hiđrocacbonat NaHCO3(còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit trong dạ dày.

          NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Trong công nghiệp, một lượng lớn axit clohiđric dùng để sản xuất các muối clorua và tổng hợp các chất hữu cơ.

Hàng năm trên toàn thế giới sản xuất hàng triệu tấn axit clohiđric

<< 9 | 10 | 11 | 12 | 13 >>

 

Có thể bạn quan tâm