Lịch sử hóa học
Vì sao có thể dự đoán nguyên tố chưa tìm thấy?
2013-11-28 20:16
Vào năm 1886 nhà hoá học Đức Winkler tìm được nguyên tố hoá học mới là gecmani (Ge). Điều kì lạ là 15 năm trước đó, tức năm 1871, lúc mà chưa ai nghĩ ra có thể có nguyên tố gecmani, nhà hoá học Nga Mendeleev đã nói một cách cính xác về việc có một nguyên tố hoá học có những đặc điểm như là nguyên tố gecmani mà Winkler tìm ra. Bảng so sánh sau đây về tính chất nguyên tố gecmani giữa dự đoán của Mendeleev và dữ liệu thực nghiệm do Winkler tìm ra cho ta thấy các dự đoán của Mendeleev chính xác cỡ nào?
Tính chất
|
Dự đoán của Mendeleev
|
Dữ liệu thực nghiệm
|
Khối lượng nguyên tử
|
72
|
72,5
|
Tỷ trọng
|
5,5
|
5,47
|
Tính tan
|
Là kim loại không tan trong HCl
|
Không tan trong HCl
|
Công thức oxit
|
MO2
|
GeO2
|
Tỷ trọng oxit
|
4,7
|
4,7
|
|
Oxit của nó dễ bị khử thành kim loại
|
Trong dòng khí hidro, GeO2 bị khử thành Ge kim loại.
|
Tính kiềm
|
Hidroxit của nguyên tố có tính kiềm yếu
|
Ge(OH)4 là kiềm yếu
|
Tính chất của hợp chất clorua
|
Clorua của nó có công thức là MCl4 , dễ bay hơi, nhiệt độ sôi là 90 độ, tỷ trọng 1,9. |
GeCl4 là chất lỏng, sôi ở 83 độ, tỷ trọng là 1,887.
|
Nguyên tố
|
Hidro
|
Liti
|
Bo
|
Cacbon
|
Beri
|
Nitơ
|
Oxi
|
Flo
|
Khối lượng nguyên tử
|
1
|
7
|
11
|
12
|
13,5
|
14
|
16
|
19
|
Hoá trị
|
+1
|
+1
|
+3
|
+4 |
+2
|
+4 |
+6 |
+7 |
Tranh luận về sự sống - Hóa học hữu cơ
2013-11-26 05:58Sau khi xác định được bản chất sự cháy lại nảy sinh tranh luận về bản chất sự sống cũng như khác biệt căn bản giữa chất vô cơ và hữu cơ khởi từ việc ông Friedrich Wöhler tình cờ tổng hợp được u rê từ chất vô cơ năm 1828. Trước đó chưa có một chất hữu cơ nào được tổng hợp từ nguồn hữu cơ, nên phát hiện này đã dẫn đến sự ra đời của hóa học hữu cơ và đến cuối thế kỉ 19 các nhà khoa học đã tổng hợp thành công hàng trăm hợp chất hữu cơ, như màu nhuộm, aspirin.
Lịch sử Hóa học
2013-11-24 19:15
Nguồn gốc tên gọi của các nguyên tố
2013-11-18 06:46Mỗi lần học Hóa học có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các nguyên tố Hóa học có tên gọi như vậy? Vì sao lại gọi nguyên tố ở ô thứ 18 trong bảng hệ thống tuần hoàn là Argon? Vì sao lại gọi nguyên tố ở ô thứ 101 là Mendelevi?... Vì vậy hiểu rõ lai lịch và hàm ý của tên gọi các nguyên tố hóa học không chỉ lý thú mà từ đó còn biết một số tính chất nào đó, tình trạng tồn tại và lịch sử phát hiện của các nguyên tố.
Sau đây là ý nghĩa của tên gọi một số nguyên tố hóa học
STT
|
Tên | Kí hiệu | Năm | Người tìm ra | Nguồn gốc tên gọi |
---|---|---|---|---|---|
1
|
Hiđro
|
H
|
1776
|
Henry Cavendish
|
Từ tiếng Hi Lạp Hydro có nghĩa là tạo nước.
|
2
|
Heli
|
He
|
1868
|
Pierre-Jules-Cesar Janssen
|
Từ tiếng Hilạp helios có nghĩa là mặt trời. Nó được tìm ra bởi kính quang phổ khi nó quay quanh sắc cầu mặt trời.
|
3
|
Liti
|
Li
|
1818
|
Johan August Arfvedson
|
Từ tiếng Latinh lithos nghĩa là đá vì họ nghĩa là liti chỉ tồn tạo trong khoáng vật khi lần đầu tiên tìm thấy nó.
|
4
|
Beri
|
Be
|
1798
|
Nicholas-Louis Vauquelin
|
Từ tiếng Hi lạp 'beryl' nghĩa là đá quý vì nó được tìm thấy lần đầu trong đá quý.
|
5
|
Bo
|
B
|
1808
|
Humphry Davy
|
Từ tiếng Ả rập buraq nghĩa là trắng.
|
6
|
Cacbon
|
C
|
-
|
Biết từ cổ xưa
|
Từ tiếng Latinh carbo nghĩa là than đá. Năm 1797, Smithson Tennant chỉ ra kim cương là cacbon tinh khiết.
|
7
|
Nitơ
|
N
|
1772
|
Daniel Rutherford
|
Từ tiếng Hi lạp nitrium nghĩa là sinh ra diêm tiêu.
|
8
|
Oxi
|
O
|
1774
|
Joseph Priestly
|
Từ tiếng Hi lạp oxys nghĩa là sinh ra axit.
|
9
|
Flo
|
F
|
1886
|
Ferdinand Frederic, Henri Moissan
|
Từ tiếng Latinh có nghĩa là chất trợ dung. Vì quặng fluorspars được dùng làm chất trợ dung trong luyện kim vì nó có nhiệt độ nóng chảy thấp.
|
10
|
Neon
|
Ne
|
1898
|
Sir William Ramsay , Morris M. Travers
|
Từ tiếng Hilạp nghĩa là mới
|
11
|
Natri
|
Na
|
1807
|
Sir Humphry Davy
|
Từ tiếng Anh là soda và từ tiếng Latin sodanum nghĩa là trị đau đầu. |
12
|
Magie
|
Mg
|
1808
|
Sir Humphry Davy | Từ Magnesia một miền ở Thessalia ở miền bắc Greece . |
13
|
Nhôm
|
Al
|
1825
|
Hans Christian Oersted | Từ tiếng Latin alum và alumen. |
14
|
Silic
|
Si
|
1924
|
Jons Jacob Berzelius | Từ tiếng Latin silex and silicisnghĩa là viên đá lửa. |
15
|
Photpho
|
P
|
1669
|
Hennig Brand | Từ tiếng Hy Lạp phosphorus nghĩa là mang lại ánh sáng. |
16
|
Lưu huỳnh
|
S
|
-
|
Biết từ cổ xưa
|
Từ tiếng Latin sulfurium and the Sanskrit sulveri |
17
|
Clo
|
Cl
|
1774
|
Carl Wilhelm Scheele | Từ tiếng Hy Lạp chloros nghĩa là xanh nhạt, từ màu của nguyên tố. |
18
|
Argon
|
Ar
|
1894
|
Sir William Ramsay, Lord Raleigh | Từ tiếng Hy Lạp argos nghĩa là khí lười vì nó không kết hợp với nguyên tố nào. |
19
|
Kali
|
K
|
1807
|
Sir Humphry Davy
|
Từ tiếng Anh potash vì nó được tìm thấy trong kiềm ăn da(KOH). kí hiệu hoá học lấy từ tiếng Latin kalium và tiếng Ả rập qali for alkali |
20
|
Canxi
|
Ca
|
1808
|
Sir Humphry Davy | Từ tiếng Latin calx nghĩa là vôi vì nó được tìm thấy trong vôi. |
21
|
Scandi
|
Sc
|
1879
|
Lars Fredrik Nilson | Từ tiếng Latin scandia hoặcScandanavia là nơi nó được tìm thấy. |
22
|
Titan
|
Ti
|
1791
|
The Reverend William Gregor | Từ tiếng Latin titans, một vị thần. |
23
|
Vanadi
|
V
|
1801
1830 |
Andres Manuel del Rio y Fernandez/Nils Gabriel Sefstrom | Từ Scandanavian Freyja Vanadis, vị thần tình yêu và sắc đẹp. |
24
|
Crom
|
Cr
|
1797
|
Louis-Nicholas Vauquelin | Từ tiếng Hy lạp chroma nghĩa là màu sắc. |
25
|
Mangan
|
Mn
|
1774
|
Johan Gottlieb Gahn | Từ tiếng Latin magnes nghĩa là nam châm vì oxit của nó có từ tính. |
26
|
Sắt
|
Fe
|
-
|
Biết từ xưa | Từ tiếng Anglo Saxon iron. Kí hiệu từ tiếng Latin ferrum nghĩa là chắc, bền. |
27
|
Coban
|
Co
|
1739
|
Georg Brandt | Từ tiếng Đức. Kobold tên của bọn quỷ Cobon xảo quyệt trong các chuyện thần thoại. |
28
|
Niken
|
Ni
|
1751
|
Axel Fredrik Cronstedt | Tên của con lùn lão Nick trong những truyền thuyết của thợ mỏ. |
29
|
Đồng
|
Cu
|
-
|
Biết từ xưa | Từ tiếng Latin cuprum là 'Cyprus' nơi mà người La Mã lấy được đồng. |
30
|
Kẽm
|
Zn
|
-
|
Biết từ xưa | Từ tiếng Đức : zink |
31
|
Gali
|
Ga
|
1875
|
Paul-Emile Lecoq de Boisbaudran | Tên Latinh cổ của nước Pháp. |
32
|
Germani
|
Ge
|
1886
|
Clemens Winkler | Tên của nước Đức |
33
|
Asen
|
As
|
-
|
Biết từ xưa | Từ tiếng Latin arsenicum và từ tiếng Hy lạp arsenikos nghĩa là quặng màu vàng, |
34
|
Selen
|
Se
|
1817
|
Jons Jacob Berzelius | Từ tiếng Hy lạp Selene (Mặt trăng) |
35
|
Brôm
|
Br
|
1826
|
Antoine-Jerome Balard | Từ tiếng Hy lạp bromos là hôi thối. |
36
|
Kripton
|
Kr
|
1898
|
Sir William Ramsay, Morris M. Travers | Từ tiếng Hy lạp kryptos là ẩn náu. |
37
|
Rubidi
|
Rb
|
1861
|
Robert Bunsen, Gustav Kirchoff | Từ tiếng Latin rubidus là đỏ thẫm. |
38
|
Stronti
|
Sr
|
1792
|
Thomas Charles Hope | Từ tên Strontian một tỉnh ở Scotland nơi mà khoáng của Stronti được tìm thấy. |
39
|
Ytri
|
Y
|
1794
|
Johan Gadolin | Từ tên một làng ở Thuỵ Điển Ytterby nơi mà quặng gadolinite (ytterbite) được tìm thấy. |
40
|
Ziconi
|
Zr
|
1789
|
Martin Heinrich Klaproth | Từ tiếng Ả rập zargun nghĩa là giống như vàng. |
41
|
Niobi
|
Nb
|
1801
|
Charles Hatchett | Từ tiếng Hy lạp Niobe, con gái của Tantalusdo họ người ta nghĩ niobium và tantalum là những nguyên tố tương tự nhau. |
42
|
Molipđen
|
Mo
|
1789
|
Carl Welhelm Scheele | Từ tiếng Hy lạp molybdos nghĩa là chì. |
43
|
Tecnexi
|
Tc
|
1937
|
Carlo Perrier, Emilio Segre | Từ tiếng Hy lạp technetos nghĩa là nhân tạo. |
44
|
Ruteni
|
Ru
|
1844
|
Karl Karlovich Klaus | Từ tiếng latin ruthenia tên cũ của nước Russia |
45
|
Rođi
|
Rh
|
1803
|
William Hyde Wollaston | Từ tiếng Hy lạp rhodon nghĩa là hoa hồng vì màu của hoa hồng giống màu muối của nó. |
46
|
Paladi
|
Pd
|
1803
|
William Hyde Wollaston | Từ tên một hành tinh nhỏ thứ hai trong hệ Mặt Trời , Pallus, đặt theo tên của Nữ thần thông thái và nghệ thuật , Pallas Athene, tên của nguyên tố đặt sau khi tìm ra nguyên tố một năm sau khi tìm ra hành tinh này. |
47
|
Bạc
|
Ag
|
-
|
Bíêt từ xưa | Từ tên Anglo-Saxon seofor và siolfur. Kí hiệu hoá học lấy từ tên Latinh argentum và Sanskrit argunas nghĩa là sáng. |
48
|
Cadimi
|
Cd
|
1817
|
Friedrich Strohmeyer | Từ tên Hy Lạp kadmeia nghĩa là calamine, kẽm cacbonat vì nó được tìm thấy trong quặng kẽm cacbonat trong tự nhiên. |
49
|
Inđi
|
In
|
1863
|
Ferdinand Reich, Hieronymus Theodor Richter | Từ tên indigo nghĩa là phổ màu xanh indigo của nó. |
50
|
Thiếc
|
Sn
|
-
|
Bíêt từ xưa | Từ tên Anglo-Saxon tin. Kí hiệu hoá học từ tên Latin stannum |
51
|
Stibi
|
Sb
|
-
|
Bíêt từ xưa | Từ tên Hy lạp anti and monos nghĩa là không cô đơn vì nó được tìm thấy trong nhiều hợp chất Kí hiệu hoá học Sb từ tên stibium. |
52
|
Telu
|
Te
|
1782
|
Franz Joseph Muller von Reichenstein | Từ tên Latin Tellus, nữ thần La Mã của Trái đất |
53
|
Iôd
|
I
|
1811
|
Barnard Courtois | Từ tên Hy lạp ioeides nghĩa là màu tím. |
54
|
Xenon
|
Xe
|
1898
|
Sir William Ramsay, Morris M. Travers | Từ tên Hy lạp xenon nghĩa là lạ. |
55
|
Cesi
|
Cs
|
1860
|
Robert Wilhelm Bunsen, Gustav Robert Kirchoff | Từ tên Latin caesius nghĩa là xanh da trời. |
56
|
Bari
|
Ba
|
1808
|
Sir Humphry Davy | Từ tên Hy lạp barys nghĩa là nặng. |
57
|
Lantan
|
La
|
1839
|
Carl Gustaf Mosander | Từ tên Hy lạp lanthanein nghĩa là trốn thoát vì nó ẩn náu trong mỏ ceriand và nó rất khó bị tách ra. |
58
|
Ceri
|
Ce
|
1803
|
Jons Jacob Berzelius, Wilhelm von Hisinger, Martin Heinrich Klaproth | Từ tên Ceres đặt sau tên Nữ thần Nông nghiệp của người La Mã. |
59
|
Praseodym
|
Pr
|
1885
|
Carl F. Auer von Welsbach | Từ tên Hy lạp prasios nghĩa là xanh và didymos nghĩa là song sinh vì muôis màu xanh nó tạo thành . Carl F. Auer von Welsbach tách praseodymi và neodymium từ một mẫu didymi. |
60
|
Neodym
|
Nd
|
1885
|
Carl F. Auer von Welsbach | Từ tên Hy lạp neos nghĩa là mới' và 'didymos' nghĩa là song sinh ấu khi Carl Auer von Welsbach tách didymium thành nhứng nguyên tố mới, một trong những nguyên tố đó ông gọi là neodymi. |
61
|
Prometi
|
Pm
|
1944
|
Jacob A. Marinsky, Lawrence E. Glendenin, Charles D. Coryell | Từ tên Prometheus người cướp lửa từ thiên đàng và trao nó cho loài người. |
62
|
Samari
|
Sm
|
1878
|
Marc Delafontaine | Từ tên khoáng Samarskite trong đó nó được tìm thấy và nó được đặt tên sau của Colonel von Samarski, một viên chức mỏ ở Nga. |
63
|
Europi
|
Eu
|
1896
|
Eugene-Antole Demarcay | Từ tên châu Âu Europe. Ông Demarcay cô lập được europi vào năm 1901. |
64
|
Gadolini
|
Gd
|
1880
|
Jean Charles Galissard de Marignac | Từ tên khoáng gadolinite có chứa nó và nó đựơc đặt theo tên của nó Johan Gadolin |
65
|
Terbi
|
Tb
|
1843
|
Carl Gustaf Mosander | Từ tên làng Ytterby, Thuỵ Điển nơi mà khoáng ytterbite được tìm thấy. |
66
|
Dysprosi
|
Dy
|
1886
|
Paul-Emile Lecoq de Boisbaudran | Từ tên Hy lạp dysprositos nghĩa là khó để lấy được bởi vì rất khó để tách tách dysprosium từ khoáng holmium. |
67
|
Holmi
|
Ho
|
1879
|
Per Theodor Cleve | Từ tên Latin holmia nghĩa là Stockholm, hoặc có lẽ từ tên Holmberg người đầu tiên cô lập được nó. |
68
|
Erbi
|
Er
|
1843
|
Carl Gustaf Mosander | Từ tên tỉnh Ytterby, Thuỵ Điển nơi mà khoáng gadolinite được lần đầu khai thác. |
69
|
Thuli
|
Tm
|
1879
|
Per Theodor Cleve | Từ tên Thule, tên đầu tiên của Scandanavia |
70
|
Yterrbi
|
Yb
|
1878
|
Jean Charles Galissard de Marignac | Từ tên làng Ytterby, Thuỵ Điển nơi mà khoáng ytterbite được tìm thấy. |
71
|
Luteni
|
Lu
|
1907
|
Georges Urbain | Từ tiếng Latin lutetia tên Latin của thành phố Paris. |
72
|
Hafini
|
Hf
|
1923
|
Dirk Coster, Charles de Hevesy | Từ tiếng Latin hafnia nghĩa là Copenhagen nơi mà nguyên tố được phát hiện. |
73
|
Tanta
|
Ta
|
1802
|
Anders Gustaf Ekeberg | Từ tên Hy lạp tantalos. |
74
|
Vôn fram
|
W
|
1783
|
Don Juan Jose and Don Fausto d'Elhuyar | Từ tiếng Thuỵ Điển tung stennghĩa là đã nặng. Kí hiệu hoá học từ tiếng Đức wolfram. |
75
|
Reni
|
re
|
1925
|
Ida Tacke-Noddack, Walter Noddack, Otto Carl Berg | Từ tiếng Latin rhenus. |
76
|
Osmi
|
Os
|
1803
|
Smithson Tennant | Từ tên Hy lạp . |
77
|
Iridi
|
Ir
|
1803
|
Smithson Tennant | Từ tiếng Latin Iris, Nữ Thần Cầu Vồng Hy Lạp vì nó có màu sắc khác nhau trong các dung dịch muối của nó. |
78
|
Platin
|
Pt
|
1735
|
Antonio de Ulloa | Từ tiếng Tây Ban Nha platina nghĩa là bạc. |
79
|
Vàng
|
Au
|
-
|
Biết từ xưa | Lấy từ tiếng La Tinh aurum nghĩa là bình minh. |
80
|
Thuỷ ngân
|
Hg
|
-
|
Biết từ xưa | Từ tên vị thần La Mã Mercury. Kí hiệu lấy từ tiếng Hy Lạp hydragyrium nghĩa là nước bạc. |
81
|
Tali
|
Tl
|
1861
|
Sir William Crookes | Từ tên Hy lạp thallos nghĩa là tia xanh lục vì nó có màu sáng xanh trong phổ của nó. |
82
|
Chì
|
Pb
|
-
|
Biết từ xưa | Từ tiếng Anglo Saxon "lead". Kí hiệu của nguyên tố lấy từ tiếng Latin plumbum nghĩa là chì. |
83
|
Bitmut
|
Bi
|
1753
|
Claude-Francois Geoffroy the Younger | Từ tiếng Đức nghĩa là khối màu trắng, vì oxit nó màu trắng. |
84
|
Poloni
|
Po
|
1898
|
Pierre and Marie Curie | Từ tên Poland, tên quê hương cũ của Marie Sklodowska Curie |
85
|
Astatin
|
At
|
1940
|
Dale R. Carson, K.R. MacKenzie, Emilio Segre | Từ tên Hy lạp astatos nghĩa là không bền vì nó là một nguyên tố không bền. |
86
|
Radon
|
Rn
|
1900
|
Friedrich Ernst Dorn | Nó được gọi bắt nguồn từ tên radi vì nó là sản phẩm phân rã của radi . |
87
|
Franxi
|
Fr
|
1939
|
Marguerite Catherine Perey | Từ tên France, quốc gia mà nó được phát hiện ra lần đầu tiên. |
88
|
Radi
|
Ra
|
1898
|
Marie Sklodowska Curie, Pierre Curie | Từ tên Latin radius nghĩa là tia hoặc dòng. |
89
|
Actini
|
Ac
|
1899
|
Andre-Louis Debierne | Từ tên Hy lạp aktis or akinis nghĩa là tia hoặc dòng vì nó là một nguồn phóng xạ alpha tốt. |
90
|
Thori
|
Th
|
1828
|
Jons Jacob Berzelius | Từ tênThor, thần sấm của người Scandanavi |
91
|
Protactini
|
Pa
|
1913
|
Kasimir Fajans, O.H. Gohring | Từ tên Hy lạp protos nghĩa là đầu tiên. |
92
|
Urani
|
U
|
1789
|
Martin Heinrich Klaproth | Tên hành tinh Uranus , Uranus được phát hiện năm 1781. |
93
|
Neptuni
|
Np
|
1940
|
Edwin M. McMillan, Philip H. Abelson | Tên hành tinh Neptune,hành tinh này kế tiếp trong hệ Mặt trời sau hành tinh Uranus, nguyên tố này sau nguyên tố urani nên có tên gọi như vậy. |
94
|
Plutoni
|
Pu
|
1941
|
Glenn T. Seaborg, Joseph W. Kennedy, Edward M. McMillan, Arthur C. Wohl | Tên hành tinh Pluto, hành tinh này kế tiếp trong hệ Mặt trời sau hành tinh Neptuni, nguyên tố này sau nguyên tố neptuni nên có tên gọi như vậy. |
95
|
Americi
|
Am
|
1944
|
Glenn T. Seaborg, Ralph A. James, Leon O. Morgan, Albert Ghiorso | Từ sự tương đồng với nguyên tố Europi ở vị trí thứ sáu thuộc họ Lantan. |
96
|
Curi
|
Cm
|
1944
|
Glenn T. Seaborg, Ralph A. James, Albert Ghiorso | Tên nhà bác học'Pierre và Marie Curie' người tìm ra radium và polonium . |
97
|
Berkeli
|
Bk
|
1949
|
Glenn T. Seaborg, Stanley G. Thompson, Albert Ghiorso | Từ tên Berkeley, California, nơi tổng hợp ra nó. |
98
|
Californi
|
Cf
|
1950
|
Stanley G. Thompson, Glenn T. Seaborg, Kenneth Street, Jr., Albert Ghiorso | Bang và trường đại học California nơi tìm ra nguyên tố. |
99
|
Einstein
|
Es
|
1952
|
Albert Ghiorso | Tên nhà bác học 'Albert Einstein'. |
100
|
Fecmi
|
Fm
|
1952
|
Albert Ghiorso | Tên nhà bác học Enrico Fermi |
101
|
Mendeleev
|
md
|
1955
|
Stanley G. Thompson, Glenn T. Seaborg, Barnard G. Harvey, Gregory R. Choppin, Albert Ghiorso | Tên nhà bác học Dimitri Mendeleev |
102
|
Nobel
|
No
|
1958
|
Albert Ghiorso, Glenn T. Seaborg, Torbjorn Sikkeland, John R. Walton | Tên nhà bác học Alfred Nobel |
103
|
Laurenxi
|
Lr
|
1961
|
Albert Ghiorso, Torbjorn Sikkeland, Almon E. Larsh, Robert M. Latimer | Tên nhà bác học Ernest O. Lawrence |
104
|
Rutherford
|
RE
|
1964
1969 |
Những nhà khoa học Nga ở Dubna / Albert Ghiorso | Tên nhà bác học Ernest Rutherford |
105
|
Dubni
|
Db
|
1967
1970 |
Những nhà khoa học Nga ở phòng thí ngiệm Dubna / Lawrence Berkeley | Từ tên Dubna , một trung tâm nghiên cứu cuả Nga |
106
|
Seaborg
|
Sg
|
1974
|
Albert Ghiorso | Tên nhà bác học Glenn Theodore Seaborg |
107
|
Bohr
|
Bh
|
1981
|
Centre for Heavy-Ion Research , Germany | Tên nhà bác học Niels Bohr |
108
|
Hassi
|
Hs
|
1984
|
Peter Armbruster, Gottfried Munzenber | Từ tên Latin hassia. |
109
|
Meitneri
|
Mt
|
1980
|
Peter Armbruster, Gottfried Munzenber | Từ tên Lise Meitner người phát hiện ra protactini |
110
|
Darmstadti
|
Ds
|
1994
|
Peter Armbruster, Gottfried Munzenber | Từ Darmstadt tên địa điểm đặt trung tâm nghiên cứu. |
111
|
|
-
|
1994
|
Toàn thể các nhà khoa học ở trung tâm nghiên cứu Heavy Ion Research Centre, Darmstadt, Đức |
Chưa đặt tên.
|
112
|
|
-
|
1996
|
Toàn thể các nhà khoa học ở trung tâm nghiên cứu Heavy Ion Research Centre, Darmstadt, Đức |
Chưa đặt tên.
|
114
|
|
-
|
1998
|
Toàn thể các nhà khoa học ở viện nghiên cứu hạt nhân the Joint Institute for Nuclear Research, Dubna, Nga |
Chưa đặt tên.
|
116
|
|
-
|
2000
|
Toàn thể các nhà khoa học ở viện nghiên cứu hạt nhân the Joint Institute for Nuclear Research, Dubna, Nga |
Chưa đặt tên.
|
Từ lửa đến Nguyên tử luận
2013-11-24 19:21Nguồn gốc của nguyên tử luận được coi là từ Hy Lạp và Ấn Độ cổ. Theo quyển De Rerum Natura (Nguồn gốc vạn vật) của triết gia La Mã Lucretius viết năm 50 trước Công nguyên thì nguyên tử luận Hy Lạp ra đời khoảng năm 440 trước Công nguyên khi hai triết gia Democritus và Leucippus cho rằng "atom" (nguyên tử) là thành phần cơ bản nhất không thể chia nhỏ của vật chất. Cùng thời này ở Ấn Độ, triết gia Kanada cũng phát biểu tương tự trong tác phẩm Vaisheshika. Tuy vậy, phát biểu của Kanada cũng như Democritus chỉ có ý nghĩa triết học do thiếu dữ liệu thực nghiệm và cũng do thiếu chứng minh một cách khoa học nên ý niệm tồn tại nguyên tử rất dễ bị bác bỏ. Tại Hy Lạp Aristotle đã phản bác sự tồn tại của nguyên tử, còn trường phái Vaisheshika ở Ấn Độ cũng bị phản đối một thời gian dài
Một số phát minh quan trọng nhất về hoá học và công nghệ hoá học
2013-12-02 16:071748 - 1756: Phát minh của M.V.Lơmanôxôp về định luật bảo toàn khối lượng.
1774 - 1783: A. Lavoađiê (Pháp) thiết lập thành phần của không khí, khí cacbonic, nước, đặt tên cho ôxi và hiđrô và sáng tạo thuyết ôxi về sự cháy.
1789: Ở Pháp xuất bản cuốn giáo trình của A.Lavoadiê có nêu cách phân loại các hợp chất.
1790: T.Lôvit (Nga) phát minh hiện tượng hấp phụ chất hoà tan bởi than.
1802 - 1803: V.Pêtrôp (Nga) phát hiện hiện tượng hồ quang và chứng minh khả năng ứng dụng nó để chiếu sáng, nấu chảy kim loại và khử kim loại khỏi ô xit của chúng.
1803 - 1911: Đ.Đan tôn (Anh) và A.Avôgađrô (Ý) sáng tạo ra thuyết phân tử - nguyên tử.
1807 : G. Đêvi (Anh) điều chế được kim loại kali và natri bằng điện phân.
1822 : N.Fogen (Nga) thực hiện sự thuỷ phân gỗ và rơm.
F.Vôle và sau đó Iu.Libic (Đức) lần đầu tiên quan sát được hiện tượng đồng phân (sự tồn tại nhiều chất có cùng thành phần phân tử)
1828: F.Vôle (Đức) thực hiện sự tổng hợp hữu cơ đầu tiên: chất urê
1833-1834: M.Farađây (Anh) phát minh các định luật điện phân
1837: B.S.Iacôbi (Nga) phát minh phương pháp đúc điện.
1839 - 1843: Ch.Gutđia (Mỹ) và T.Hen cốc (Anh) phát minh phương pháp lưu hoá cao su.
1840: Iu.Libic (Đức) xác định được vai trò các nguyên tố vi lượng trong sự dinh dưỡng của thực vật và động vật.
1842: N.Zinin (Nga) tổng hợp được anilin (bằng cách khử nitro benzen)
1843: Tách vàng từ quặng bằng cách xiano hoá theo phương pháp của P.Bagration (Nga)
1845-1846: A.Fađêep (Nga) và Kh. Senbai (Thuỵ Sĩ) phát minh ra piroxilin
1847: A.Xôbrerô (Ý) lần đầu tiên điều chế được nitroglixerin
1854-1864: Sản xuất thép trong lò chuyển và lò Mactanh.
1857: A. Kekule' xác định tính hoá trị bốn của cacbon, nguyên tố này có trong các hợp chất hữu cơ dưới dạng liên kết với nhau thành mạc
G.Peckin (Anh) Và Ia.Nataxon (Nga) điều chế được những thuốc nhuộm đầu tiên: movein và fucxin.
1860: Anh em Sônvây (Bỉ) thực hiện việc sản xuất sođa (Na2CO3) theo phương pháp amoniac.
1861: A. Butlerôp (Nga) thông báo về thuyết cấu tạo hoá học của các hợp chất hữu cơ do ông xây dựng.
1866: V.Pêtrusepxki (Nga) điều chế được thuốc nổ đinamit đầu tiên.
1869: Đ. Mendeleev phát minh định luật tuần hoàn
1869: Đ.Khaiat (Mỹ) sáng tạo chất dẻo đầu tiên xenluloit
1870: A.Butlerop điều chế được hợp chất polime đầu tiên
1875 - 1878: Nhiệt phân dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ theo phương pháp A.Letnhi (Nga)
1880: N.Lunin (Nga) phát minh ra vitamin
1881: M.Kutserop (Nga) tổng hợp anđehy axetic từ axetilen
1883: S.Sacđone (Pháp) sản xuất đợi nitro
1885-1891: P.Viêlơ (Pháp), G.Xukhaxep (Nga), A.Nôben (Thuỵ điển), F.Aben (Anh) và Đ.I.Medeleev (Nga) sáng tạo ra những loại thuốc súng không khói mới.
1886: P.Eru (Pháp) và S.Hônlơ (Mỹ) đề nghị điều chế nhôm bằng điện phân.
1890: Sản xuất clo và xút ăn da bằng điện phân.
1891: V.Sukhôp (Nga) được cấp bằng phát minh về phương pháp chế biến dầu mỏ mang tên phương pháp cracking.
1896 - 1898: Điều chế không khí lỏng theo phương pháp K.Linđe (Đức)
1896 - 1898: Sự phát minh hiện tượng phóng xạ (A.Becơren Pháp) và P.Quyri và M. Xelodopkaya (Pháp) điều chế được rađi
1897 - 1902: P.Xabachiê (Pháp) và V.Ipachiep (Nga) ứng dụng rộng rãi chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
1990: T.L.Côngđacôp (Nga) tổng hợp polime giống cao su đầu tiên
1906 - 1908: E.OOclôp (Nga) điều chế được fomaldehyd bằng cách ôxi hoá rượu mêtilic trên chất xúc tác.
1908 - 1913: F.Habe (đức) thực hiện việc tổng hợp amoniac có xúc tác từ hiđrô và nitơ
1913:I.I.Oxtromuxlenxki (Nga) tổng hợp divinil từ hỗn hợp rượu và anđehy.
1915-1917: Sản xuất axit nitric bằng cách ôxi hoá amoniac trên chất xúc tác (l.Anđreep _ Nga)
1919: E.Rơzefo (Anh) lần đầu tiên thực hiện được việc biến đổi nguyên tử của một nguyên tố không phóng xạ thành nguyên tử của nguyên tố khác bằng cách dùng hạt anfa bắn phá.
1927: Sản xuất et - xăng tổng hợp ở Đức
1927 - 1929: N.Xemênop (Liên xô) và S. Hinsevut (Anh) xây dựng thuyết phản ứng dây chuyền.
1929: A.Flêminh (Anh) phát minh ra penixilin
1931: Máy gia tốc hạt nhân được xây dựng và đưa vào hoạt động.
1928 - 1932: S.Lêbedep (liên xô) điều chế được cao su tổng hợp đầu tiên và xây dựng được quy trình sản xuất.
1932 - 1933: G.Liutxơ (Mỹ) lần đầu tiên điều chế được nước nặng bằng điện phân U.Carozecxo (Mỹ) tổng hợp được policloropren
1934: I.Quyri và F.Jolio (Pháp) phát minh hiện tượng phóng xạ nhân tạo.
1936: A.I.Đinxét ở Liên xô lần đầu tiên trên thế giới điều chế được polietilen.
1936-1937: Tổng hợp các vitamin B1 và A
1937: Thiết bị đầu tiên để hoá khí than đá ở dưới mặt đất được đưa vào hoạt đồng ở miền Đôn bát.
1937 - 1939: Ở Mỹ, sợi tổng hợp poliamit "nilông" được tổng hợp và đưa vào sản xuất.
1937 - 1940: K.Anđrianop (Liên xô) tổng hợp được hợp chất cao phân tử cơ - silic
1940: G.Flêrop và K.Pêtrơgiăc (Liên Xô) phát minh ra hiện tượng phân chia tự phát của hạt nhân uran.
1941 - 1942: Việc tổng hợp các nguyên tố mới bắt đầu.
1942: E.Xemêniđô (Liên xô) lần đầu tiên đề xuất phương pháp từ polime chế tạo ra dầu nhờn cô đặc, không bị đông ở nhiệt độ dưới 40 độ.
1944 - 1948: Nhờ các công trình của I.Bacđin và nhiều người khác (Liên xô) người ta đã sử dụng ôxi để tăng cường quá trình sản xuất kim loại và các hoá chất.
1950 - 1951: Nắm được phương pháp sản xuất công nghiệp chất kháng sinh xinto - mixin
1954: Thực hiện việc tổng hợp kim cương nhân tạo.
1957: Việc Liên xô phóng vệ tinh bay quanh quả đất mở đầu cho công cuộc chinh phục vũ trụ
1960. Tổng hợp clorophin