Lịch sử hóa học

Những phản ứng hóa học phức tạp

2013-11-29 13:22

Năm 1806

    Cleman và Đêzocmơ đưa ra kết luận về sự tạo thành các hợp chất trung gian trong quá trình oxi hoá lưu huỳnh đioxit với sự có mặt của nitơ oxit.

Năm 1812

      Hemfri Đêvi đưa ra sơ đồ biểu diễn quá trình oxi hoá lưu huỳnh đioxit vớỉ sự có mặt.của nitơ đioxit, đồng thời chỉ ra sự hình thành một số sản phẩm trung gian.

Năm 1830

       Saclơ Haxparơ đơ la Rivơ (1770 - 1834) gặp hiện tượng gia tốc khơi mào khi hoà tan kim loại trong axit.

Năm 1844

      Nhà hoá học Đức Khrixtian Phriđric Senbâynơ (1799 - 1868) nghiên cứu tác dụng của các nguyên tử oxi hoạt động (thu được như một sản phẩm trung gian). Năm 1855, ông xây dựng lí thuyết về các quá trình oxi hoá, trong đó xét đến tác dụng trung gian của nguyên tử oxi hoạt động.

Năm 1845

Nhà khoa học Mĩ Đrecperơ phát hiện thấy sự gia tốc của phản ứng giữa hiđro và clo do ảnh hưởng của ánh sáng.

Năm 1851

      Nhà hoá học Đức Rôbecđơ Vinhem Bunzen (1811 - 1899) nghiên cứu tỉ mỉ về tương tác giữa hiđro và clo. Đồng thời ông dùng danh từ "hiện tượng cảm ứng hoá học" để chỉ loại phản ứng được gia tốc đó.

Năm 1857

      Ađônpho Baierơ (1835 - 1917) nghiên cứu một trong các phản ứng tự xúc tác đầu tiên, đó là phản ứng giữa brom với exit lactic.

Năm 1884

      Van Hôp phát hiện sự không phù hợp giữa sự phụ thuộc về toán học đối với tốc độ c.ủa một số phản ứng đơn giản và kết quả thực nghiệm khi nghiên cứu một số phản ứng ba phân tử, bốn phân tử và nhiều phân tử. Nguyên nhân của sự không phù hợp đó cũng là do tính phức tạp của cơ chế phản ứng. Tuy nhiên, Van Hôp đã giải thích sự sai lệch đó bằng ảnh hưởng của một số hiện tượng phụ.

Năm 1887

       Đimitri Pêtrovic Cônôvalôp (1856 - 1929) đưa ra công thức toán học tính tốc độ của phản ứng tự xúc tác.

Năm 1894

       Vlađimia Alêchxanđrôvich Kischiacôpxki nêu ra cách phân loại động học đầu tiên về các phản ứng hoá học phức tạp. Đến nay, về cơ bản sự phân loại này vẫn được sử dụng.Người ta đã xác định chính xác rằng : đa số các phản ứng hoá học là phản ứng phức tạp, và phương trình hoá học chỉ biểu thị quá trình một cách tổng quát, mà không mô tả tiến trình và cơ chế của phản ứng, Ngày nay, khí nghiên cứu động học của phản ứng bất kì nào, người ta căn cứ vào phương trình cụ thể.

Phản ứng dây chuyền

2013-11-29 13:21

Năm 1680

      Rôbecđơ Bôilơ nhận xét rằng : sự phát sáng của photpho được tăng cường khi giảm áp suất không khí. Ngày nay, người ta biết rõ rằng : đặc điểm đó riêng có đối với phản ứng dây chuyền, là loại phản ứng chỉ có thể xảy ra ở áp suất thấp hơn một giới hạn trên nào đó, và cao hơn một giới hạn dưới tương ứng, tuỳ theo mỗi phản ứng.

Năm 1788

      Nhà hoá học Pháp Ăngtoan Franxoa Fucroa (1755 - 1808) nhận xét rằng : photpho phát sáng trong không khí rõ hơn trong oxi tinh khiết. Hiện tượng này cũng được giải thích bằng sự tồn tại của giới hạn trên và giới hạn dưới của áp suất đối với phản ứng dây chuyền.

Năm 1805

       Alêchxanđơ Fon Humbôntơ (1769 - 1859) và Gây Laytrăc (1778 - 1850) nghiên cứu sự bốc cháy của hỗn hợp hỉđro và oxi. Hai ông đi đến kết luận rằng : khi dư đến mức nào đó một trong các khí thì không xảy ra sự bốc cháy.

       Những hiện tượng nêu trên và nhiều hiện tượng khác được đăng thông báo trong các tạp chí khoa học thời đó, mà không kèm theo sự giải thích nào, vì vào thế kỉ XIX các nhà khoa học chưa có đủ cơ sở để giải thích các hiện tượng như thế.

Năm 1913

      Nhà hoá học Đức Macxơ Bôndestâynơ (1871 - 1942) nghiên cứu 22 phản ứng quang hoá học và lần đầu tiên phát triển quan niệm về đặc tính dây chuyền của các phản ứng đó.

Năm 1918

      Vanterơ Nerst (1864 - 1941) giải thích về mặt lí thuyết cơ chế của quá trình phản ứng giữa hiđro và clo.

Năm 1926

     lu.B. Khariton và ZF. Vantơ đặt nền móng cho sự phát triển hiện đại về động học các phản ứng dây chuyền.

Năm 1928

      Nhicôlai Nhicôlaêvich Xêmênôp (sinh năm 1896) phát triển thuyết về sự bốc cháy dây chuyền.

Năm 1956

     N.N. Xêmênôp và Hinselvucđơ đạt giải Nôben hoá học do kết quả nghiên cứu về cơ chế của phản ứng dây chuyền. Các phản ứng dây chuyền được nghiên cứu khá tỉ mỉ chủ yếu nhờ công trình của hai nhà khoa học này và các trường phái do các ông sáng lập nên. Phản ứng dây chuyền có ý nghĩa thực tế to lớn : các quá trình công nghệ trong sản xuất cao su, sự polime hoá, quá trình điểu chế nhiều hợp chất cao phân tử, nhiên liệu lỏng v.v..., bản chất đều là những phản ứng dây chuyền.

      Ngày nay, việc nghiên cứu phản ứng hoá học luôn gắn liền với việc nghiên cứu cơ chế và động học của chúng.

Thời kỳ kinh nghiệm

2013-11-29 13:19

Con người sử dụng nhiều quá trình xúc tác thuần tuý vì mục đích thực tế, không quan tâm gì đến bản chất và nguyên nhân của hiện tượng. Việc kiếm tìm các chất xúc tác thích hợp cho các phản ứng hoá học khác nhau dựa vào phản đoán.

TRƯỚC CÔNG NGUYÊN

    Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng nhiều quá trình xúc tác diễn ra dưới tác dụng của men và nấm men, chẳng hạn như làm bia, sản xuất rượu nho, bột nhão làm bánh V.V.. Nhiều di vật khảo cổ đã nói lên điều đó.

Thế kỉ VIII

      Vào thời đó người Ả Rập đã nắm được phương pháp điều chế ete từ rượu. Trên thực tế quá trình đó chỉ có thể xảy ra dưới tác dụng của chất xúc tác.

Thế kỉ XV

      Trong các phòng thí nghiệm của các nhà giả kim thuật Ở Tây Âu, người ta đã điều chế được ete bằng cách sử dụng chất thêm là axit sunfuric hoặc là antlmon pentaclorua.

Năm 1660

Các nhà hoá học Pháp Nicôla Lêíevrơ (1620 - 1674) và Nicôla Lêmecnơ (1645 - 1715) thay đổi phương pháp điều chế axit sunfuric: Theo phương pháp của họ, lưu huỳnh được đốt cháy trong không khí ẩm với sự có mặt của một lượng nhỏ xanpêt, đóng vai trò chất xúc tác. Như vậy, các nhà hoá học này là những tác giả đầu tiên của phương pháp nitro điều chế axit sunfuric, mà về sau này được phát triển và hoàn thiện.

Năm 1669

   logan loakhin Bêkherơ (1635 - 1682) điều chế etilen từ rượu bằng cách cho hơi của nó đi qua ống đất sét nung nóng. Thực tế, vật liệu làm bình đóng vai trò chất xúc tác, còn bản thân quá trình là xúc tác dị thể. về sau, vào 1795, một nhóm các nhà hoá học Hà Lan gồm Đâyman, Van Trôcxtơvich, Bonđơ và Laurenbuôc đã xác định rằng : khi điều chế etilen, vật liệu làm ống đóng vai trò quan trọng.

Năm 1777 -1782

Avixơn và Bukhônxơ, độc lập với nhau, cùng thêm lượng nhỏ axit sunfuric vào hỗn hợp phản ứng khi điều chế ete etylic từ axit fomic (cho rượuetylic và axit fomic tác dụng với nhau). Theo quan điểm hiện đại, axit sunfuric ở đây đóng vai trò chất xúc tác, còn quá trình là xúc tác đổng thể.

Năm 1782

     Caclơ Vinhem Sêle (1742 - 1786) đi đến kết luận rằng : tương tác giữa axit hữu cơ và rượu (este hoá) chỉ có thể xảy ra khi có mặt một sô' chất khác, như các axit vô cơ chẳng hạn.

Sự ra đời các học thuyết đầu tiên

2013-11-29 13:16

Trên các tạp chí bắt đều xuất hiện những bài viết giải thích một sổ phản ứng xúc tác riêng. Dần dần xuất hiện những giả thuyết đầu tiên nhằm giải thích bản chất của quá trình xúc tác. Mỏ đầu là những thuyết vật lí xây dựng trên cơ sở những quan sát về quá trình xúc tác trên bề mặt kim loại. Thuyết điện hoá của Beczêliuyt và sau này là thuyết hấp phụ của Lăngmua, Taylo… đã có ảnh hưởng đến các quan điểm đó. Một thời gian dài, các khái niệm hoá học cũng đồng thời phát triển, không phụ thuộc vào các thuyết của vật học. Nội dung của các giả thuyết hoà học rất đa dạng và phong phú, nhưng đều có quan niệm thống nhất ở chỗ : các phản ứng xúc tác trải qua giai đoạn tạo những hợp chất trung gian kém bền giữa chất phản ứng với chất xúc tác và tiếp sau đó là sự phục hi chất xúc tác.

NĂm 1806

     Nicôla Ciernan (1779 - 1842) piải thích quá trình điều chế axit sunfuric. Theo thuyết của ông, axit nitric, được tạo từ xanpêt, chỉ là "công cụ để oxi hoá hoàn toàn lưu huỳnh”. Xét về lịch sử, đó là sự giải thích đầu tiên về phản ứng xúc tác (mặc dù tác giả không coi phản ứng này là phản ứng xúc tác), là sự hình dung đầu tiên về phản ứng xúc tác đồng thể diễn ra qua giai đoạn tạo thành hợp chất trung gian. Đây cũng được xem là điểm khởi đầu của lí thuyết hiện đại về xúc tác, cụ thể hơn là về xúc tác đồng thể.

Năm 1809

    K.x. Kiêcsôp (1764 - 1833) bắt đầu nghiên cứu sự thuỷ phân tinh bột đại mạch, lúa mì, yến mạch, đậu Hà Lan, khoai tây V.V… dưới tác dụng của các axit, như axit suníuric, clohiđric, photphoric, nitric, limonic, axetic v.v..

Năm 1811

    Trên cơ sơ nghiên cứu của mình, Kiêcsôp đưa ra quy trình công nghệ sản xuất đường từ tinh bột khoai tây dưới tác dụng của axit sunfuric. Công trình này đã được báo cáo tại Viện Hàn lâm Khoa học Pêtecbua.

Năm 1812

     Kiêcsôp công bố kết quả nghiên cứu lí thuyết về sự thuỷ phân tinh bột. ông chỉ ra rằng : sau phản ứng thuỷ phân tinh bột, axit sunfuric - chất có tác động đến quá trình thuỷ phân - vẫn còn lại nguyên vẹn không bị tiêu tốn. Đây là một trong những đặc điểm của các chất mà ngày nay được xem là những chất xúc tác. Kiêcsôp tiến hành so sánh ảnh hưởng của axit với ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình phản ứng, và gọi đó là những "yếu tố hoạt hoá phản ứng".

     Phát minh của Kiêcsôp về phương pháp điều chế đường bằng cách thuỷ phân tinh bột là bằng chứng đầu tiên cho thấy có thể tiến hành quá trình hoá sinh - sự chuyển hoá tinh bột thành đường trong tế bào thực vật - trong phòng thí nghiệm hoá học.

Năm 1813

       Lui Giăccơ Tenarơ (1777 - 1857) phân huỷ amoniac bằng các kim loại khác nhau như Fe, Cu, Ag, Au, Pt... ông xác định : Fe ảnh hưởng mạnh nhất đến phản ứng, còn Pt ảnh hưởng yếu nhất, ông cho rằng : kim loại đóng vai trò cơ học thuần tuý, và phức kim loại được xem là vật truyền nhiệt, trên thực tế có tác dụng quyết định tốc độ của quá trình.

Năm 1817

       Hemfri Đêvl (1778 - 1829) cùng em trai là Giôn Đêvi (1790 - 1868) tình cờ bắt gặp tác dụng xúc tác mạnh của platin. Hemfri Đêvi quan sát thấy hiện tượng này khi tiến hành thí nghiệm để hoàn thiện tác phẩm chiếc đèn bảo hiểm cho thợ mỏ. ông xác định rằng, trong điều kiện có metan, sợi platin của đèn phát sáng mạnh khác thường và thời hạn sử dụng nó kéo dài hơn. Giôn Đêvi thì phát hiện : Nếu rượu có lẫn không khí tiếp xúc với muội platin (Đêvi " coi muội platin là hợp chất của platin) thì rượu tự bốc cháy, và làm tăng nhiệt độ bắt đầu phát sáng của platin. Ngày nay, cả hai trường hợp nêu trên được giải thích là quá trình oxi hoá có xúc tác các chất hữu cơ dưới tác dụng của muội platin.

Năm 1818

      Tenarơ phát hiện ra rằng : hoạt tính của các chất có khả năng làm tăng tốc độ một số phản ứng, nghĩa là hoạt tính của các chất xúc tác phụ thuộc vào mức độ phân tán của chúng, ông nhận thấy điều đó khỉ nghiên cứu sự phân huỷ hiđro peoxit trên các kim loại và các oxỉt kim loại khác nhau. Cũng vào năm đó, ông cho rằng : muội platin không phải là hợp chất của platin như Đêvi nghĩ, mà đơn thuần chỉ là platin ở dạng bột xốp. Chính diện tích bề mặt rất lớn ở dạng bột xốp đã tăng cường khả năng xúc tác của platin.

Năm 1831

      Nhà khoa học Anh Philipxơ thành công trong việc oxi hoá lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh trioxit với xúc tác platin. Sự oxi hoá lưu huỳnh đioxit trên xúc tác dị thể - là cơ sở của một trong các phương pháp công nghệ điều chế axit sunfuric.

Năm 1834

      Êngacđd Mitrelich (1794 - 1863) lần đầu tiên tiến hành tổng kết những hiểu biết về xúc tác thời đó. ông là người đầu tiên dùng một tên chung để gọi các phản ứng xúc tác là phản ứng tiếp xúc. Tên đó vẫn giữ cho đến ngày nay để chỉ các quá trình xúc tác dị thê.

Năm 1835

    lonxơ lacôp Beczetiuyt (1779 - 1848) xác định sự xúc tác là hiện tượng chung cho tất cả các quá trình được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của những chất đặc biệt, ông tán thành việc tổng kết của Mitrelich về các quá trình xúc tác, nhưng bác bỏ tên gọi do Mitrelich đặt ra.Thay cho cái tên phản ứng tiếp xúc, ông gọi các quá trình đó là quá trình xúc tác, còn bản thân hiện tượng thì gọi là sự xúc tác. Beczêliuyt cho rằng trình độ tri thức khoa học thời đó chưa cho phép giải thích tỉ mỉ nguyên nhân của các phản ứng xúc tác, ông gọi những nguyên nhân này là "lực xúc tác", còn sự biến hoá của chất do tác động của lực này là sự xúc tác.

Năm 1839

      lutut Libic (1803 - 1873) phát triển các quan điểm lí thuyết về quá trình xúc tác, xây dựng lí thuyết tổng quát đầu tiên về xúc tác. Ông chú ý đến hiện tượng chất xúc tác gia tốc cho phản ứng, nhưng không bị biến đổi trong quá trình phản ứng. Nguyên nhân của sự xúc tác do Libic tìm ra cho đến nay được khoa Học hiện đại chấp nhận : đó là hiện tượng các liên kết trong phân tử các chất phản ứng bị làm yếu đi khỉ chúng tiếp xúc với chất xúc tác,

Năm 1870

      Trên tạp chí khoa học xuất hiện những bài viết đầu tiên thể hiện ý định xây dựng các quan niệm có luận cứ khoa học về cơ chế của các phản ứng xảy ra với sự tham gỉa của chất xúc tác. Ý định đó trở thành hiện thực khi các thuyết về cấu tạo chất phát triển. Những nghiên cứu có hệ thống đầu tiên theo hướng này được A.M. Butlêrôp (1828 - 1886) - người sáng lập thuyết cấu tạo hoá học - thực hiện.

Năm 1870 -1890

     Việc bàn luận về sự xúc tác chủ yếu dựa vào lí thuyết của vật lí. Kiêcsôp (1812) đã so sánh tác dụng xúc tác của axit sunfuric trong quá trình thuỷ phân tinh bột với tác động của nhiệt. Các phản ứng xúc tác diễn ra trên bề mặt platin, cũng được các nhà khoa học giải thích hầu như chỉ bằng sự can thiệp của các yếu tố vật lý. Svaigerơ nói đến sự phụ thuộc của hoạt tính chất xúc tác vào bề mặt của nó bao gồm vô vàn những cái "gai kim loại tích điện". Đêvi cho rằng platin đóng vai trò là vật trung gian truyền nhiệt. Các nhà khoa học tiếp sau Beczêliuyt cho rằng : vai trò của kim loại không liên quan với sự truyền nhiệt hay ánh sáng, mà liên quan tới ảnh hưởng của một "chất dịch điện" nào đó. Vào năm 1898 Van Hôp (1852 - 1911) so sánh quá trình xúc tác dị thể với tác dụng của áp suất cao.

Năm 1894

     Vinhem Oxtwan (1853 - 1932) đưa ra định nghĩa sau về chất xúc tác : "Chất xúc tác là chất có khả năng làm thay đổi tốc độ của phản ứng hoá học, nhưng không tham gia vào sản phẩm cuối cùng của phản ứng”.

Năm 1897 -1903

      Pôn Xabachiê (1854 - 1941) và V.N. tpachiep (1867 - 1952) hầu.như đồng thời, nhưng độc lập với nhau, nghiên cứu về các phản ứng xúc tác dị thể trong hoá học hữu cơ. Người ta đã xác nhận nhiều dữ kiện về tính chọn lọc của chất xúc tác. Cả hai tác giả đều cho rằng : trong phản ứng xúc tác, chất xúc tác tạo với chất phản ứng những hợp chất trung gian không bền. Vấn đề cũng đã trở nên rõ ràng là, không thể giải thích bản chất cũa xúc tác dị thể chỉ bằng những hiện tượng vật lí.

Các thuyết xúc tác ở thế kỷ XX

2013-11-29 13:13

 

Năm 1916

      Lep Vladimirovich Pixaepxki (1874 - 1938) đưa ra những quan niệm đầu tiên của thuyết electron về xúc tác. ông cho rằng : bề mặt nóng của chất xúc tác rắn gia tốc cho phản ứng không phải chỉ do làm tăng nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng, mà còn do có hiện tượng tách các hạt mang điện từ bề mặt của chất xúc tác. Pixagiepxki rút ra kết luận : tác dụng của chất xúc tác kim loại gắn liền với sự hấp phụ và sự va chạm cơ học của các electron của chất xúc tác mà các phần tử chất phản ứng bị hấp phụ.

Năm 1922 -1925

      Đ.Bronstet và Lauri nghiên cứu lí thuyết tổng quát về sự xúc tác bởi axit và bazơ. Thuyết này được xây dựng trên cơ sở thuyết điện li. Bronstet và Lauri đã xác định sự phụ thuộc giữa độ mạnh của axit hoặc bazơ và hoạt tính xúc tác của chúng. Thuyết này giải thích nhiều phản ứng xúc tác đồng thể và dị thể ; giải thích sự xúc tác của các axit và bazơ ở trạng thái hơi, lỏng và rắn. Tác dụng gia tốc đối với phản ứng không phải chỉ có bản thân chất xúc tác, mà cả dung môi và một số tạp chất có trong môi trường phản ứng v.v...

Năm 1929

      Ra đời thuyết đa vị về xúc tác của Balanđin. Các cơ sở đầu tiên của thuyết này đã hình thành từ trong các công trình của Zêlinxki, Menđêlêep, Rasigơ v.v... trước đây. Theo thuyết đa vị, sự xúc tác là tổ hợp các quá trình vật lí và hoá học (hấp phụ hoá học và sự phân bố lại các liên kết hoá học). Trong phân tử chỉ có những nguyên tử tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với chất xúc tác mới thực hiện phản ứng. Hoạt tính và tác dụng chọn lọc của chất xúc tác được giải thích trên cơ sở sự tồn tại của các trung tâm xúc tác, đó là những nhóm nguyên tử trên bề mặt của chất xúc tác. Quá trình xúc tác chỉ có thể diễn ra khi có sự tương ứng về hình học và về mặt năng lượng giữa các phân tử chất phản ứng và các trung tâm hoạt động.

Năm 1930 -1935

      Các cơ sở của thuyết phức chất hoạt động ra đời. Thuyết này được nghiên cứu, phát triển trong các công trình của Âyringơ, Pôlian và Evanxơ. Thuyết này xem sự tương tác của các chất như là khuynh hướng đạt tới trạng thái có lợi nhất về mặt năng lượng. Trong quá trình đó, các phân tử đi qua trạng thái chuyển tiếp, tại đó các liên kết ban đầu giữa các nguyên tử bị yếu đi và phát sinh các liên kết mới. Vì vậy, ở trạng thái chuyển tiếp các phân tử phản ứng và chất xúc tác tạo với nhau phức chất hoạt động, sau đó phức này chuyển hoá thành sản phẩm cuối cùng của phản ứng và giải phóng chất xúc tác. Ngày nay, học thuyết này là cơ sở của quan điểm cơ học lượng tử về động học của các quá trình hoá học. Những luận điểm sơ đẳng của thuyết phức chất hoạt động cũng đã được nói đến ngay từ thời Kêkulê (1858), Menđêlêep (1886) v.v...

NĂM 1938 - 1940

      Vacnerơ và Hautơ lần đầu tiên nhận thấy mối quan hệ giữa chất bán dẫn và tính chất xúc tác của một sô' chất xúc tác. Sau đó ra đời học thuyết về chất xúc tác là chất bán dẫn. Vào cuối những năm 40, người ta đã xây dựng cơ sở cho thuyết electron hiện đại về xúc tác. Theo thuyết này, cấu trúc electron của chất rắn quan hệ chật chỗ với hoạt tính xúc tác của nó. Tác giả của thuyết này là X.X. Rôginxki, F.F,. Vônkenstainơ, Bôretxcôp v.v..

Năm 1939

       Côbôzep đề xuất thuyết quần thể hoạt động. Theo thuyết này, các trung tâm hoạt động của chất xúc tác là các nhóm nguyên tử - các quần thể có cấu trúc vô định hình phân bố ở những vị trí' nhất định trên bề mặt của chất xúc tác. Bản thân pha tinh thể không có hoạt tính xúc tác. Nó đóng vai trò chất mang trung tâm hoạt động trên bề mặt.

Giờ đây chúng ta có thể. nói rằng : hầu hết các phản ứng hoá học tiến hành dù là trong phòng thí nghiệm hoá học, hay trong các tháp phản ứng của nhà mày, cũng như các quá trình hoá sinh đều là những phản ứng xúc tác. Việc nghiên cứu về xúc tác diễn ra trên quy mô rộng ln toàn thế giới nhằm tiếp tục tìm hiểu về cơ chế xúc tác, bản chất các chất xúc tác, lựa chọn các chất xúc tác hiệu quả nhất, kinh tế nhất phục vụ sản xuất và đời sống.

 

Lịch sử các học thuyết dung dịch

2013-11-29 13:12

THỜI KỲ GIẢ KIM THUẬT

Các nhà giả kim thuật kiếm tìm thứ dung môi vạn năng mà theo họ có thể hoà tan tất cả mọi chất.

Thế kỉ XVI-XVII

Pie Gacxenđi (1592 - 1655), Rôbecđơ Bôilơ (1617 - 1691), Nhicôlai Lameri (1645 - 1715) v.v... phát triển lí thuyết hạt về dung dịch. Theo thuyết này, sự hoà tan là quá trình cơ học. Các hạt dung môi thâm nhập vào các lỗ nhỏ của chất tan và tách các hạt ra khỏi chất tan. Sau đó, đến lượt mình, những hạt này rơi vào các lỗ nhỏ của dung môi. Dung dịch được tạo thành bằng cách đó. Thuyết hạt, theo quan điểm hiện đại thì có vẻ rất ngây thơ, nhưng nếu đem so sánh với quan niệm của các nhà giả kim thuật thì lại là tiên tiến. Thuyết này đã tìm kiếm các nguyên nhân thật của quá trình hoà tan trong cấu tạo của chất tan và dung môi với những tính chất huyền diệu của thứ gọi là dung môi vạn năng.

    Giêocgơ stan (1657 - 1734) là người đầu tiên chú ý đến tính đặc thù của dung môi và tìm cách giải thích. Theo ý kiến của ông, chất lỏng làm dung môi bao gồm những hạt, về cấu tạo có sự phù hợp nhất định với các lỗ nhỏ của chất hoà tan. Bởi vậy, một chất lỏng chỉ có thể hoà tan một số chất nhất định.

Năm 1704

      Ixac Niutơn (1642 - 1727) tạo điểm khởi đầu cho học thuyết cơ học về dung dịch. Trong cuốn sách "Bàn về bản chất của axit" ông đã trình bày nội dung cơ bản học thuyết của mình như sáu : quá trình hoà tan thực hiện được là nhờ tác dụng của lực hút giữa các hạt dung môi và chất tan ; lực này tương tự như lực vạn vật hấp dẫn. Theo Niutơn, các tiểu phân nhỏ bé nhất của các chất chịu tác dụng của lực hút ; lực hút này tỉ lệ thuận với khối lượng và tỉ tệ nghịch với bình phương khoảng cách.

Năm 1745

     Mikhain Vaxilievich Lômônôxôp (1711 - 1765) công bố công trình "Bàn luận về tác dụng của dung môi trong hoá học". Học thuyết về dung dịch là một trong những đối tượng nghiên cứu cơ bản của Lômônôxôp trong lĩnh vực hoá lí.

Năm 1748

     Ápbat Giăng Ăngtoan Nôle (1700 - 1770), giáo sư vật lí Pháp lần đầu tiên quan sát thấy hiện tượng thẩm thấu, ông đã nghiên cứu quá trình sôi của chất lỏng. Để ngăn ngừa hiện tượng thâm nhập của không khí vào một bình có chứa rượu, ông đã buộc kín miệng bình bằng một màng tế bào động vật, rồi đem nhúng bình này vào một bình khác có chứa đầy nước. Sau vài giờ đồng hồ, ông nhận thấy màng ngăn trên miệng bình bị căng phồng lên. ông giải thích hiện tượng này như sau : màng động vật có tính chất thẩm thấu đối với rượu dễ hơn là đối với nước.

Năm 1752 -1756

     Lôrnônôxôp phát triển học thuyết hoá lí của mình về dung dịch.Ông là người đầu tiên chú ý đến ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của các chất, ông tiến hành nhiều thí nghiệm hoà tan các chất ở nhiệt độ khác nhau.

Năm 1780 - 1790

     Tôvi Egôrôvic Lôvixơ (1757 - 1804) nghiên cứu sự kết tinh của muối và các chất khác từ dung dịch.

Năm 1800

     Nhà bác học Anh Uyliam Nicônxông (1753 - 1815), Antoni Caciai (1768 - 1840) và Uyliam Crucsan (1745 - 1810) công bố các kết quả thí nghiệm về phân huỷ nước bằng dòng điện, tạo thành hiđro và oxi. Đây là phản ứng hoá học đầu tiên trong dung dịch được thực hiện do tác dụng của dòng điện.

Năm 1800

     I.Ritecsơ (1776 - 1810) tiến hành điện phân dung dịch một số muối. Trong quá trình đó ông thấy kim loại tách ra ở cực âm và oxi giải phóng ở cực dương.

Năm 1802

     Vaxili Vlađimirovic Petrôp (1761 - 1834) đã chế tạo thành công một thiết bị dòng điện một chiều có cường độ lớn. Đó là một khối pin điện bao gồm 4200 vòng đồng và kẽm. Nhờ thiết bị này, ông đã tiến hành điện phân nhiều dung dịch muối cùng một lúc trong các bình khác nhau.

Năm 1803

     William Henri (1775 - 1836) phát biểu định luật về độ hoà tan của chất khí ở những áp suất khác nhau. Trong bức thư gửi cho Giôn Đantôn, Henri thông báo về phát minh quan trọng của mình như sau : lượng khí bị hấp thụ bởi nước tăng tỉ lệ thuận với áp suất của khí trên bề mặt dung dịch. Rôbectơ Bôilơ trước đây cũng đã nghiên cứu về độ tan của chất khí trong chất lòng, ông nhấn mạnh sự khác nhau giữa hỗn hợp không khí - nước và hỗn hợp muối - nước. Giôzep Prixli (1733 - 1804) cũng đã chú ý đến độ hoà tan của chất khí trong chất lỏng. Nhưng người đầu tiên nghiên cứu hiện tượng này một cách định lượng là Henri.

Năm 1803 - 1807

    lonxơ lacôp Beczêliuyt (1779 - 1848) và Vinhemmơ Hizingec (1766 - 1852) khi nghiên cứu sự điện phân các muối khác nhau, axit sunfuric và các chất khác, đã xác định rằng : kim loại và hiđro luôn thoát ra ở điện cực âm. Họ đã chứng minh rằng kim loại là sản phẩm của quá trình điện phân, không phải như trước đấy người ta tưởng nó được tạo thành do tương tác của muối với hiđro được giải phóng trên điện cực.

Năm 1803

      Cuốn sách nhan đề "Thí nghiệm về thống kê hoá học" của Clôt Lui Bectôlê (1748 - 1822) được xuất bản. Trong đó ông đưa ra quan niệm là giữa các hợp chất hoá học và dung dịch không có ranh giới rõ rệt. Theo ý kiến của ông, hoà tan là một quá trình hoá học xảy ra do ái lực hoá học giữa dung môi và chất tan. Bectôlê đã cố gắng chứng minh rằng sự khác nhau giữa hợp chất hoá học và dung dịch chỉ là ở mức độ khác nhau về ái lực hoá học. Có nhiều nhà hoá học đã ủng hộ học thuyết của Bectôlê, trong số đó có Hecman Hecxơ (1802 - 1850), Tômat Grêm (1805 - 1869). Còn Beczêliuyt thì không đồng tình với thuyết này ; ông đề xuất lí thuyết điện hoá của riêng mình về dung dịch.

Năm 1805

      Teođo Grôguxơ (1785 - 1822) tiến hành giải thích cơ chế về tính dẫn điện của dung dịch, ông đã trình bày quan điểm của mình trong bài viết : "Nhận xét về sự phân huỷ nước và sự hoà tan các chất dưới tác dụng của dòng điện trong nước”.

Năm 1806

    Hemfri Đêvi (1778 - 1829) xác định tỉ lệ thể tích của oxi và hiđro thu được khi điện phân nước, và giải thích về sự hình thành của các chất khí đó. Theo ông: oxi và hiđro được giải phóng từ những phần khác nhau của nước. Điều khẳng định này gẩn đúng với thực tế và dần dần thay thế cho quan niệm của Ritec cho rằng nước là đơn chất.

Năm 1807

    Giôn Đantôn (1766 - 1844) đã áp dụng định luật Henri để biểu thị sự phụ thuộc nồng độ của các khí trong dung dịch vào áp suất của hỗn hợp khí. ông đưa ra khái niệm "áp suất riêng phần".

Năm 1819

     Giôzep Lui Gay Luyxăc (1778 - 1850) tiến hành nghiên cứu bằng thực nghiệm về độ hoà tan của chất rắn trong chất lỏng, ông chỉ ra rằng : các dung dịch của một chất điều chế ở cùng một nhiệt độ có cùng thành phần, thì thành phần đó vẫn giữ nguyên không thay đổi theo thời gian, với điều kiện nhiệt độ ổn định.

Năm 1833 - 1834

       Maicơn Farađây (1791 - 1867) phát minh hai định luật cơ bản về điện phân : 1.Lượng chất giải phóng trong quá trình điện phân trên điện cực tỉ lệ thuận với lượng điện đi qua dung dịch. 2.Cùng một lượng điện sẽ giải phóng những lượng chất khác nhau, tuỳ thuộc vào đương lượng của chất.

    Farađây đưa ra các dành từ: điện cực, chất điện li, sự điện phân, anôt, catôt, ion, anión, catión. Theo tiếng Hi Lạp thì "ion" có nghĩa là "chu du", còn các tiếp đầu ngữ "ana" và “cata" có nghĩà là "bên trên" và "bên dưới".

Năm 1836

    Nhà vật lí và hoá học Anh Giôn R.Frederic Đanien (1790 - 1845) phát minh ra pin, được áp dụng rất rộng rãi trong điện hoá học.

Năm 1838 -1840

      Nhà vật lí Nga Bôrixơ Xêmênôvich lacôbi (1801 - 1874) đã nghiên cứu mở đầu cho kĩ thuật đúc điện. Bằng quá trình điện phân, ông tiến hành kết tủa kim loại trên bề mặt của các vật khác nhau, với mục đích tạo ra những bản sao kim loại chính xác. Đó là ứng dụng đầu tiên của điện hoá học trong thực tế.

Năm 1838

       Giôn Frederic Đanien nhận thấy rằng khi cho dòng điện đi qua dung dịch, thì các ion khác nhau chuyển động với tốc độ khác nhau.

 

Năm 1853

       Nhà hoá học Đức Vinhemmơ Hitôptơ (1824 - 1914) nghiên cứu cơ chế truyền dòng điện qua dung dịch bởi các hạt chất tan.

Năm 1857

       Runđônfơ Clauzius (1822 - 1888) phủ nhận quan điểm phổ biến thời đó cho rằng các ion tạo thành trong điện trường, giữa các điện cực. Bằng thực nghiệm, ông đã chứng minh rằng dòng điện chỉ có tác dụng định hướng các . Ion về điện cực.

Năm 1858

      Nhà hoá học Nga Đ.N. Abaxep (1829 - 1880) đã mở đầu nghiên cứu về tính hoà tan lẫn nhau của các chất lỏng.

Năm 1865

      Đimitri Ivanôvich Menđêlêep (1834 - 1907) công bố luận án tiến sĩ với đề tài : "Về sự kết hợp của rượu với nước". Công trình này của ông mở đẩu cho các nghiên cứu cơ bản về dung dịch.

Năm 1875 - 1883

      Fridric Vinhemmơ Cônraosơ (1849 - 19,10) đã công bố nội dung các nghiên cứu về tính dẫn điện của dung dịch muối trong nước, bazơ và axit với nồng độ khác nhau. Những nghiên cứu này tạo cơ sở cho sự ra đời của thuyết điện li. Cônraosơ đã xây dựng phương pháp đo độ dẫn điện của dung dịch mà ngày nay vẫn đang được sử dụng.

Năm 1877

      Vinhemmơ Pfecfero (1845 - 1920) tiến hành định lượng áp suất thẩm thấu của các dung dịch,

Trong cuốn "Cơ sở hoá học" xuất bản lần thứ ba, Đ.l. Menđêlêep đưa ra khái niệm mới về "dung dịch" : "Dung dịch… là hợp chất với nước...". Sau này Menđêlêep phát triển khái niệm này thành thuyết hiđrat về dung dịch.

 

Năm 1878 -1887

     Frăngxoa Mari Raun (1830 - 1901) nghiên cứu sự phụ thuộc độ giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch vào bản chất của dung môi, nổng độ dung dịch và các yếu tố khác, ông xác định rằng : giữa độ giảm áp suất hơi trên dung dịch, độ giảm nhiệt độ đông đặc và khối lượng phân tử chất tan có mối quan hệ chặt chẽ. Raun nghiên cứu sô' lượng lớn dung dịch các chất hữu cơ trong nước, đo nhiệt độ đông đặc của các dung dịch rượu khác nhau v.v... Trên cơ sở các kết quả thu được, Raun đã đi đến kết luận (1884) rằng : nhiệt độ đông đặc của dung dịch không phụ thuộc vào đặc tính chất tan, mà chỉ phụ thuộc vào tĩ lệ giữa số tiểu phân chất tan và số tiểu phân dung môi. Raun là người đầu tiên chỉ ra khả năng sử dụng mối quan hệ phụ thuộc đó để xác định khối lượng phân tử của chất tan.

Năm 1881 - 1883

      Nhà vật lí và hoá học Thụy Điển Xvante Arêniuyt (1859 - 1927), trong phòng thí nghiêm của Viện Hàn lâm Khoa học stôckhôm, bắt đầu nghiên cứu về độ dẫn điện của các dung dịch loãng trong nước với mục đích xây dựng phương pháp xác định khối lượng phân tử của chất tan Kết quả là công trình nghiên cứu đẩu tiên của Arêniuyt được công bố và trở thành cơ sở cho sự phát triển thuyết điện li.

NĂm 1884

       Arêniuyt bảo vệ luận án tiến sĩ về thuyết điện li, trong đó ông trình bày nội dung thuyết do ông đề xướng, đồng thời mô tả kết quả nghiên cứu về 45 chất điện li.

     Những kết luận do ông đúc rút và công bố làm cho người đương thời bất ngờ, lúc đầu không được thừa nhận. Vinhemmơ Oxtwan (1853 - 1932) là người đầu tiển chú ý đến tính đúng đắn về kết quả nghiên cứu của Arêniuyt. ông đã viết : "Suốt đời tôi sẽ không quên ngày mà tôi bắt gặp cái tên Xvante Arêniuyt. Đó là một ngày tháng sáu năm 1884, khi trong tay tôi cầm bài báo của Xvante. Đọc bài báo rất khó hiểu, và tôi đã phải qua một đêm đầy căng thẳng với những giấc mơ tồi tệ. Những điều ông mô tả trong bài viết khác hẳn với những điều thông thường đã biết, lúc đầu khiến tôi hiểu sai lệch và cho rằng đó là những điều vô lí. Nhưng sau đó, những tính toán của nhà khoa học rất trẻ, tác giả của bài báo, đã thu hút tôi: từ tính toán, tác giả thu được những kết quả như những kết quả do chính tôi đã đạt được, nhưng bằng cách khác. Cuối cùng thì tôi hiểu ra rằng : một vấn đề lớn về sự giống nhau giữa axỉt và bazơ - vấn đề mà trong thâm tâm tôi định dành cả đời mình để nghiên cứu, giờ đã được giải quyết".

Năm1885

      Lacôp Henđrỉc Van Hôp (1852 - 1911) công bố công trình "Cân bằng hoá học trong hệ khí và trong các dung dịch loãng". ông đã xác định được các định luật cho dung dịch loặng tương tự như các định luật Bôilơ và Gay Luyxăc đối với chất khí:

     1. Ở  nhiệt độ không đổi, áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận vói nồng độ (giống định luật Bôilơ - Mariôt).

   2. Áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối (giống định luật Gay Luyxăc).

  3. Những lượng chất tan chứa số phân tử bằng nhau tạo ra áp suất như nhau ỏ cùng điều kiện.

Trong công trình này, Van Hôp phát triển lí thuyết vật lí về dung dịch.

NĂm 1887

      Trong thư gửi Van Hôp, Arêniuyt thông báo kết quả vô cùng quan trọng của ông về mối quan hệ giữa sự sai khác về áp suất thẩm thấu của dung dịch và độ điện li.

     Trong thư gửi ôlivec Lôgia, Arêniuyt lần đầu tiên thông báo về thuyết điện li. Cũng trong năm đó, người ta cho đăng .tải công trình của Arêniuyt : "Về sự điện li của các chất hoà tan trong nước". Trong đó một lí thuyết mới đã ra đời: 'Trong dung dịch, các phân tử chất điện li bị phân tích ra thành các ion mang điện”.

Đ.l.Menđêlêep công bố công trình : "Nghiên cứu về các dung dịch nước, theo trọng lựợng riêng". Trong bài viết ông nhận xét: không có ranh giới đáng kể giữa sự hoà tan và các hiện tượng thuần tuý hoá học. Trong công trình này. ông đã trình bày các cơ sở của thuyết hiđrat về dung dịch.

 

Năm 1888 - 1890

       Hecman Vantec Nerst (1864 - 1941) xác định sự phụ thuộc giữa độ linh động của ion trong dung dịch và hệ số'khuếch tán của chất điện li.

Năm 1891

      Morixơ Leplan chỉ ra rằng : để bắt đầu thực hiện sự điện phân đòi hỏi phải có điện thế chính xác nhất định, tuỳ thuộc vào bản chất của chất điện II.

      Leplan là người đầu tiên gọi thế đó là thế phân huỷ. Ngay từ 1838, Maicơn Faradây cũng cho rằng phải tồn tại thế đó.

      Ivan Alêchxêvich Caplucôp (1857 - 1942) bảo vệ luận án tiến sĩ,với nội dung phát triển tiếp tục thuyết điện li. Đặc biệt quan trọng là trong luận án ông đưa ra các khái niệm về lực phân li của dung môi và sự hiđrat hoá ion. Caplucôp đã làm cho thuyết Arênỉuyt và thuyết hiđrat của Menđêlêep xích lại gần nhau.

Năm 1923 - 1925

Pitee Đơbai và Ecst Hucken xây dựng các cơ sở của học thuyết về các chất điện li mạnh.

       Ngày nay, việc nghiên cứu về dung dịch rất phong phú và đa dạng. Người ta đã có hiểu biết sâu sắc về bản chất lực tương tác giữa các tiểu phân dung môi và chất tan ; hiệu ứng gây ra do quà trình hoà tan các chất vào nhau... Biết sử dụng quy luật biến đổi tính chất của dung dịch vào mục đích khoa học và đời sống.

Items: 7 - 12 từ 25
<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>