Mẹo vặt cuộc sống

Làm thế nào để màng không bị dính?

2013-11-23 06:28

    Màng polyetylen khi bảo quản thường bị dính với nhau, nhiều khi chặt đến nỗi không thể bóc rời ra. Các nhà khoa học Pháp đã tìm được cách khắc phục hiện tượng này. Khi gia công, họ thêm vào thành phần pha chế một côpôlyme khối hoặc côpôlyme nhánh của êtylen và styrol, mêtylstyrôl hoặc clostyrôl. Hàm lượng chất thêm vào không quá 5%. Độ trong suốt của màng không bị xấu đi.

Vì sao không nên uống trà với thuốc tân dược?

2013-11-19 13:54

    Trong lá chè có chứa 20% tanin và 1-1,5% cafein, các chất này có thể liên kết với một số hoạt chất của tân dược, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc. Chỉ nên uống thuốc với nước trắng.

Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?

2013-11-19 13:47

    Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều CO2.  Ban ngày do có ánh sáng mặt trời, cây quang hợp nên hấp thụ CO2 và thải ra O2 (nhờ chất diệp lục). Vì vậy ban ngày để cây xanh trong nhà không khí sẽ trong lành hơn còn ban đêm thì ngược lại. Nếu để quá nhiều cây xanh, hoa tươi trog phòng ngủ kín có thể gây ngạt, thậm chí tử vong do thiếu oxi.

Vì sao khi giấm hồng xanh người ta lại để vào cùng mấy quả hồng chín?

2013-11-17 20:02

      Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn.

      Vì Trong mỗi quả xanh đều có một loại axit gây chua, chát. Ví dụ trong hồng có axit tanin, táo có axit malic, quýt, chanh có axit xitric... Khi quả chín, các axit này bị phân hủy dần và vị chua, chát sẽ mất đi. Màu quả cũng chuyển từ xanh qua vàng. Quả chín thường thoát ra khí ethylene. Một số quả như lê, táo chín nhanh hơn các quả hồng, mận. Chúng cũng giải phóng nhiều ethylene hơn. Loại khí này có cấu trúc phân tử gồm một nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydro. Nó có tính hoạt động hóa học tương đối mạnh, xúc tiến hoạt động hô hấp của cây, khiến ôxy dễ lọt qua lớp vỏ vào quả hơn, và quả cũng chín nhanh hơn. Chính vì vậy, khi xếp mấy quả lê hoặc vài quả hồng chín vào một rổ hồng xanh thì có thể tiết kiệm được thời gian giấm.

 

Làm thế nào để phân biệt muối iod với muối thường

2013-11-17 19:39

    Muối iod ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lượng nhỏ NaI (nhằm cung cấp iod cho cơ thể).

Để phân biệt muối thường và muối iod ta vắt nước chanh vào muối, sau đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là muối iod.

Giải thích: Nước chanh có môi trường axit. Trong môi trường axit, NaI không bền bị phân hủy một phần thành I2. I2 mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nước cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm.

Vì sao khi nhóm bếp than ta nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi trước khi nung?

2013-11-17 19:16

 Khi đốt than sinh ra lượng khí CO2 theo phương trình hóa học

  •  C + O2    CO2

Ca(OH)2 sẽ hấp thụ lượng khí CO2 sinh ra. Vì thế sẽ làm giảm khói, giảm lượng khí CO2 sinh ra.

Phương trình hóa học:   

  •  Ca(OH)2 +CO2    CaCO3+ H2O

 

Items: 13 - 18 từ 43
<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm