Hóa dược

Aspirin cải tiến là chất gì?

2013-11-23 06:59

        Ở Anh, người ta vừa đưa ra sản xuất một chất thay thế mới cho aspirin, một loại thuốc thông dụng nhất hiện nay. Chất này có tác dụng giảm đau nhiều hơn aspirin và không gây những hiện tượng phụ không mong muốn của aspirin thông thường. Tên thương mại của thứ thuốc đó là dôlôbit. Hợp chất này có bản chất hoá học giống như aspirin (axit axêtylsalixilic)  chỉ khác ở chỗ trong phân tử, gốc axêtyl được thay thế bằng nhóm đifluophênyl. Danh pháp đầy đủ của Dôlôbit là 2,4 - Đifluophênyl - salixilic axit. Loại aspirin cải tiến này rất được hoan nghênh và bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

Hocmon chống đau là chất gì?

2013-11-23 06:59

        Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện trong máu người có một loại hocmôn chống đau và đặt tên hợp chất mới tìm ra này là anôđin. Tiêm thử anôđin này vào vỏ não, người ta đã chứng minh nó có tác dụng như mocphin và tác dụng giảm đau trong nhiều giờ. Anôđin chính là loại hocmon có ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sự tỉnh giấc của chúng ta.

Tìm ra thuốc cai nghiện rượu

2013-11-22 20:09

         Sau nhiều thập niên tìm kiếm đủ mọi phương thức cai nghiện rượu, giờ đây, giới chuyên gia y tế đã tìm được một loại tân dược mang lại những kết quả ngoạn mục và đầy hy vọng : Đó là chất Baclofène.

         Xuất hiện trên thị trường từ năm 1974, thuốc Baclofène, còn có tên thương mại là Lioresal, vẫn thường được chỉ định để điều trị các trường hợp bị viêm nhiễm hệ thần kinh, ví dụ như bệnh xơ cứng rải rác – Sclerose en plaques. Thế nhưng, các nghiên cứu tại Pháp cho thấy, chất baclofène còn có tác dụng giúp người nghiện rượu thoát ra khỏi tình trạng phụ thuộc, kể cả trong những trường hợp nghiện rất nặng.

         Chỉ riêng tại Pháp, hàng năm, có khoảng 45 000 người chết vì rượu trong số này có khoảng 10 000 người bị ung thư. Đó chưa kể đến các vụ tai nạn giao thông do uống rượu khi lái xe, các vụ bạo hành trong gia đình, các tệ nạn trong xã hội. Giới bác sĩ hoàn toàn bất lực. Một số tân dược được kê đơn như Aotal hay Revia, tỏ ra không có hiệu quả.

        Phương pháp trị liệu mới, không ai ngờ tới này, dựa trên các phát hiện rất tình cờ của một chuyên gia về tim mạch, ông Olivier Ameisen, thuộc bệnh viện Presbyterian Hospital New York, Hoa Kỳ. Vào năm 2008, trong cuốn sách mang tựa đề « Chén rượu cuối cùng – Le dernier verre », ông kể lại là để đối phó với tình trạng nghiện rượu nặng của bản thân, ông đã tự dùng thuốc Baclofène với liều lượng rất cao. Ông trình bày lại quá trình nghiên cứu và đi đến kết luận rằng chất baclofène đã tác động đến một bộ phận trong não – có tên gọi là GABA – B, và làm mất đi sự thèm muốn uống rượu.

       Trong khi chờ đợi các thử nghiệm, từ nhiều năm nay, khoảng 500 bác sĩ Pháp đã cho dùng thuốc Baclofène để cai rượu, mặc dù chưa được các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế cho phép. Việc điều trị đối với khoảng 1500 trường hợp tại Pháp mang lại kết quả rất tốt.

      

      Theo nghiên cứu Rigal and Co, dưới sự chỉ đạo của bác sĩ đa khoa Philippe Jaury, giáo sư thuộc đại học Paris Descartes, được đăng trên tạp chí “ Alcohol and Alcoholism” năm 2012, 58% số người nghiện được chỉ định dùng baclofène đã bỏ hẳn uống rượu hoặc giảm mức tiêu thụ, chỉ thỉnh thoảng uống từ 1 đến 2 cốc. Rất nhiều người khác tuyên bố “ lạnh nhạt với rượu “.

       Kết quả ban đầu này đã làm lay chuyển nhận thức vốn tồn tại từ lâu này trong giới chuyên môn, theo đó, việc cai rượu phụ thuộc vào hành vi ứng xử và quyết tâm của người nghiện.

        Ngày 02/05/2012, Cơ quan an toàn dược phẩm và các sản phẩm y tế quốc gia của Pháp – Agence nationale de Sécurité du Médicament et des Produits de Santé – ANSM – đã cho phép dùng thuốc Baclofène để cai nghiện rượu và thận trọng nhấn mạnh là việc điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

      Theo quy trình, để chính thức thừa nhận công hiệu của thuốc Baclofène trong việc cai rượu, cần phải tiến hành nghiên cứu thử nghiệm mù kép (étude en double aveugle), có đối chứng với giả dược (contre placebo).

      Ngày 22/05 vừa qua, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Jaury, nghiên cứu này đã được khởi động, với sự tham gia của 60 bác sĩ đa khoa, chia nhau phụ trách 9 vùng trên lãnh thổ nước Pháp. Mỗi bác sĩ tìm và lựa chọn từ 6 đến 7 bệnh nhân tự nguyện tham gia thử nghiệm. Kết quả của công trình này sẽ được công bố vào mùa thu năm 2013.

Thuốc kháng sinh gây ra các bệnh mãn tính

2013-11-22 20:05

         Tiến sĩ Blaser đưa ra hồi chuông cảnh báo tới cộng đồng y tế về việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách phổ biến sẽ đe dọa tới sức khỏe con người hơn là tạo ra các “siêu” kháng – đã được sử dụng tối đa trong những năm qua.Việc phát hiện và sử dụng kháng sinh giúp chúng ta tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh thường không phân biệt và tiêu diệt cả các chủng vi khuẩn tốt, xấu.

 

       Các nhà khoa học đã tìm thấy một số vi khuẩn có lợi có thể không bao giờ tái tạo được. Cho nên khi chúng bị tiêu diệt có thể dẫn đến việc tăng khả năng nhiễm trùng và bệnh tật.Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng thuốc kháng sinh được sử dụng đang đóng góp cho việc tăng số lượng người bị các bệnh như: béo phì, dị ứng, hen suyễn, viêm ruột và tiểu đường giai đoạn 1 đang xảy ra trên toàn thế giới.Một đứa trẻ trưởng thành trung bình phải sử dụng từ 10 đến 20 liều kháng sinh. Đặc biệt, ở phụ nữ thì lượng kháng sinh này còn nhiều hơn.Tiến sĩ Blaser kêu gọi các bác sĩ cắt giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ em để giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong tương lai.

Tận dụng mỹ phẩm quá hạn

2013-11-22 20:02

 

       Hầu hết các món đồ mỹ phẩm bạn đều có thể sử dụng với mục đích khác rất hay mà có thể bạn chưa biết. Vì thế nếu bạn đang có lọ nước hoa hồng hay chai kem dưỡng hết hạn, hoặc bạn không dùng đến  thì cũng đừng vứt đi. Hãy đọc các mẹo sử dụng mỹ phẩm hết hạn dưới đây và tận dụng chúng đúng cách.

             

1/ Nước hoa hồng

Trong nước hoa hồng có chứa một hàm lượng cồn nhất đinh, nó có thể dùng để lau kính, lau gương, bàn gỗ hay thậm chí là giầy da và ghế sô fa.

2/ Sơn móng tay dạng bóng

Sơn móng tay hết hạn sử dụng có nhiều cách để tái sử dụng, như: dùng để cố định các chi tiết trang trí bằng kim cương giả trên kính. Sơn móng tay giống như chất keo, không làm chúng bị rơi ra. Với các chất liệu đồ bóng mà bị dính bẩn, bạn cũng có thể quét lên một chút sơn bóng và sau đó lau sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng sự kết dính đặc biệt của loại sơn này khi đã hết hạn này cho công việc thủ công.

3/ Các loại sữa dưỡng, kem dưỡng

Bạn có thể dùng sữa dưỡng da để kích thích móng tay dài nhanh hơn và có độ bóng nhất định. Bạn dùng một miếng bông nhỏ nhúng và sữa dưỡng da, bôi lên móng tay và để khoảng 15 phút. Với tóc bạn cũng có thể làm tương tự, bôi sữa dưỡng lên lược và chải lên tóc, chú ý không để sữa dưỡng dính và da đầu. Để khoảng 10 phút và gội sạch lại. Cách này giúp tóc thêm mượt mà và óng ả.

4/ Nước hoa

Dùng nước hoa dư thừa hoặc vừa mới quá hạn để làm chất khử mùi cho nhà vệ sinh, phòng tắm, xe ô tô hoặc tủ quần áo. Dùng bông mềm thấm nước hoa sau đó bôi đều lên dây lưng có thể làm sạch và bóng dây lưng. Ngoài ra có thể dùng nước hoa làm dung dịch lau các loại đèn trong phòng, vừa có thể làm sạch, vừa giúp phòng thoang thoảng hương thơm.

5/ Mascara

Cùng với son môi, mascara là món đồ trang điểm không thể thiếu trong túi sách phái đẹp. Với những cây mascara đã hết hoặc bị khô không thể sử dụng, đừng vội vứt ngay chúng vào thùng rác. Bạn hoàn toàn có thể làm sạch chổi mascara bằng dung dịch tẩy trang rồi dùng nó thay cho cọ chải lông mày, hoặc cọ chải mi khi trang điểm để tránh mi khỏi bị vón cục.

6/ Son môi

Có thể tận dụng son môi để lau sạch vết bẩn trên các đồ bằng bạc. Dùng khăn sạch có phết son môi sau đó lau lên chỗ có dính bẩn, sau đó dùng khăn ẩm lau lại là được.

7/ Dầu gội đầu

Dùng dầu gội đầu để giặt những đồ len, cổ áo ố bẩn, gối, mũ vải bị thấm nước mưa ố vàng.

Sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh

2013-11-22 19:48

Sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh được ví là "của để dành", con dao 2 lưỡi. Tuy nhiên nhiều người bệnh ngay cả bác sĩ cũng đang lạm dụng nó, bệnh gì cũng dùng kháng sinh, mà không lường trước hết được hậu quả khôn lường.

 

       Theo một khảo sát mới đây của Bệnh viện Bạch Mai, đối với trẻ dưới 3 tuổi, có tới 90% nhiễm trùng hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm họng, viêm tai) là do virus và không cần điều trị bằng kháng sinh. Nhưng thực tế đa số các em nhỏ vẫn đang phải dùng rất thường xuyên loại thuốc này.

      Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, không chỉ người dùng mà ngay cả bác sĩ nhiều khi cũng kê đơn sai, lạm dụng kháng sinh. Trong khi, kháng sinh là con dao 2 lưỡi, nếu dùng đúng thì có tác dụng tốt. Còn ngược lại, người bệnh có thể gánh những hậu quả khôn lường.

Theo phó giáo sư, một số sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh là:

1. Tự ý dùng thuốc kháng sinh 

      Bản chất con người không cần thuốc hằng ngày, chỉ cần khi có bệnh. Vì thế, trước hết phải xem bệnh nặng hay nhẹ, có cần thiết phải dùng kháng sinh hay không. Hơn nữa, nếu là bệnh do virus thì có uống bao nhiêu thuốc khác sinh cũng không có tác dụng. Bệnh không khỏi, người lại mệt mỏi hơn.

        Khi không cần mà uống vào thì cơ thể mất công thải ra (ở đây là gan, thận). Nhưng trong một số trường hợp có thể gây hại, chất không cần thiết lại vào cho vào, đôi khi ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Không những thế, kháng sinh đưa vào người là để diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng nếu không có nó diệt cả vi khuẩn không gây bệnh, vi khẩn có lợi, gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Viêm ruột do kháng sinh có trường hợp chảy máu, thậm chí tử vong.

2. Dùng kháng sinh liều cao, nhiều loại cho nhanh khỏi

       Đúng là bệnh sẽ khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, cần phải biết khi phối hợp với nhau. liều cao thì cũng sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ gặp tác dụng phụ. Kháng sinh lại là con dao 2 lưỡi, nó có tác dụng phụ như: dị ứng, nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể dẫn đến tử vong, sốc phản vệ. Phản ứng phụ gây dị ứng thì ai cũng có thể thấy nhưng điều không phải ai cũng thấy đó là tiêu chảy và tình trạng kháng thuốc.

       Trong đó có lẽ đáng sợ nhất là tình trạng kháng thuốc. Gần đây, nhiều chuyên gia còn lo ngại vi khuẩn kháng thuốc này có thể lây sang cho người khác. Kháng sinh được ví như "của để dành", dùng khi bệnh nặng, nếu cứ lạm dụng nó thì sẽ đến lúc ngay cả vũ khí cuối cùng này cũng không thể cứu được.

       Điều quan trọng nữa là loại thuốc dùng kèm có ảnh hưởng gì không. Thuốc cùng dùng có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của nhau vì thế có khi đơn ít thuốc lại nhanh khỏi.

3. Thấy đỡ bệnh là thôi không dùng

      Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng người bệnh đã cảm thấy khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn. Nghĩ đã khỏi nhiều người liền bỏ thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần, bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.

     Một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng kháng sinh là phải đúng liều, cao hoặc thấp quá đều không được. Có loại chỉ dùng một liều duy nhất, có loại uống 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày, một tháng mới được gọi là đủ liều. Chính vì thế việc uống kháng sinh bao nhiêu ngày mới đủ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

      Bên cạnh đó, liều uống giờ đây cũng thay đổi, không cổ điển như trước nên nếu bác sĩ không cập nhật kiến thức thì có thể dẫn đến dùng sai liều.

4. Đã dùng kháng sinh thì phải dùng loại xịn

      Dùng kháng sinh thế hệ mới, hiệu quả điều trị bệnh thường mạnh hơn, nhanh hơn vì chúng nhạy cảm với nhiều loại vi khuẩn hơn kháng sinh cũ. Tuy nhiên, nó được xem là thứ vũ khí cuối cùng cho người bệnh trong rất nhiều tình huống nguy cấp.

Vì thế, người bệnh không nên lãng phí để tránh hậu quả đáng tiếc. Có không ít trường hợp, bác sỹ đành bó tay nhìn bệnh nhân qua đời vì tất cả các loại kháng sinh mới nhất, mạnh nhất, đắt nhất đều đã bị vô hiệu hóa.

5. Không đỡ thì đổi thuốc

     Kháng sinh cũng giống như nhiều loại thuốc cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng, chứ không thể vừa uống, bệnh đã khỏi. Nhiều cha mẹ cho con uống thuốc chưa hết liều nhưng thấy con không có dấu hiệu thuyên giảm thì yêu cầu bác sĩ đổi thuốc ngay. Điều này là không nên, tránh gây nhờn thuốc.

     Nếu thuốc không có tác dụng thì cần xem xét đến các khía cạnh như: đã tuân thủ đúng liều chưa, việc chẩn đoán, kê đơn đã đúng bệnh chưa, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể...

Items: 43 - 48 từ 58
<< 6 | 7 | 8 | 9 | 10 >>

Có thể bạn quan tâm

Thành phần mỹ phẩm

 

 

 

 

Hóa dược