Hóa dược

Tại sao kháng sinh không điều trị được bệnh do virut?

2013-11-20 19:53

        Kháng sinh (KS) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn (VK) hay kìm hãm sự phát triển của VK một cách đặc hiệu. Mỗi loại KS chỉ tác dụng lên một số chủng VK nhất định.

        Các thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virut vì cấu tạo của virut hoàn toàn khác biệt với VK. Người ta gọi virut là siêu vi khuẩn vì nó không phải là một tế bào hoàn chỉnh mà chỉ là bộ gen (hoặc DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ protein chứa nhiều kháng nguyên, nên bắt buộc phải sống ký sinh bên trong tế bào chủ mà nó xâm nhiễm.

      Do virut nằm trong vật chất di truyền của tế bào chủ cho nên nếu KS tiêu diệt virut thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào chủ (người hoặc động vật). Hơn nữa, virut còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào ở thể không hoạt động và luôn thay đổi hình dạng nên có khả năng kháng lại thuốc rất cao. Vì vậy không được dùng thuốc KS để điều trị các bệnh do virut. Chỉ khi nào thực sự có nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao (như sau phẫu thuật) mới phải dùng thuốc KS.

Các thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virut vì cấu tạo của virut hoàn toàn khác biệt với VK 

        Thuốc KS phải dùng đủ liều lượng và đủ thời gian quy định, nếu không sẽ tạo ra những chủng VK kháng thuốc lại càng nguy hiểm hơn. Đối với virut, để tiêu diệt chúng, người ta sử dụng các thuốc kháng virut là nhóm thuốc khác, chứ không phải là thuốc KS. Ví dụ như để trị cúm do virut người ta dùng các thuốc là oseltamivir (tamiflu), zanamivir (relenza), amantadine (symmetrel) và rimantadine (flumadine)...  

Protein diệt khuẩn thay thế kháng sinh

2013-11-22 19:45

    Các nhà khoa học Israel đang thực hiện bước đi đầu tiên trong quá trình phát triển một chất thay thế thuốc kháng sinh, sau khi tách thành công một protein diệt khuẩn.

      Tiến sỹ Udi Qimron của trường Đại học Tel Aviv, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết loại chất được phát hiện sẽ ngăn vi khuẩn phân nhánh, do đó phá hủy chúng và chống nhiễm khuẩn. Virus có rất nhiều thể thực khuẩn (vật ăn vi khuẩn), nên có thể sử dụng các loại thuốc được làm từ chính thực khuẩn chống virus này. 

      Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện một trong những protein được sản xuất bởi thể thực khuẩn T7, hay còn gọi là gen 04, nhiễm vào vật chủ là khuẩn đường ruột E. coli và cản trở việc phân nhánh tế bào bên trong tế bào của loại vi khuẩn này. Do việc phân tách tế bào bị ngăn chặn, các vi khuẩn E. coli tiếp tục kéo dài cho tới khi chết.
     Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò các gen của thể thực khuẩn T7 khi sản sinh hơn 100 thực thể con trên mỗi vật chủ trong vòng chưa đầy 25 phút. Nếu thực thể T7 hoàn tất chu kỳ tăng trưởng của thực khuẩn một cách thành công thì sẽ phân tách được tối đa số lượng tế bào của vật chủ. 
     Theo tiến sĩ Rotem Sorek thuộc Viện khoa học Weizmann, đây là bước đột phá lớn đầu tiên trong cuộc chiến giữa các thể thực khuẩn và vi khuẩn và có thể làm nền tảng cho điều trị kháng sinh trong tương lai.

         Các thể thực khuẩn là sinh vật phổ biến nhất trên Trái Đất và có số lượng gấp 10 lần vi khuẩn trong tự nhiên. Trái với các virus, thể thực khuẩn không gây hại cho con người. Chúng tự gắn vào một vi khuẩn, tiêm nhiễm DNA vào vật chủ và nhanh chóng sinh sản với số lượng 5.000 thể thực khuẩn trong một tế bào vi khuẩn đơn lẻ. 

      Các thể thực khuẩn được xem là đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống nhiễm khuẩn trong cơ thể người và đã được sử dụng rộng rãi ở một số nước Đông Âu. Tuy nhiên, y học phương Tây hầu như không quan tâm đến lợi ích này vì cơ chế hoạt động của chúng có phần cục bộ so với các loại kháng sinh. 

     Tiến sĩ Silvio Pitlik, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, cho biết vi khuẩn biết cách phát triển một kháng thể nào đó để chống lại các thể thực khuẩn, vì chúng có những cơ chế phòng vệ riêng. Tuy nhiên, ông nhận định rằng trong tương lai các thể thực khuẩn sẽ được sử dụng nhiều hơn vì việc phát hiện các loại thuốc kháng sinh mới đang được thực hiện khá chậm chạp.

 

Máu nhân tạo ở dạng chất dẻo

2013-11-22 19:26

      Chắc chắn mọi người sẽ rất ngạc nhiên và thích thú với phát minh mới này của các nhà khoa học: một loại máu ở dạng chất dẻo, giá rẻ, vận chuyển dễ dàng….

       Các nhà khoa học ở trường Đại học Sheffield, Anh đã chế tạo ra một loại máu nhân tạo dưới dạng chất dẻo có thể được sử dụng thay thế máu thường trong các trường hợp khẩn cấp. Loại máu mới này được chế tạo từ các phân tử chất dẻo mà ở trong nhân của nó có một nguyên tử sắt có khả năng vận chuyển khí oxy ra khắp cơ thể giống như haemoglobin. Đây là một hỗn hợp nhão có màu đỏ thẫm trông giống như mật ong. 

      Theo những nhà phát minh, loại máu nhân tạo này rất nhẹ, dễ dàng vận chuyển, không cần phải giữ lạnh và có thể lưu trữ lâu dài. Họ cho rằng máu nhân tạo có thể được sản xuất với giá rẻ và họ đang tìm kiếm một nguồn tài chính để tạo ra mẫu cuối cùng thích hợp cho việc thử nghiệm sinh học.

  

          Bác sỹ Lance Twyman, khoa hoá học thuộc trường Đại học Shefield tỏ ra rất hứng khởi và phát biểu: “Sản phẩm này có thể được lưu trữ dễ dàng hơn nhiều so với máu, tức có nghĩa là các xe cứu thương và các lực lượng quân sự có thể dễ dàng vận chuyển nó với một số lượng lớn”. Với những tính năng như thế, máu nhân tạo có thể rất hữu ích trong những trường hợp như ở các chiến trường, thiếu nguồn máu nhóm O hay người tiếp nhận máu sẽ không phải lo ngại về những căn bệnh lây qua đường máu.

      Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là liệu đưa loại máu “nhựa” này vào cơ thể người là rất mạo hiểm chăng? Twyman cho biết: “Hiện tại chúng tôi chưa xác định được những vấn đề về lâu dài liên quan đến polymer trong cơ thể. Tuy nhiên, với mục tiêu sử dụng của nó, về ngắn hạn thì đây là phát minh đầy hữu ích”, “một ứng dụng rõ ràng là ở chiến trường hay tại hiện trường một vụ tai nạn thì việc nhanh chóng bổ sung lượng máu bị mất đi có thể cứu được mạng sống con người”.

Mồ hôi có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn

2013-12-04 13:44

        Kháng sinh tự nhiên từ mồ hôi có thể tiêu diệt được siêu vi khuẩn và các chủng lao nguy hiểm.

        Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trường đại học Edinburgh (Anh).

        Họ phát hiện trong mồ hôi con người có một hóa chất được gọi là dermcidin, được kích hoạt trong mồ hôi mặn và hơi chua. Chúng có thể đục thủng màng tế bào của vi khuẩn gây hại và tiêu diệt vi khuẩn. Màng tế bào vốn không thể thay đổi nhanh chóng để chống lại sự tấn công. Do vậy, hóa chất này có nhiều tiềm năng giúp phát triển thuốc kháng sinh thế hệ mới.

        Nhóm nghiên cứu phát hiện hóa chất dermcidin có kênh phân tử dài bất thường, có thể thẩm thấu và thích nghi với hàng loạt màng tế bào khác nhau, cho phép chúng tấn công vi khuẩn và nấm cùng lúc. Dermcidin có thể chống lại nhiều mầm bệnh phổ biến như lao và siêu vi khuẩn bệnh taphylococcus aureus.

    Theo tiến sĩ Ulrich Zachariae, giờ chúng ta đã biết chi tiết những kháng sinh tự nhiên hoạt động như thế nào. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể phát triển những thuốc chống lại viêm nhiễm hữu hiệu hơn những loại kháng sinh hiện nay.

Items: 55 - 58 từ 58
<< 6 | 7 | 8 | 9 | 10

Có thể bạn quan tâm

Thành phần mỹ phẩm

 

 

 

 

Hóa dược