Hiện tượng quanh ta
Vì sao lại nung được các đồ gốm sứ nhiều màu rực rỡ?
2013-12-13 20:07Trên bát, đĩa, chén ta thường thấy ở ngoài mặt có một lớp bóng như thủy tinh, đó là men gốm sứ. Trên lớp men sứ thường có các họa tiết, hoa văn rất đẹp, làm mọi người ưa thích. Đó là do trong men có các kim loại, sau khi nung sẽ có các màu khác nhau, đó là các men màu.
Trên các đồ gốm sứ thường có các hình vẽ có màu đỏ, màu xanh, màu tím, màu vàng, màu đen v.v... rất ưa nhìn. Trong men người ta đã khéo léo sử dụng các kim loại hoặc oxyt kim loại phối hợp chế thành. Men màu đã xuất hiệntrên thế giới từ mấy nghìn năm trước, là kết quả sáng tạo của nhân dân lao động nhiều nước, trong đó có Trung Quốc. Sử dụng men màu có thể chế tạo được các đồ gốm sứ màu sắc đẹp mắt. Đồ hàng gốm sứ Trung Quốc rất nổi tiếng trên thế giới. Trong tiếng Anh từ “gốm sứ” và ‘Trung Quốc” đều diễn tả bằng từ “China.
Men màu được chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau: coban oxyt cho men có màu xanh; crom oxyt cho men có màu xanh; oxyt sắt (III) cho men có màu nâu; mangan dioxyt cho men có màu đen; oxyt đồng (I) cho men có màu đỏ; thiếc oxyt cho men có màu trắng, antimon cho men có màu vàng và hợp chất của vàng cho men có màu đỏ ánh vàng, hợp chất của bạc cho men có màu vàng, hợp chất niken cho men có màu tím v.v... Dùng hỗn hợp nhiều oxyt kim loại, chúng sẽ phối hợp nhau cho nhiều màu sắc đẹp mắt bất ngờ.
Muốn chế tạo được đồ vật bằng sứ, trước hết phải dùng đất sét tạo hình, đem nung ta có sứ thô. Sứ thô có nhiều lỗ nhỏ, nước có thể thấm qua được. Người ta phủ lên sứ thô một lớp men, lại đem nung, men sẽ nóng chảy tạo thành lớp men bóng màu trắng. Nếu ta vẽ trên lớp men màu trắng các hình vẽ bằng các men màu, sau khi nung chảy sẽ có được các hình vẽ sinh động, đẹp mắt.
Vì sao các thanh kiếm cổ bằng đồng đen không bị gỉ?
2013-12-13 19:47Vào năm 1965, Viện bảo tàng tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã khai quật được một ngôi mộ cổ nước sở tại Giang Lăng, đã tìm thấy hai thanh kiếm cổ phát sáng lấp lánh: trên thân kiếm màu vàng có các hoa văn hình thoi màu đen, trên thân kiếm có khắc dòng chữ “Thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn”. Đó chính là thanh kiếm Câu Tiễn nổi tiếng. Hai thanh kiếm chôn vùi dưới đất đã hơn 2000 năm, khi đào được đã thấy phát ánh sáng lóe mắt, rất sắc bén, không hề có một vết gỉ nào. Đến năm 1973 khi đem kiếm triển lãm ở nước ngoài làm nhiều người khách tham quan hết sức kinh ngạc.
Vì sao mùa đông hay bị ngộ độc khí than
2013-12-13 19:26Than đá trông đen thui, đen nhưng lại là quý giá. Trong các xưởng sản xuất khí than, than đá là nguyên liệu để sản xuất khí đốt và nhiều sản phẩm phụ khác lại có thể giảm bót sự gây ô nhiễm môi trường. Đối với các gia đình, việc sử dụng khí đốt làm nhiên liệu tiện lợi hơn việc dùng nhiên liệu rắn như than, củi, rơm rạ để làm chất đốt.
Tiếp theo việc dùng khí đốt cho các loại bếp ga, nhiều gia đình còn lắp đặt thêm lò sưỏi bằng khí đốt, bếp khí đun nước sôi. Khí đốt quả rất có ích cho cuộc sống của chúng ta.Nếu bạn không chú ý, khí than rất có hại cho sức khỏe. Khi có lượng lớn khí đốt rò rỉ rất dễ gây cháy nổ rất nguy hiểm. Ngoài ra người ta còn chịu sức ép lớn là khí đốt có độc tính mạnh, khiến người có thể bị trúng độc không hay biết, thậm chí có thể gây tử vong.
Vì sao mùa hè trên mặt ao hồ nổi lên nhiều bong khí
2013-12-13 19:21Vào mùa hè, khi bạn boi thuyền dạo trên mặt hồ, bạn có thể nhận thấy có nhiều bóng khí nhỏ nổi lên mặt hồ. Đó có phải là do cá đớp không khí gây ra không?
Thực ra đó là do ở đáy hồ có một "xưởng sản xuất" khí hồ ao tự nhiên. Công nhân của xưởng máy này chính là các vi khuẩn. Các vi khuẩn này sinh sống trên rơm cỏ cũng như trong các chất hữu cơ tạo nên các con men. Ở đáy hồ còn có nhiều loại cỏ tạp, rễ cây..., có nhiều vật liệu có sợi. Trong tình trạng thiếu oxy, khi bị lên men sẽ bị phân huỷ sinh ra khí hồ ao. Thành phần chính của khí hồ ao là metan. Đó là chất khí không màu, không mùi, hầu như không tan trong nước. Vì vậy trên mặt hồ có nhiều bóng khí nhỏ.
Không chỉ ở đáy hồ mới cỏ "xưởng máy" sản xuất khí hồ ao, mà ngay ở dưới đấy cũng còn tàng trữ một lượng lớn các động thực vật tồn trại trong đại dưong, ao hồ thòi cổ đại, các động, thực vật thời cổ đại cũng bị phân huỷ và tạo thành khí hồ ao (người ta gọi đó là khí thiên nhiên). Ở nước ta cũng có nhiều nơi có khí thiên nhiên và cũng đã bắt đầu được tìm cách sử dụng trong sản xuất cũng như trong đời sống hằng ngày. Ở Trung Quốc vào đời nhà Tần, những cư dân ở Tứ Xuyên đã biết dùng khí thiên nhiên để chưng cất nước chế tạo muối. Trong khí thiên nhiên có chứa 80 - 90% metan, thậm chí có thể đạt đến 99%.
Phân, nước tiểu, rễ cây, cỏ dại, rác đều có chứa Gác loại vật liệu sợi. Nếu thu thập các vật liệu này và để cho lên men ta có thể thu được lượng lớn khí hồ ao. Khí hồ ao chứa nhiều metan, rất dễ cháy, gặp lửa sẽ cháy thành ngọn lửa màu xanh, 1m3 khí thiên nhiên khi đốt cháy sẽ sinh ra 22990 - 27170 kcal tương đương khi đốt 0,6 kg xăng hoặc 0,8 kg than antraxit. Hiện nay ở nồng thôn, nhiều người đã tổ chức sản xuất khí hồ ao theo hình thức các hầm "bioga" để dùng vào việc đun nấu, thắp sáng không chỉ tiết kiệm được than, củi, rơm rạ, mà còn rất tiện lợi, vệ sinh, không gây ô nhiễm.Vì sao ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?
2013-12-01 19:10Một điều thực tế là ở đồng bằng có rất ít khoáng sản kim loại. Vì thế, những nước đồng bằng tuy mạnh về nông nghiệp, nhưng lại thiếu các mỏ quặng đồng, sắt, kẽm... Bạn có biết vì sao kim loại lại hay xuất hiện ở vùng đồi núi không?
Vùng đối núi là những khu vực bị nhô lên khi vỏ trái đất vận động. Tùy theo sự nhô lên của vỏ trái đất mà những dung nham nóng chảy (magma) -vốn nằm sâu dưới lòng đất - có cơ hội nhô lên và hoạt động. Magma chứa một lượng lớn các muối của axit silic. Ngoài ra, magma còn chứa nhiều kim loại nóng chảy như vàng, đồng, chì, thiếc, molybden...
Khi magma trào lên đến gần mặt đất, do nhiệt độ giảm, nó nguội đi, rắn thành đá peridot, đá hoa cương... Những đá rắn này chủ yếu do các muối của axit silic hợp thành. Còn các nguyên tố kim loại, khi gặp điều kiện nhiệt độ, áp lực thích hợp, thường phân ly khỏi magma, hình thành quặng khoáng sản kim loại. Các quặng này xuất hiện tương đối tập trung, hình thành mỏ. Chính vì thế, nguời ta hay tìm thấy khoáng sản kim loại ở vùng đồi núi.
Vì sao mà đom đóm lại có thể phát sáng được?
2013-12-01 19:08Ánh sáng là một dạng năng lượng có thể tạo ra bằng cách chuyển hóa từ các dạng năng lượng khác sang. Thường thì chúng ta vẫn thấy ánh sáng nhân tạo đi từ việc đốt cháy một vật gì đó (nhiệt năng) hoặc sử dụng điện để làm sáng bóng đèn (điện năng). Tuy nhiên, đom đóm chẳng đốt cái gì và cũng không biết dùng điện nhưng lại có thể phát sáng vào những đêm hè. Nó dùng cách gì vậy nhỉ?
Quá trình đom đóm tạo ra ánh sáng được gọi là quá trình phát quang sinh học (bioluminscence). Quá trình này xuất hiện trong nhiều sinh vật chứ không chỉ riêng đom đóm (ví dụ đối với các loài cá có khả năng phát sáng ở dưới biển sâu). Phản ứng hóa học để phát ra ánh sáng là do một chất có tên gọi Adenosine Triphosphate (ATP), một chất hóa học có trong các tế bào sống dùng để lưu và chuyển hóa năng lượng.
Đom đóm có các tế bào đặc biệt ở phần đuôi chứa một hợp chất hóa học gọi là luciferin và một enzyme là luciferase (dùng để làm chất xúc tác, đẩy nhanh thời gian phản ứng). Phản ứng hóa học của Luciferin và ATP cùng với oxy sẽ tạo ra hợp chất oxyluciferin và chính hợp chất này sẽ tạo ra ánh sáng của đom đóm. Tùy thuộc vào mức độ oxy nhiều hay ít mà đom đóm sẽ phát ra các ánh sáng màu xanh hoặc vàng.
Ngày nay chúng ta có thể thấy hợp chất phát quang nhân tạo được sử dụng trong đồ chơi của trẻ em. Tuy vậy, hợp chất nhân tạo này chỉ có hiệu năng là 33% trong khi hiệu năng của quá trình phát quang sinh học đối với đom đóm là 88%.