Hiện tượng quanh ta

Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh?

2013-11-17 11:54

Đó là do ở nhiệt độ cao sắt sẽ tác dụng với nước tạo nên oxit sắt từ Fe3O4 lấp lánh màu lam. Lớp áo lam này là tấm màng bảo vệ sắt, làm cho sắt không bị rỉ và không bị ăn mòn.

ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hidroxit ở nhiệt độ từ 140 đến 150 độ C. Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ xuất hiện một lớp mỏng màu lam, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, rồi lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dầu nóng mấy phút. Người ta gọi biện pháp này là "tôi muối". Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn.

 

 

Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen?

2013-11-17 11:53

Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, có tác dụng với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất nhiều tanin. Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước. Có khi không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo, hồng mà sau một lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen là do kết quả của nhiều biến đổi hóa học. Trong phân tử tanin có chứa nhiều gốc phênon, các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng và rất dễ ôxi hóa bởi oxi của không khí biến thành các oxit có màu đen. Vì vậy tanin thường được bảo quản trong các bình thủy tinh sẫm màu. Trong công nghiệp tanin dùng để thuộc da và chế mực màu đen.

Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

2013-11-17 11:53
Khi gặp bạc nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành iôn. Iôn bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không có vi khuẩn phát triển nên thức ăn không bị ôi thiu.
 

Vì sao nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh?

2013-11-17 11:51

Trong nước lạnh, các liên kết cộng hóa trị O - H dài, trong khi liên kết hyđro ngắn; còn trong nước nóng thì ngược lại

    Trong một nghiên cứu mới, nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore), tuyên bố, Hiệu ứng Mpemba do những đặc tính độc nhất vô nhị của các liên kết phân tử của nước gây ra.

    Một phân tử nước được hình thành từ các liên kết cộng hóa trị giữa một nguyên tử oxy với 2 nguyên tử hyđro. Tuy nhiên, khi một nguyên tử hyđro của một phân tử nước trôi giạt tới gần nguyên tử oxy trong một phân tử nước khác, chúng kết nối với nhau, tạo thành một liên kết hyđro.

    Các liên kết hyđro kéo các phân tử nước lại gần nhau hơn, làm khởi phát lực đẩy tự nhiên giữa chúng, khiến các liên kết cộng hóa trị oxy - hyđro bị kéo căng cũng như dự trữ năng lượng. Vì vậy, khi chất lỏng ấm nóng, nó khiến các phân tử nước ở cách xa nhau hơn do các liên kết hyđro bị kéo giãn.

    Khi các phân tử nước co rút trở lại và tỏa năng lượng, dẫn đến tình trạng làm mát, đồng nghĩa với việc nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh, giúp lí giải Hiệu ứng Mpemba.

    Để chứng minh giả thuyết của mình, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Xi Zhang đứng đầu đã tính toán được mức độ tăng làm lạnh, bắt nguồn từ hoạt động phân tử và tiến hành các thí nghiệm cho thấy, đây là thủ phạm gây ra các khác biệt về đóng băng giữa nước nóng và nước lạnh đã quan sát được.

Tuy nhiên, một số chuyên gia vật lý lưu ý rằng, cách giải thích trên hiện không thể dùng để dự đoán các đặc tính mới của nước, vốn có thể được tạo ra từ cách làm ngắn các liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, vẫn còn một bước cần giải quyết trước khi bí ẩn được giải đáp thỏa đáng.

Items: 67 - 70 từ 70
<< 8 | 9 | 10 | 11 | 12

Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng kì lạ

 

Hiện tượng quanh ta