Hiện tượng quanh ta

Thuỷ tinh có bị ăn mòn không?

2013-12-01 18:51

    Thuỷ tinh được xem là một vật liệu kỳ diệu vì khả năng chống ăn mòn cao. Không nói đến nước, chứ các loại axit rất mạnh như axit sunfuric, nitric, clohydric, và cả nước cường toan dùng để hoà tan vàng, thuỷ tinh cũng "chấp" hết đựng vạn năng, và đã bỏ vào đó axit flohydric. Không lâu sau, các bình này trở nên mờ đi. Tại sao vậy? Thì ra, axit fl. Có điều, người ta đã lầm khi nghĩ rằng thuỷ tinh không có đối thủ.

    Các nhà khoa học từng cho rằng thủy tinh là bình ohydic có thể tác dụng với silicat, thành phần chủ yếu của vật liệu làm bình. Chính nhờ phản ứng này mà người ta tạo được các dấu chia độ, hoa văn,… trên các bình thuỷ tinh. Axit flohydric tác dụng với silicat theo phản ứng sau:

CaSiO3 + 6 HF → CaF2 + SiF4 + 3 H2O

  

    Do đó, thuỷ tinh bị ăn mòn. Phương pháp khắc, đánh dấu trang trí theo kiểu này được gọi là phương pháp khắc ăn mòn.

    Vì bình thuỷ tinh không đựng được axit flohydric, nên người ta phải tìm một vật liệu khác, đó là chì. Nguyên tố này trơ đối với axit flohydric. Ngày nay, chất dẻo được thay thế cho chì để làm bình đựng vì nó khắc phục được tất cả các nhược điểm trên.

Tại sao giấy “tuyên” lại đặc biệt thích hợp với thư pháp và hội họa Trung Quốc?

2013-12-01 18:01
    Thư pháp và hội họa Trung Quốc là một trong những nết văn hóa tinh tuý truyền thống của Trung Quốc. Ngoài tài năng kỹ xảo điêu luyện của các nhà thư pháp và các họa sĩ ra thì giấy “Tuyên” là nhân tố quan trọng thể hiện thần sắc nghệ thuật của thứ pháp và hội hoạ.
tại sao giấy “Tuyên” lại đặc biệt thích hợp trong thư pháp và hội họa Trung Quốc?
    Giấy “Tuyên” được làm ở vùng Tuyên thành tỉnh An Huy, do đó có tên là “Tuyên”. Nó do vỏ cây thanh đàn và rơm rạ tạo thành một loại giấy rất quý, bề mặt giấy mịn nhẵn, chất giấy mềm mại và dẻo dai, thấm mực đều đặn và có tính thấm nước mạnh. Vì là một loại giấy rất quý nên tử thời Đường đã trở nên rất nổi tiếng, do nó có hiệu quả đặc biệt đối thư pháp và hội hoạ Trung Quốc vì thế mà rất được các nhà tư pháp và hoạ sĩ nổi tiếng coi trọng.

    Ví như giấy Tuyên có tính ăn mực cao, nghĩa là khi nhúng bút vào mực thật đậm viết lên giấy Tuyên, nết mực đó sẽ nằm ở vị trí cố định, nước có trong mực sẽ lan ra khắp mặt giấy, người vẽ có thể tuỳ ý trổ tài, những nét đậm đen dường như tỏa sáng, những nét nhạt thanh nhã mông lung, phân rõ thành từng lớp trên bức hạ, thư pháp sinh động, tạo ra hiệu quả nghệ thuật mà những bức họa khác khó sánh được.
    Giấy “Tuyên” còn có tiếng là “Giấy thọ ngàn năm”, có rất nhiều sản phẩm thư họa quý được lưu trữ ngàn năm đến tận bây giờ vẫn giữ được màu sắc trong trẻo như ngọc. Đó là do giấy “Tuyên” là một tinh phẩm trải qua hàng trăm trình tự thao tác tỉ mỉ cẩn thận, các loại tạp chất có trong giấy rất ít mà chất xenlulôzơ trong giấy không dễ bị chuyển màu. Mặt khác, các loại mối mọt chuyên đục rũa sách báo lại “dị ứng” với vỏ cây thanh đàn mà chỉ thích gặm, nhấm tơ tre, trúc. Do đó giấy “Tuyên” không bị đe dọa bởi mối mọt. Sợi giấy “Tuyên” có tính đẻo dai cao nên khó bị xé rách, vì vậy mà nó có thể được bảo tồn lâu dài.
    Loại giấy “Tuyên” còn được gọi là “giấy sinh Tuyên”, trong quá trình chế tác nếu cho thêm một ít phèn gọi làThục Tuyên, hay còn gọi là Tố Tuyên, đặc biệt thích hợp với lối rẽ tỉ mỉ của tranh truyền thống Trung Quốc
 

Vì sao nhôm lại khó bị gỉ?

2013-11-30 20:55
    Nhiều người cho rằng nhôm khó bị gỉ, thực ra so với sắt thì nhôm dễ bị gỉ hơn. Có điều khác là khi nhôm bị gỉ, bề mặt nhôm không bị rỗ, sần sùi như sắt mà tạo thành một bề mặt trơn láng.
    Bản chất của lớp gỉ trên bề mặt kim loại chính là lớp oxyt kim loại do tác dụng của hơi ẩm kết hợp với oxy với kim loại tạo ra. Tác dụng của không khí ẩm với kim loại cũng giống loại muỗi hút máu người. Khi sắt bị gỉ sẽ tạo nên một lớp oxit sắt xốp, oxy có thể lọt qua lớp sắt oxit và gây gỉ tiếp tục. Nhôm thì không giống như vậy. Khi nhôm tác dụng với oxy sẽ tạo thành một lốp nhôm oxyt (Al203). Lớp nhôm oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm nên ngăn không cho oxy tác dụng trực tiếp với nhôm giống như tấm màn chống muỗi không cho muỗi bám vào da để hút máu ngưòi.
    Lớp màng oxit này rất sợ axit và cả kiềm, vì vậy đồ dùng bằng nhôm chỉ thích hợp cho việc nấu cơm, đun nước mà không thích hợp để đựng các chất dễ sinh axit hoặc kiềm.
    Thường có nhiều người không thích đồ dùng bằng nhôm mất vết bóng nên lấy cỏ, rơm, hoặc cát đánh cho bóng. Dùng cát để đánh bóng có thể đánh sạch hết lớp oxyt nhôm bảo vệ bề mặt nhôm do ma sát. Còn dùng cây cỏ có thể làm thoát ra những chất có tính kiềm như kali cacbonat có thể có phản ứng hóa học hòa tan lớp oxit nhôm. Vì vậy các biện pháp đánh sạch bề mặt đồ dùng bằng nhôm như trên là không khoa học. Khi bạn dùng cách đánh bóng bề mặt nhôm, ngay lập tức bạn có thể có một bề mặt sáng bóng, nhưng không lâu sau, trên bề mặt nhôm lại xuất hiện một lớp nhôm oxit bảo vệ. Nếu bạn lại tiếp tục đánh bóng, nhôm lại tiếp tục bị oxit hóa và lại tiếp tục bị phủ một bề mặt mờ xám, mò đục. Sau mỗi lần đánh bóng, bề mặt nhôm lại mòn đi một ít và cứ thế thòi hạn sử dụng có thể giảm đi.
    Lớp nhôm oxit trên bề mặt rất mỏng, chỉ vào khoảng 0,0001mm hoặc dày hơn một chút. Trong công nghiệp, để tăng cưòng độ bền của các đồ dùng bằng nhôm người ta thường xử lý bề mặt nhôm bằng dung dịch natri sunfat 20% và dung dịch axit nitric 10% để tăng độ dày lớp oxit nhôm. Chính vì vậy mà trên đồ dùng bằng nhôm mới thưòng có màu trắng xám đục hoặc màu vàng.

Vì sao kim cương lại đặc biệt cứng như vậy?

2013-11-30 20:34
     Chắc các bạn không hề nghĩ rằng giữa kim cương sáng lấp lánh và than chì đen thui thủi lại là anh em họ hàng, đểu là cacbon tinh khiết, tồn tại trong tự nhiên, chỉ có diện mạo và tính chất của chúng khác nhau.
 
     Than chì rất mềm, chỉ cần dùng mảnh nhỏ than chì vạchnhẹ trên giấy là có thể để lại vết đen trên giấy. Ruột bút chì được chế tạo bằng than chì. Còn kim cương là khoáng vật có độ cứng cao nhất trong gia đình các khoáng vật, là “quán quân” về độ cứng: các cửa hàng bán kính, các nhân viên phục vụ dùng kim cương làm lưỡidao để cắt kính, ở các máy khoan sâu, người ta dùng mũi khoan có lắp mũi kim cương làm tăng vận tốc xuyên sâu của mũi khoan lên nhiều. Dao kim cương còn dùng để gia công các kim loại, hợp kim cứng nhất.
    Than chì và kim cương đều thuộc họ hàng nhà cacbon vì sao chúng lại có đặc tính khác nhau nhiều như vậy?
 
    Nguyên do là ở than chì, các nguyên tử cacbon được xếp thành lớp, lực kết hợp giữa các nguyên tử giữa các lớp rất nhỏ, giống như các lá bài xếp trong cỗ bài, rất dễ tách ra khỏi nhau. Còn trong kim cương các nguyên tử cacbon được xếp thành tinh thể đều đặn, mỗi nguyên tử cacbon nối chặt chẽ với 4 nguyên tử chung quanh, tạo nên một tinh thể có cấu trúc rất bền chắc nên có độ cứng rất cao.
 
    Sản lượng kim cương trong thiên nhiên rất ít, nói chung thường bị vùi lấp ở những lớp sâu trong vỏ Trái Đất. Với điều kiện nhiệt độ và áp suất rất cao của các lớp dung nham sâu trong lòng đất, cacbon mới có khả năng kết tinh để thành các tinh thể kim cương quý giá. Do sản lượng kim cương thiên nhiên rất ít, giá trị rất lớn, rất quý nên người ta đã tìm cách dùng nhiệt độ cao và áp suất cao để chế tạo kim cương nhân tạo.
 
    Người ta chứng minh rằngRinhiệt độ cao đến 2000°c và dưới áp suất 5,065.107pascal (tức 50.000 atm) trở lên mớiđạt trạng thái ổn định. Gần đây ngưòi ta đã áp dụng điều kiện tương tự để biến than chì thành kim cương.

Vì sao đồng lại có nhiều màu?

2013-11-30 20:28
      Cho dù đồng không được sử dụng rộng rãi như sắt, thép, nhưng đồng có những ưu điểm mà sắt, thép không thể có được.
 
    Đồng tinh khiết có màu tím. Đồng tinh khiết dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt. Trong các kim loại thì trừ bạc ra, đồng có độ dẫn điện lốn nhất. Trong công nghiệp sản xuất đồ điện như dây điện, máy đóng ngắt điện, quạt điện, chuông điện, điện thoại v.v... đều cần một lượng lớn đồng. Đồng màu tím hết sức tinh khiết, đồng tinh khiết thường được chế tạo bằng phương pháp điện phân.
 
     Đồng rất mềm. Thông thường từ 1 giọt đồng người ta có thể kéo thành sợi mảnh dài đến 2000m, dát thành các lá đồng rất mỏng, mỏng đến mức có thể nhìn xuyên qua, có thể bị gió thổi bay.
 
    Có nhiều loại nhạc khí được chế tạo bằng đồng, nói cho chính xác thì là chế tạo bằng đồng thau. Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm. Đồng được chế tạo rất sớm ngay từ thời nhà Hán ở Trung Quốc, người ta đã luyện được đồng thau. Đồng thau còn có tên gọi là hoàng đồng (đồng màu vàng) là từ màu sắc mà đặt tên cho đồng thau. Tùy thuộc hàm lượng kẽm trong hợp kim mà hợp kim đồng chế tạo được sẽ có màu khác nhau. Ví dụ với hàm lượng kẽm từ 18% - 20%, hợp kim có màu vàng đỏ. Hàm lượng kẽm 20 - 30% hợp kim sẽ có màu vàng, từ 30-42% hợp kim có màu vàng nhạt, từ 42%- 50% sẽ có màu vàng tươi (của vàng kim loại), với hàm lượng kẽm 50% - 60% hợp kim chế tạo được sẽ có màu trắng. Trong công nghiệp người ta hay dùng hợp kim có màu vàng với hàm lượng kẽm dưới 45%.
    Tại các công trình kiến trúc, thường người ta hay đặt các bức tượng đồng đen được chế tạo bằng hợp kim của đồng với thiếc, đôi khi là hợp kim của đồng - thiếc có thêm kẽm. Rất nhiều kim loại khi bị lạnh thì co lại, nhưng với đồng đen thì trái lại khi bị lạnh lại nở ra. Vì vậy khi dùng đồng đúc tượng thì nét mày rõ ràng, chi tiết sắc sảo. Đồng đen cũng có tính chất chịu mài mòn rất tốt. Dùng đồng đen để chế tạo ổ trục sẽ được các ổ trục chịu được mài mòn nổi tiếng trong công nghiệp.
 
    Các loại dụng cụ chế tạo bằng đồng bạch sáng lấp lánh, rất đẹp, không bị gỉ xanh. Đồng bạch chính là hợp kim của đồng vối niken. Đồng bạch được chế tạo rất sớm từ thế kỷ thứ nhất ở Trung Quốc. Đến thế kỷ 18 đồng bạch mới được truyền từ Trung Quốc đến châu Âu. Bấy giờ người Đức bắt đầu học tập phương pháp của Trung Quốc và tiến hành chế tạo trên quy mô lớn. Trưốc đây có ngưòi gọi đồng bạch là bạc của Đức chỉ là nhìn từ ngọn.

Vì sao nước không cháy?

2013-11-30 20:17

    Đặt ra câu hỏi này có vẻ hơi thừa. Nước không cháy, ai chả biết. Thế nhwnng tại sao nước không cháy, quả là câu hỏi không dễ trả lời.

    Để giải đáp rõ rang câu hỏi này, trước hết ta phải hiểu sự cháy là gì?

    Thông thường thì sự cháy là phản ứng hóa học của các chất với oxy. Có những chất ngayở  nhiệt độ thường cũng bốc cháy khi gặp oxy. Photpho trắng là một ví dụ. Lại có những chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), hydro, lưu huỳnh, ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc oxy không hề có phản ứng, nhưng khi tăng cao nhiệt độ thì chúng sẽ bốc cháy.
     Trông bên ngoài thì rượu, xăng, dầu hỏa, nước đều là những chất lỏng trong suốt, rất giống nhau. Thế nhưng rượu là do ba nguyên tốcacbon, hydro, oxy,còn xăng, dầu hỏa là do hai nguyên tố cacbon, hydro tạo thành. Đại bộ phận các chất chứa cacbon đều có thể cháy được. Rượu, xăng, dầu hỏa còn lại 1 nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy thành phân tử cacbon dioxyt. Còn cácnguyên tử hydro lại kết hợp với oxy thành phân tử nưốc do đó các hợp chất nói trên đều cháy sạch.
    Đến đây chắc các bạn đều đã rõ tại sao nước không cháy. Nước là do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên là do kết quả của sự cháy của nguyên tốhydro. Đã là sản phẩm của sự cháy nên đương nhiên nó không thể có khả nàng lại tiếp tục kết hợp với oxy hay nói cách khác nó không thể lại cháy một lần nữa, Cùng với lý luận tương tự cacbon dioxyt là sản phẩm cuối cùng của sự cháy nên cacbon dioxyt không thể cháy được nữa. Do cacbon dioxyt không tiếp tục dưỡng được sự cháy lại có tỷ trọng nặng hơn không khí nên ngưòi ta dùng cacbon dioxyt để dập lửa.
    Đương nhiên cũng không ít loại vật chất không thể hóa hợp với oxy cho dù đưa nhiệt độ lên cao đến mấy đi nữa thì chúng cũng chỉ là “bạn tốt” của oxy. Các loại vật châ't này là những chất không cháy được.
Items: 19 - 24 từ 70
<< 2 | 3 | 4 | 5 | 6 >>

Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng kì lạ

 

Hiện tượng quanh ta