Thí nghiệm vui

Những ngôi sao kì diệu

2013-11-18 05:49

Động Tác
cái này rất dễ làm mà đơn giản , chỉ cần giũa một mảnh sắt lên một ngọn nến đang cháy sẽ tạo ra những ngôi sao kì diệu
Tại sao
một cái giũa thô và một que sắt sẽ tạo ra những đốm cháy lập loè , biểu diễn ở phòng kín , tắt hết đèn ^^

Bức tranh đẫm máu

2013-11-18 05:47

Động tác
Một tay cầm bìa , một tay vẽ lên đó một bức tranh bằng máu
Bạn cần
5 gam kali tiôcyanat , 5gam clorua sắt
Đề nghị
để gây ấn tượng cho khán giả , bạn cầm con dao găm ... giả trông như ... thật để gây ấn tượng cho khán giả bằng cách giả vờ như cắt tay mình ra để vẽ , sau đó bạn bỏ dao xuống và đưa tay lên cho khán giả xem bạn hoàn toàn không bị thương
con dao được nhúng trong dung dịch kali tiôcyanat rồi , còn tấm bìa đã được bôi lên chất clorua sắt

 

Làm pháo hoa

2013-11-18 05:42

ĐỘNG TÁC
Bạn cầm một que diêm đốt vào những dung dịch có sẵn trên bàn , những ngọn lửa thường thấy ở các tiết mục pháo bông sẽ hiện ra

BẠN CẦN
pha hỗn hợp các hoá chất sau theo đúng tỉ lệ:
LỬA XANH
kali clorat ( KClO3) ..............................8
đồng sulphua (CuS)..............................2
lưu huỳnh(S)........................................ 4
thuỷ ngân clorua( HgCl2) ......................2
đồng oxit(CuO).....................................1
than.............................................. .....1


Chất chỉ thị làm từ bắp cải

2013-11-17 20:00

Giới thiệu Bắp cải đỏ chứa một loại nguyên tử sắc tố gọi là flavin (1 loại anthocyanin). Chất sắc tố dễ tan trong nước trên cũng có thể tìm thấy ở vỏ táo, quả mận, hoa bắp và nho. Dung dịch acid sẽ làm anthocyanin chuyển sang màu đỏ. Đối với dung dịch trung hòa thì chuyển sang màu tim tím. Với dung dịch bazơ sẽ thấy màu xanh lá cây nhạt – vàng. Do đó, có thể xác định pH của dung dịch dựa vào màu sắc thay đổi của sắc tố anthocyanin trong dung dịch bắp cải đỏ.Màu của dung dịch bắp cải thay đổi do sự thay đổi nồng độ ion hydrô. Sau đây là bảng phân loại màu sắc của chỉ thị dung dịch bắp cải đỏ ở các pH khác nhau. Nếu muốn, bạn cũng có thể làm riêng 1 bảng khác, sử dụng các chất hóa học với pH đã biết trước.

pH

2

4

6

8

10

12

Màu

Đỏ

Đỏ tía

Tím

Xanh dương

Xanh dương – lục

Hơi lục - vàng

Nguyên vật liệu: bắp cải đỏ máy xay hoặc dao nước sôi giấy lọc1 cốc becher lớn hoặc dụng cụ thủy tinh becher 250 ml hoặc các ly thủy tinh nhỏ amoniac (NH3)sodium bicarbonate, NaHCO3sodium carbonate, Na2CO3nước chanh (axit xitric, C6H8O7)giấm (axit axetic, CH3COOH)bột cao (Potassium bitartrate, KHC4H4O6)chất chống axit (calcium carbonate, calcium hydroxide, magnesium hydroxide)nước khoáng seltzer (axit carbonic, H2CO3)axit muriatic hay nước rửa dùng trong công trình xây dựng (axit hydrochloric, HCl)kiềm (potassium hydroxide, KOH hoặc sodium hydroxide, NaOH)

Quy trình thí nghiệm:

1. Cắt nhỏ bắp cải đỏ cho đến khi bạn có đầy 2 tách bắp cải. Cho bắp cải vào becher lớn hay ly thủy tinh và đổ đầy nước sôi vào. Đợi 10 phút để các sắc tố trong bắp cải hòa tan vào nước. (Hoặc bạn có thể cho bắp cải vào máy xay cùng với nước nóng.)

2. Lọc dung dịch và loại bỏ phần xác thực vật sẽ thu được dung dịch màu xanh dương nhạt - đỏ - tím có pH khoảng 7. (Màu sắc thật của dung dịch bạn thu được còn tùy thuộc vào nồng độ pH của nước)

3. Cho khoảng 50 – 100 ml dung dịch bắp cải đỏ vào mỗi cốc becher 250 ml.

4. Cho vào mỗi becher một loại dung dịch (thường dùng trong nhà) khác nhau cho đến khi màu của chỉ thị thay đổi, nên sử dụng cốc becher khác để chứa đựng mỗi loại dung dịch.

Lưu ý:1.

Đây là thí nghiệm axit – bazơ, lưu ý nên dùng kính bảo hộ và găng tay, nhất là khi dùng axit mạnh (HCl) và bazơ mạnh (NaOH hay KOH).

2. Các loại hóa chất dùng cho thí nghiệm này phải an toàn sau khi rửa bằng nước thường.

3. Để làm cho chỉ thị bắp cải đỏ đạt đến nồng độ pH trung hòa, đầu tiên cho dung dịch axit như giấm hoặc nước chanh vào cho đến màu đo đỏ, sau đó cho sôđa NaHCO3 hoặc chất chống axit để điều chỉnh pH đến 7.

4. Bạn có thể làm giấy chỉ thị pH bằng dung dịch chỉ thị bắp cải đỏ. Lấy giấy lọc ngâm vào dung dịch bắp cải đỏ đậm đặc. Sau vài giờ, lấy giấy ra, để khô (treo bằng kẹp áo hay sợi dây). Cắt nhỏ mảnh giấy này ra, và dùng làm giấy thử nồng độ pH cho các dung dịch khác.

Cách làm mực vô hình từ nước chanh

2013-11-17 19:58

       Nước chanh có tính axit và phản ứng yếu với giấy viết. Khi cung cấp  nhiệt cho giấy, axit sẽ làm giấy chuyển sang màu nâu trước khi làm giấy mất màu.

Mức độ: dễ

Thời gian:vài phút

Thành phần: 

1 quả chanh hoặc nước chanh

Nguồn cung cấp nhiệt hoặc có thể dùng ánh sáng mặt trời

Giấy Cọ vẽ hay que tăm

Cách làm:

1. Chuẩn bị nước cốt chanh hoặc dùng nước chanh pha sẵn.

2. Dùng cọ vẽ hay que tăm viết lên giấy bằng nước chanh.

3.Đợi cho giấy khô ráo.

4. Để đọc chữ viết trên giấy, hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác.

5. Nguồn nhiệt sẽ làm chữ viết chuyển sang màu nâu nhạt, chữ viết đậm màu hơn nên bạn có thể đọc chữ được.

6. Một cách khác để đọc chữ là cho muối ăn lên vết mực khô trên giấy. Sau 1 phút, lau sạch muối và tô màu tờ giấy bằng bút chì sáp để đọc chữ.

Hướng dẫn:

1. Có thể thực hiện thí nghiệm với các loại nước quả khác. Rượu trắng, nước cam, giấm, và nước táo đều có thể dùng cho thí nghiệm.

2. Dùng mảnh vải cotton tốt hơn dùng cọ vẽ.

3. Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị axit phản ứng gia nhiệt trước toàn bộ phần giấy còn lại. Cẩn thận không gia nhiệt nhiều làm cháy tờ giấy.

 

Cách tạo bom khói đơn giản

2013-11-17 19:41

      Bom khói cổ điển là một “công trình” tuyệt vời trong gia đình hay phòng thí nghiệm, tạo ra nhiều khói nhưng an toàn, với ngọn lửa màu tím đỏ.Chúng ta cùng làm nhé.

Vật liệu:

-  40 gam (2 muỗng xúp) đường

-  Một muỗng cà phê bột sođa

-  60 gam (3 muỗng xúp) bột màu hữu cơ (có thể tìm thấy ở tiệm giặt quần áo hay quầy đồ chơi thủ công)

-  Ống các-tông (tốt nhất là cống đựng nước đá (mới sử dụng lần đầu), hoặc bạn cũng có thể dùng lõi giấy vệ sinh, hoặc một phần cắt ra từ ống khăn tắm, hay chính xác hơn là một cuồn giấy ống)

-  Dây băng

- Bút viết

- Kíp nổ pháo hoa (đầu pháo, hay trong một cửa hàng đồ chơi, hoặc lấy từ một cái pháo hoa)

- Quả bóng vải

- Cái xoong

Tạo hỗn hợp bom khói có màu:

   Trộn 60 gam kali nitrat với 40 gam đường trong một cái xoong, trên ngọn lửa nóng.

1. Tỉ lệ tốt nhất của hai thứ này là 3:2, vì thế, nếu không có cân, bạn có thể sử dụng 3 muỗng xúp cho kali nitrat và 2 muỗng xúp đối với đường (nếu bạn thấy cần phải có sự chính xác cao)

2. Đường sẽ đổi thành màu nâu đỏ. Khuấy liên tục cho đến khi trông nó giống như bơ đậu phộng.

3. Lấy hỗn hợp ra khỏi lửa

4. Trộn vào đó một muỗng đầy bột sođa (tốt nhất là nên dùng muỗng cà phê). Bột sođa có tác dụng làm giảm sự cháy khi quả bom khói được kích nổ.

5. Thêm ba muỗng xúp đầy bột màu hữu cơ. Màu xanh và cam sẽ cho ra kết quả tốt hơn những màu khác. Trộn hỗn hợp thật kĩ.

6. Lắp bom khói trong khi hỗn hợp còn nóng và hơi sệt.

Lắp bom khói:

1. Đổ hỗn hợp bom khói còn nóng vào ống các-tông.

2. Ghim một cây viết hoặc viết chì vào giữa hỗn hợp (Không nhất thiết phải ghim sâu đến tận đáy, mà nên làm sao để cây viết có thể đứng vững được trong hỗn hợp). Bạn cũng có thể dùng một vật khác để thay thế, nhưng hình trụ sẽ hoạt động ổn hơn.

3. Để cho hỗn hợp cứng lại (mất khoảng một giờ)

4. Lấy bút viết ra.

5. Nhét vào đó kíp nổ của pháo hoa. Bọc thêm một mảnh bóng vải để nhét chặt kíp nổ vào bên trong quả bom khói. Phải chắc chắn rằng kíp nổ vẫn còn nhô ra ở ngoài ống để bạn có thể đốt nó.

6. Quấn quả bom khói lại bằng dây băng. Buộc chặt ở phía trên và phía dưới của ống. Nhưng phải chừa lại những chỗ đã khoét và không cần quấn ở kíp nổ.

7. Nào, bây giờ….Chạy ra ngoài và đốt quả bom khói của bạn đi!

 

Items: 19 - 24 từ 33
<< 2 | 3 | 4 | 5 | 6 >>

Có thể bạn quan tâm

Thí nghiệm vui

 

 

 

 

 

 

Truyện thơ hóa học