Thí nghiệm vui

Làm giấy pH từ hoa trạng nguyên

2013-11-18 06:19

    Bạn có thể chiết tách sắc tố màu đỏ đậm của cây trạng nguyên và sử dụng nó để tự làm ra một loại giấy pH cho riêng mình

    Nhiều loại cây có chứa các sắc tố rất dễ phản ứng trong môi trường axit. Ví dụ như loại cây trạng nguyên, loại cây mà lá của nó có màu sắc sặc sỡ như một bông hoa. Mặc dù cây trạng nguyên là loại sống lâu năm ở những vùng có khí hậu ấm, nhưng nhiều người vẫn thích trồng chúng như một loại cây để trang trí vào những ngày mùa đông. Bạn có thể chiết tách sắc tố màu đỏ đậm của cây trạng nguyên và sử dụng nó để tự làm ra một loại giấy pH cho riêng mình dùng kiểm tra xem một chất lỏng là acid hay kiềm.

Vật liệu:
     -          lá cây trạng nguyên
     -          1 cái cốc hoặc becher
     -          nước nóng hoặc dĩa chịu nhiệt (dùng cho lò vi sóng)
     -          kéo hoặc máy xay
     -          giấy lọc hoặc dụng cụ lọc cà phê
     -          dung dịch HCl 0.1 M
     -          giấm (axit axetic loãng)
     -          dung dịch soda cho một lần sử dụng (2g/200ml nước)
     -          dung dịch NaOH 0.1 M

Quy trình thực hiện:
     Cắt cánh hoa thành từng mảnh nhỏ hoặc nghiền bằng máy xay.

     1.
    Cho những mảnh cánh hoa vào trong cốc hay becher.
     2.
    Chỉ cho vào trong cốc một lượng nước vừa đủ ngập. Đem đi đun sôi cho đến khi cánh hoa mất màu. (Cá nhân tôi, tôi đã dùng lò vi sóng đối với các mảnh lá đã cắt nhỏ ngâm trong một chút nước trong thời gian khoảng 1 phút và khiến cho hỗn hợp ngâm sâu trong nước, giống như ngâm trà).
     3.
    Lọc chất lỏng thu được qua một dụng cụ chứa khác, như đĩa petri. Bỏ đi chất rắn còn lại.
    4.
    Thấm miếng giấy lọc sạch bằng dung dịch thu được. Sau đó để cho giấy lọc khô. Bạn có thể cắt miếng giấy này bằng kéo để làm thành những mảnh giấy pH nhỏ.
     5.
    Sử dụng  ống nhỏ giọt hoặc là tăm xỉa răng để cho một ít chất thử lên giấy để thử giấy. Khoảng thay đổi màu đối với acid hay base sẽ tùy thuộc vào loại cây sử dụng. Nếu thích, bạn có thể làm một thang màu riêng bằng cách đo màu của các mẫu đã biết pH, để bạn có thể thử những mẫu chưa biết. Ví dụ như là axit chlohidric (HCl), giấm, nước chanh đối với axit và dung dịch natri hidroxit (NaOH), dung dịch kali hidroxit (KOH) hoặc dung dịch soda đối với basơ.
    6.
    Một cách khác để sử dụng giấy pH là như giấy so màu. Bạn có thể vẽ trên giấy pH dùng tăm hay miếng vải cotton đã nhúng qua axit hoặc bazơ.

 

Làm nước đóng băng trong chớp nhoáng

2013-11-18 06:14

Chúng ta đều biết, muốn có nước đá phải có máy lạnh hay tủ lạnh và tủ lạnh tốt đến mấy cũng không thể làm nước đóng băng ngay tức khắc được. Thế mà bạn có thể “phù phép” cho nước đóng băng ngay tức khắc, không cần đến tủ lạnh. 

sea007.violet.vn_19

 

Bạn đặt trước mặt mọi người một chậu “nước” rồi dùng hai bàn tay “bắt quyết” trên mặt chậu. miệng lẩm nhẩm đọc “thần chú”. Chậu “nước” lập tức đóng băng rắn chắc đến nỗi có thể lật úp chậu, trước con mắt ngạc nhiên của mọi người

Hoá chất: Na2SO4

Dụng cụ: chậu nước

Cách làm: trước khi biểu diễn, bạn đun nóng nước lên khoảng 600C rồi hoà tan vào đó muối Na2SO4 đến bão hoà. Đậy chậu bằng miếng thuỷ tinh rồi để nguội đến nhiệt độ thường, bạn sẽ có được dung dịch Na2SO4 quá bão hoà. Dung dịch này không kết tinh trở lại vì không có trung tâm kết tinh.

Bằng cách “bắt quyết” trên mặt chậu, bạn bí mật rắc vào đó vài tinh thể Na2SO4 để làm trung tâm kết tinh. Dung dịch sẽ kết tinh tức thời trông như nước trong chậu đóng băng vậy, vì các phân tử muối đã lấy nước từ dung dịch để tạo thành các phân tử muối ngậm nước Na2SO4.10H2O.

Phát hiện dấu vân tay

2013-11-18 06:10

    Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, công an thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. Ta cũng có thể biểu diễn thí nghiệm vui này.
    Bạn đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ ở hai bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy. Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp tờ giấy lên miệng lọ đựng cồn iot. Sau một thời gian, lấy ra bạn sẽ thấy rõ các dấu tay xuất hiện trên giấy. Bạn chỉ cần thu chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu tay và tìm ngay được “thủ phạm”.
    Giải thích: Khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da. Cồn iot sẽ hòa tan vết mỡ này làm xuất hiện dấu tay.

Đốt khăn không cháy

2013-11-18 06:10

    Nhúng ướt một khăn mùi soa, sau đó nhỏ lên vài giọt ete hay axeton rồi đốt. Khi khăn cháy cầm một góc khăn vung mạnh. Một lúc sau lửa tắt, chiếc khăn vẫn còn nguyên vẹn.

Đốt cháy bàn tay

2013-11-18 06:09

    Xắn tay áo rồi nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước. Sau đó nhỏ vài giọt axeton vào lòng bàn tay và châm nhanh ngọn lửa đèn cồn. Bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy. Bạn đừng sợ, ete hay axeton sẽ cháy rất nhanh và chỉ một loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt. Bạn chỉ thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.
    Giải thích: Ete và axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Với vài giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước trên da tay. Vì thế, ta chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không sao cả.

 
 

 

Lột da bàn tay

2013-11-18 06:08

    Cầm dao cứa vào tay rồi lột da tay từ từ, “máu” sẽ ứa ra và mặt nhăn lại đau đớn.
    Cách làm: Bôi một lớp mỏng glixerin vào lòng bàn tay, sau đó bôi một lớp colodiong lên trên. Đợi lớp colodiong khô, lại bôi tiếp một lớp thứ hai. Lớp colodiong dày sẽ bóc khỏi da tay. Xoa lên lớp colodiong một dung dịch muối sắt (III), ví dụ Fe2(SO4)3. Khi biểu diễn ta cầm con dao cùn đã nhúng vào dung dịch KCNS, đặt má dao áp lên trên lòng bàn tay cứa và từ từ lột lớp colodiong lên. “Máu” sẽ chảy đỏ bàn tay.
    Giải thích: Colodiong tạo màng mỏng hơi ngà ngà nâu giống màu da tay. Màng mỏng colodiong bám vào tay và có thể bóc ra dễ dàng. Dung dịch Fe2(SO4)3 sẽ tác dụng với dung dịch KCNS tạo ra chất Fe(CNS)3 có màu đỏ máu. Bôi glixeron lên da để lớp colodiong không bám quá chắc vào da tay làm cho khó “lột da”.
    Chú ý: Có thể dùng phim ảnh hòa tan vào axeton hay etyl axetat thay dung dịch colodiong.

 

Items: 7 - 12 từ 33
<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm

Thí nghiệm vui

 

 

 

 

 

 

Truyện thơ hóa học