Truyện thơ hóa học

Kim loại nào nhẹ nhất?

2013-12-11 06:45

    Nếu có người bảo có thể dùng dao cắt kim loại thành lát mỏng chắc bạn sẽ không tin. Thế nhưng sự thực lại có nhiều kim loại như vậy, liti là một trong các kim loại đó.

    Liti là kim loại nhẹ nhất, khối luợng riêng của liti chỉ là 0,543g cho một centimet khối(ở 20°C), vì vậy liti có thể nổi trên mặt xăng, dầu. Liti có màu trắng bạc lóe mắt, khi tiếp xúc với không khí thì bề mặt kim loại sẽ mất vẻ sáng loáng và sẫm lại. Liti tác dụng với nước và giải phóng hydro. Liti có thể bốc cháy mãnh liệt như thuốc nổ.

    Một khi mà Liti không chịu được tác dụng của không khí, không chịu được tác dụng của nước thì liệu còn có thể dùng được vào việc gì? Trước đây đã có lúc người ta cho Liti là kim loại vô dụng, thế nhưng nhà phát minh vĩ đại Edixơn đã không bỏ qua Liti. Chính Êđisơn đã dùng oxyt Liti làm dung dịch điện giải cho pin, acquy, đã tăng cường tính năng của pin lên rất nhiều. Chính loại pin này, trong đại chiến thế giới lần thứ nhất là loại vật dụng không thể thiếu được trong các tàu ngầm. Ngày nay loại pin này được sử dụng rộng rãi trong máy kích động nhịp đập của tim, dùng trong điện thoại di động.

    Liti có hai loại đồng vị Li - 6 và Li -7 có tính chất hóa học hầu như giống nhau, nhưng phạm vi sử dụng của chúng lại khác nhau hoàn toàn. Li - 6 được dùng trong các ngành kỹ thuật mũi nhọn, còn Li - 7 chủ yếu phục vụ cho sản xuất công - nông nghiệp.

    Trong các ngòi nổ của bom nguyên tử hay bom khinh khí có lớp vỏ dày bằng Li - 6 để khống chế quá trình phản ứng.

   Ở các máy móc cơ khí khi vận hành cần có dầu bôi trơn giúp cho bộ máy cơ khí vận hành linh hoạt, mặt khác giảm bớt sự mài mòn các chi tiết do ma sát. Thế nhưng các dầu bôi trơn dưới tác dụng của nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, dưới tác dụng của nước sẽ có nhiều biến đổi xấu. Nếu dùng Li - 7 làm phụ gia trong chế tạo bôi trơn thì loại dầu sẽ ít chịu ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, ví dụ có thể làm việc trong giối hạn -50°C đến 160°C.

   Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy các loại đồ sành sứ có lớp men bóng như thủy tinh. Trong nguyên liệu sản xuất lớp men bóng này có chứa Liti vì Liti có khả năng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của men sành sứ, có tác dụng rút ngắn thời gian nung sản phẩm và làm cho độ bóng của bề mặt sản phẩm được đồng đều. Ngoài ra trong lớp phátquang của đèn hình trên máy thu hình cũng có chứa Liti.

   Trong nông nghiệp, Li ti có tác dụng, chống các bệnh cho thực vật. Dùng Li ti làm phân bón giúp cho tiểu mạch chông được bệnh gỉ sắt, giúp cho cà chua chống được bệnh lụi.

Platin (Pt) (1748 ?)

2013-12-04 06:12

        Platin còn có tên gọi là bạch kim (vàng trắng). Giống như vàng ở chỗ, .

người ta tìm thấy nó ở dạng tự sinh lẫn với vàng, rất nặng, không bị oxi hóa, nhưng khác vàng ở chỗ nó có màu trắng.

       Platin được tìm thấy từ bao giờ? Thật khó mà trả lời chính xác. Khảo cổ đã tìm thấy một cái hộp bằng platin trong mộ của nữ hoàng Sapenepit thế kỉ 7 TCN. Những người cổ Hi Lạp và La Mã có nhắc đến một loại hợp kim mà sau này các nhà khoa học cho rằng đó là hợp kim của platin, nhưng nhiều nhà khoa học khác lại tin tưởng rằng đó là hợp kim của vàng và bạc.

      Cái gì đã cản trở làm cho platin “thua kém” vàng một thời gian dài? Đó là nhiệt độ nóng chảy quá cao của nó (1769 độ C)!

      Trong thế kỉ 16 và 17, những người thực dân Tây Ban Nha đã chở không biết cơ man là vàng, bạc, châu báu từ Châu Mỹ về nước. Một lần, khi đi dọc theo một con sông Côlôbia, họ tìm thấy vàng và những hạt kim loại màu trắng rất nặng. Vì không có cách nào để làm nóng chảy thứ kim loại này, những người Tây Ban Nha thấy nó là vô tích sự, chỉ tổ gây khó khăn cho việc tinh chế vàng, do đó họ đặt tên cho kim loại này là “platin”, có ngĩa là “bạc xấu”.

      Mặc dù vậy, họ cũng mang về Tây Ban Nha và bán platin với giá rất rẻ so với bạc. Nhưng những tay thợ kim hoàn nước này không phải tay vừa. Họ tìm ra bí mật có thể nẫu lẫn platin với vàng được. Thế là xuất hiện những đồ trang sức “dởm” và những đồng bạc giả. Vua Tây Ban Nha biết được bèn ra lệnh cấm nhập platin và đem đổ tất cả kho dự trữ platin xuống biển và sông sâu.

      Về phương diện khoa học, từ năm 1557 nhà khoa học Ý Scaligơ (G. Scaliger) đã mô tả một thứ kim loại trắng tìm thấy ở Nam Mỹ. Hai thế kỉ trôi qua. Việc Hàn lâm khoa học Pari gửi một đoàn thám hiểm sang các thuộc địa Tây Ban Nha. Khi về nước, một viên trung úy trẻ người Tây Ban Nha Ungioa trong đoàn thám hiểm đã viết một cuốn sách “Bản tường trình lịch sử về chuyến đi Nam Mỹ” và in tại Mađri năm 1748.

      Trong sách tác giả nói rằng có một số mỏ vàng phải bỏ không khai thác vì trong quặng chứa hàm lượng platin cao.

      Hai năm sau một số nhà hóa học Anh, trong đó có Oatxơn (W.Watson) đã nghiên cứu và mô tả tỉ mỉ kim loại mới này. Tháng mười một năm 1750, Oatxơn công bố về sự tìm ra một kim loại mới mà ông gọi là “platino – del – pinto”.

      Công trình này đã gây sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Đến năm 1752, nhà hóa học Thụy Sĩ Sepfơ (H.Scheffer) công bố một báo cáo chi tiết về platin. Sau đó nhiều bài báo tương tự xuất hiện. Đến năm 1722, Sickingken (C.Von Sickingen) nghiên cứu tỉ mỉ những tính chất cuả platin, hợp ki của nó với vàng, bạc. Ông cũng nghiên cứu tính tan của kim loại này trong nước cường toan. Đặc biệt, ông đã dùng amoni clorua để kết tủa platin từ dung dịch. Đáng tiếc, những kết quả nghiên cứu này mãi đến 10 năm sau mới công bố.

       Tóm lại, tên đặt năm nào là năm tìm ra platin? 1748? 1750? Và ai xứng là tác giả tìm ra kim loại quý giá này?

       Vàng, bạc là bạn lâu đời của loài người, nhưng platin( cũng như những nguyên tố thuộc họ platin) là bạn của nền văn minh loài người. Platin bị chê oan là của “dởm”, của “giả”, vì nền văn minh của thế kỉ 16 và 17 chưa đủ để thấy được giá trị cuả nó.

       Cuối thê kỉ 20, platin quý hơn vàng, những đồ trang sức bằng vàng có lẫn platin còn giá trị hơn vàng nguyên chất. Đồng tiền làm bằng platin ngày nay là của hiếm và được lưu giữ trong viện bảo tàng thế giới.

       Platin có nhiệt độ nóng chảy cao, lại có độ bền hóa học cao hơn cả vàng, nên platin được dùng để làm những chén nung trong các phòng thí nghiệm hiện đại. Hợp kim gồm platin và rodi (dòng họ platin) được dùng làm cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ cao (đến khoảng 1600C). Mẫu đơn vị khối lượng (kg) và đơn vị chiều dài (m) cuả thế giới ngày nay làm bằng platin và iriđi (dòng họ platin).

       Có những phản ứng hóa học chậm như rùa, nhưng chỉ cần có mặt chất xúc tác thì phản ứng ngay tức khắc. Một trong các chất xúc tác quan trọng là platin.

       Mọi người đã từng dùng bật lửa ga rồi chứ? Kể ra cũng đã văn minh rồi đấy nhỉ. Nhưng dù sao cũng phải bật bánh xe răng. Cách đây không lâu, những nhà phát minh Hungari sản xuất ra một bật lửa kiểu mới. Chỉ cần mở nắp là có ngọn lửa và không bao giờ tắt. Phản ứng cháy giữa nhiên liệu và không khí xảy ra được là nhờ có xúc tác. Chính ở chỗ thoát ra nhiên liệu, các nhà sáng chế đã đặt một cái vòng nhỏ bằng platin.

      Ứng dụng của latin nói trên, chắc chắn mọi người đã biết trong nhiều , ở đây xin trình bày hai câu chuyện vui nhỏ:

  • Cách đây không lâu tại Luân Đôn (thủ đô nước Anh), người ta quảng cáo một bộ quần áo “bikini – mini” với giá......50 nghìn đô la! Lý do: trong chất liệu vải và phần trang trí đều có pha sợi platin óng ánh nên bộ quần áo mới có giá “trên trời” như vậy. Và chắc  hẳn, khi người mẫu trình diễn bộ quần áo này thì phải có nhân viên vũ trang xuất hiện để bảo vệ.
  • Gương soi thế kỉ 20. Lợi dụng tính chất dễ bám vào thủy tinh của kim loại platin, người ta tráng lên thủy tinh một lớp mỏng platin, các cửa hàng lớn bây giờ đều được trang bị những tấm kính như thế. Ở ngoài nhìn vào, những tấm kính trong suốt có thể thấy tất cả đồ đạc bày trong cửa hàng. Nhưng khi đứng trong nhìn ra thì đó là những tấm gương soi  như thật.

Antoine Laurent Lavoisier (1743-1794)

2013-12-02 16:47

Lavoisier_va_phu_nhan.jpg

Truyền thuyết cho rằng Antoine Laurent de Lavoisier là cha đẻ của môn hóa học mới và công trình của ông đã làm biến mất ngành Giả kim (alchimie). Lúc đó  ông độc hành trong  cuộc cách mạng khoa học trước sự chống đối của giáo dục thời bấy giờ. Theo vài nhà sử học, ông được xem như nhà bác học có được đồng minh lẫn kẻ  thù.  Công trình của ông  rất quan trọng trong lịch sử ngành  Hóa  học.

Ông sinh năm 1743 tại Paris và ông  đắc cử vô Hàn lâm viện Khoa học năm 1768

Về  Vật lý, ông cùng với Laplace  khảo cứu sự giãn nở chất rắn. Những nghiên cứu của  ông cho phép ông đo được  năng  lượng  nhiệt từ các phản ứng Hóa học.Năm 1789 ông  hoàn thành Cách thức làm Danh pháp Hóa học Trong thời kỳ cách mạng 1789, Lavoisier hăng hái tham gia cải tổ lại phép đo lường. Nhưng   qua năm 1792 Cách mạng Pháp chuyển hướng và qua năm 1793 thì trở nên quyết liệt: Hàn lâm viện bị giải tán, Hội nghị quốc ước (Convention) xử  trảm vua  Louis XVI và  bắt  bỏ tù  tất cả những quan thuế (fermiers généraux). Lavoisier bị  bỏ tù rồi bị giải ra Tòa án Cách Mạng và ngày 8 tháng  5, 1794 ông bị  xử trảm. 

Phát minh do ...ngủ quên

2013-11-17 19:23

Một đêm Carothers – nhà hóa học Mĩ, sau nhiều ngày đêm làm việc căng thẳng, đinh chợp mắt ít phút. Nhưng... ông đã ngủ liền tới sáng. Tỉnh dậy, ông hốt hoảng lo cho tất cả công sức thí nghiệm: Có lẽ đã tan thành mây khói? Ai ngờ, khi vừa nhấc chiếc đũa thủy tinh ở trong bình phản ứng lên, ông thấy chiếc đũa mềm nhũn và kéo theo một hỗn hợp có dạng sợi nhỏ mỏng manh óng ánh rất đẹp. Đó là sợi tổng hợp poliamit đầu tiên trên thế giới – sợi nilon ngày nay.

THƠ VUI HÓA HỌC trong TRUYỆN KIỀU

2013-12-02 17:04
Nhớ lại năm nào Văn giao lưu với Hóa, phát hiện nhiều điều thú vị về hóa học trong tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du...

..
Pha nghề thi họa đủ mùi Ca ngâm (canxi)
Sự mình cũng rắp lân La giãi bày (Lantan)
"F" cung cầm nguyệt thử tài ca ngâm (Flo)
Lạ cho mặt Sắt cũng ngây vì tình (Fe)
Truyền cho cải tán Dy hình (dysprosi)
Tay không chưa dễ kiếm vành ấm No (nobeli)
Nghĩ đi nghĩ lại quanh Co (coban)
Đào non sớm liệu Xe tơ kịp thì (xenon)
Dù chăng xét tấm tình Si (silic)
Dãi dầu tóc rối da Chì quản bao (Pb)
Ai cho kén chọn Vàng Thau
Mặt Mo đã thấy ở đâu dẫn vào (molipden)

<Chẳng những trong truyện Kiều có nhìu nguyên tố Hóa học mà còn phát hiện được Sở Khanh nhà ta có cái tên Tây là Molipden (kekeke)>

<cái này đặt biệt hơn là dùng chữ "cờ " và chữ "vờ" để tạo hai nguyên tố và còn cho biết tên cúng cơm của Thúy Kiều là Na>



Trăm năm trong cõi người Ta (tantan)
Chữ tâm kia mới bằng Ba chữ tài (bari)
Thẹn mình đá nát Vàng phai (Au)
Nghĩ con vắng vẻ thương người nết Na (natri)
Trải bao thỏ lặn Ac tà (actini)
Đem tình cầm Sắt đổi ra cầm "C" (Fe, Cacbon)
Như chàng có vững tay Co (coban)
Phải người trăng gió vật "V" hay sao (vanadi)

Tình ca hóa chất

2013-11-22 20:19

Em bên này đồng thau oxy hoá

Bởi cuộc tình phản ứng hoá vô cơ
Ðời lên men bởi giông tố mưa sa
Và kim loại giờ đã pha chất rỉ.

 

Làm xúc tác tại anh không bền chí
Ðể bây giờ phản ứng chẳng xảy ra
Cần thời gian tìm hiểu thêm đó mà
Sao anh vội bỏ qua tình hoá chất.

 

Ngày tháng qua em một mình chưng cất
Ngày lại ngày em tất bật thêm vôi
Giờ Can-xi đã trơ cứng lại rồi
Ai kêu anh An-kan hoài mãi mãi.

 

Em đứng đây ôm đồng đen kim loại
Hoá trị 2 vẫn tim nhói tình đau
Giờ hoá xanh không còn chất đồng thau
Mắt ngấn lệ mà nghe tim đau nhói…

Items: 1 - 6 từ 48
1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

Có thể bạn quan tâm

Thí nghiệm vui

 

 

 

 

 

 

Truyện thơ hóa học