Truyện thơ hóa học

Mọi phát minh đều do vô tình

2013-12-01 19:35

    Năm 1878, nhà bác học Đức Phan-bec đã làm thí nghiệm với chất gọi là Cresolsunfanid do nữ hóa học Ana Phedoropna Vonkova đã điều chế ra lần đầu tiên. Một hôm vì đãng trí ông đã ngồi vào bàn ăn mà không rửa tay. Trong khi ăn, ông cảm thấy bánh mì ngọt một cách khác thường.
Muốn tìm hiểu nguyên nhân, Phan-bec lập tức chạy vào phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích cẩn thận chất lỏng trong bình mà ông đã đổ các dung dịch vô ích vào đó. Hóa ra trong bình này có chứa một chất mà ông chưa hề biết đến, tạo ra khi ông làm thí nghiệm. Chất này gọi là SACCAROZƠ. Về độ ngọt thì nó ngọt hơn đường gấp 500 lần.

    Năm 1903, nhà hóa học người Pháp là Benedichtut đã sơ ý chạm phải một cái bình thủy tinh rỗng và đánh rơi xuống sàn cách 3m rưỡi, ông rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy cái bình mỏng manh không vỡ mà chỉ bị rạn nứt ngang dọc. Hóa ra bình này trước kia đã được dùng để đựng dung dịch Nitro Xenlulozơ tan trong ete, tức là một chất keo. Khi khô lại, chất keo tạo thành một màng rất mỏng, trong suốt và vững chắc ở mặt trong của thành bình và dính chặt vào thủy tinh. Màng này đã làm cho các mảnh thủy tinh rạn nứt gắn chặt vào nhau. Nhưng chẳng bao lâu vì quá bận rộn công việc nên Benedichtut đã quên khuấy câu chuyện thú vị này.
    Sau một vài năm, qua báo chí ông thấy rằng trong các trường hợp rủi ro người lái xe và hành khách thường bị trọng thương do các mảnh kính vỡ bay vào. Benedichtut bỗng nhớ lại câu chuyện kia và quyết định điều chế một thứ thủy tinh không vỡ tan thành những mảnh sắc, gọi là thủy tinh TRIPOLEC, lắp vào các xe hơi.

Giai đoạn

2013-12-01 19:36

    Nhà vật lý người Mỹ Robert Wood và câu chuyện với Li.
    Năm 1891, Robert vừa tốt nghiệp đại học. Ông đến Baitimore để học môn Hóa dưới sự hướng dẫn của giáo sư tên tuổi Remsen. Ông ta ở trọ trong một nhà gần trường đại học và được các sinh viên khác kể rằng bà chủ nhà thường lấy thức ăn thừa của ngày hôm trước để nấu lại làm thức ăn sáng ngày hôm sau, nhưng làm thế nào để chứng minh được điều này? Wood thường nổi tiếng về khả năng tìm ra những giải pháp đơn giản nhưng độc đáo cho các vấn đề. Ông cũng đã không hổ danh trong lần này.
    Hôm đó, khi món bít – tết được dọn cho ông trong buổi cơm chiều, ông không ăn nhưng lại rắc lên đó chất clorua lithium, là 1 chất hoàn toàn vô hại và trông, nếm giống hệt muối ăn. Hôm sau, trong buổi điểm tâm, các sinh viên gom những lát thịt trong phần ăn của mình và đưa nó vào 1 quang phổ kế để xem xét. Một vạch đỏ xuất hiện trên quang phổ do việc phát xạ của Li tạo nên một chấm trên chữ i. Người chủ tham lam đã bị phát hiện.
Nhiều năm sau Wood vẫn còn nhớ lại một cách thích thú việc “điều tra hình sự” của mình...


 

Liệu còn có thể phát hiện được các nguyên tố mới không

2013-12-09 14:09
    Mọi vật trên thế giới đều do các nguyên tốcấu tạo nên. Ngày nay người ta đã phát hiện được 109 nguyên tố. Thế liệu người ta còn có thể tiếp tục phát hiện được các nguyên tố mới trên thế giới không?
 
    Việc phát hiện các nguyên tốđã trải qua một thời kỳ thăng trầm dai dẳng. Vào năm 1869, lúc nhà hóa học Nga Mendeleev phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố người ta phát hiện được 63 nguyên tố.
 
    Những năm sau đó với sự phát minh kỹ thuật phân tích quang phổ, một trào lưu tìm các nguyên tố mới được phát triển rầm rộ. Người ta dùng phương pháp phân tích quang phổ để phân tích đất đá, nước sông, nước hồ, nước biển và đã liên tục phát hiện được nhiều nguyên tố mới. Đến những năm 40 của thế kỷ 20, trong bảng tuần hoàn đã có các nguyên tố đến ô 92 là nguyên tô" urani, trừ các ô còn trông là ô 43, 61, 85, 87, còn các ô khác đều đã có chủ. Vì vậy có người cho rằng urani, nguyên tố ở ô số 92 là nguyên tố cuối cùng.
 
    Chính vào lúc các nhà hóa học như đã đến chỗ cùng tròi cuối đất thì các nhà vật lý vào cuộc. Các nhà vật lý đã chế tạo liền hai ba nguyên tố từ các phòng thí nghiệm theo phương pháp nhân tạo. Vào năm 1937 chế tạo nguyên tố thứ 43 là nguyên 10 Tecneti, năm 1939 chế tạo nguyên tốthứ 87 Franxi, năm 1940 chế tạo nguyên tố thứ 85 Atatin. Sau khi phát hiện Atatin, suốt một thời gian sau đó người ta vẫn chưa tìm thấy nguyên tô 61. Đến năm 1945 người ta mới tìm thấy nguyên tố Prometi trong các mảnh của sự phân rã urani. Như vậy đến đây toàn bộ các ô bị bỏ trống trong bảng tuần hoàn mới được lắp kín. Kể từ năm 1940 sau khi chế tạo được nguyên tố Nepturin, nguyên tốsố 93 và nguyên tố plutoni,nguyên tố thứ 94 thì cứ cách mấy năm người ta lại tổng hợp được một nguyên tố mối.Từ năm 1944 đến năm 1954, trong vòng 10 năm, người ta đã chế tạo được 6 nguyên tốtừ nguyên tố95 đến nguyên tố100, đó là các nguyên tố: Amerixi, Curi, Beckeli, Califoni, Ensteni và nguyên tố Fecmi. Năm 1955 xuất hiện nguyên tố 101, nguyên tố Mendelevi, năm 1961 chế tạo được nguyên tố 103, nguyên tố Lorenxi. Năm 1964 lần đầu tiên ngưòi ta chế tạo được nguyên tố số 104 ở Liên Xô đó là nguyên tô Ruzơfoni (Rf). Năm 1970 xuất hiện nguyên tố105, nguyên tố Hani (Ha). Nguyên tố 106 được phát hiện vào năm 1974, được tạm đặt tên là Unnilaexi (Unh). Năm 1976 phát hiện nguyên tố 107, nguyên tố Unnisepti (Uns). Các năm sau đó tiếp tục phát hiện được nguyên tố thứ 108 nguyên tố Unolocti (Uno) và nguyên tố 109, tức nguyên tố Unrileni(Une). Những năm gần đây, một số phòng thí nghiệm thông báo về sự phát hiện nguyên tố thứ 110,111...
 
    Thế bảng danh sách dài các nguyêntố liệu có điểm kết thúc hay không? Liệu có thể còn có bao nhiêu nguyên tố mới sẽ được phát hiện? Thực ra thì các nguyên tố từ số 93 trở đi đều là các nguyên tố nhân tạo và có tính phóng xạ. Nguyên tố phóng xạ có đặc tính là các nguyên tố luôn thay đổi. Trong quá trình lưu giữ các nguyên tố phóng xạ một mặt phát các tia bức xạ, một mặt biến thành các nguyên tố khác. Các biến hóa có thể xảy ra chậm hoặc nhanh.Các nhà hóa học dùng khái niệm chu kỳ bán rã để đánh giá độ bền vững của các nguyên tố phóng xạ. Thế nào là chu kỳ bán rã? Chu kỳ bán rã là thời gian cần thiết để một nửa lượng nguyên tố phóng xạ phân rã thành nguyên tố khác. Người ta phát hiện một quy luật đối với các nguyên tố phóng xạ là các ngụyên tố có sốthứ tự càng lớn thì chu kỳ bán rã của nguyên tố càng bé. Ví dụ nguyên tố thứ tự 98 có chu kỳ bán rã là 470 năm, nguyên tố thứ 99 có chu kỳ bán rã chỉ 19,3 ngày. Nguyên tố thứ 100 có chu kỳ bán rã 15 giờ, nguyên tố có 101 có chu kỳ bán rã 30 phút, nguyên tố 103 có chu kỳ bán rã 8 giây, nguyên tố107 có chu kỳ bán rã 1/1000 giây, còn nguyên tố thứ 110 có chu kỳ bán rã chỉ vào khoảng 1 phần tỉ của giây. Việc phát hiện các nguyên tố phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn dĩ nhiên sẽ hết sức khó khăn.
 
    Trong những nằm gần đây đã có luận điểm cho rằng trong sốcác nguyên tố phóng xạ còn chưa được phát hiện có thể có các nguyên tố khá bền như các nguyên tố số 114, 126, 164. Các luận điểm này có chính xác hay không còn chờ được kiểm định bằng thực tiễn.

KHÍ FLOUR CÓ THỂ TÌM THẤY TRONG TỰ NHIÊN HAY KHÔNG?

2013-12-09 14:12
    Khí fluor (F2) còn được gọi là “mụ phù thủy hóa học”, hoạt tính hóa học của nó mạnh đến mức từ lâu các nhà hóa học đã cho rằng nó không tồn tại trong tự nhiên. Nhưng vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Munich (Đức) đã có bằng chứng về sự tồn tại của khí fluor trong tự nhiên, nó bị “bẫy” trong một loại khoáng chất fluorit màu tím có tên là Antozonit.
    Phát hiện này đã mang lại lời giải cho cuộc tranh luận kéo dài gần 200 năm về việc vì sao một loại khoáng chất được gọi là “spar thối” hoặc “fluoride thối” lại có mùi rất kinh khủng sau khi bị nghiền. Sau khi khoáng vật antozonit được chứng minh vào năm 1816 là làm cho các thợ mỏ ở Bavaria bị nôn nao, các nhà hóa học cho rằng nguyên nhân của mùi hôi thối này là một số hợp chất như I2,Cl2, ozon (O3). Năm 1891, nhà khoa học Pháp – Henri Moissan (sau này ông đoạt giải Nobel về phân lập thành công nguyên tố fluor) đã nghi ngờ mùi hôi thối này là do fluor gây ra. Tuy nhiên, nhiều nhà hóa học tại thời điểm đó lại cho rằng điều đó “không thể đúng”.
    Nay các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Munich đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về việc fluor gây ra mùi hôi thối như trên. Sau khi lấy mẫu antozonit bên cạnh đường cao tốc ở Welsendorf, Đức, gần với khu vực khiến cho các thợ mỏ trước đây bị nôn nao, các nhà khoa học đã phân tích các mẫu cỡ hạt đậu theo phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân trạng thái rắn. Nhờ kỹ thuật này, họ đã phát hiện khí fluorbeen trong các mẫu đá mà không cần đập vỡ nó.
    Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng minh được sự hiện diện của khí fluor trong tự nhiên.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng urani tự nhiên nằm bên trong khoáng vật đã phản ứng với fluoride khi nó phân hủy, tạo ra các hợp chất có khả năng kết hợp với nhau để tạo thành khí fluor, sau đó khí này bị bẫy giữ trong khoáng vật. Các cụm calci hình thành trong quá trình tạo ra màu sẫm của khoáng vật.

Câu Chuyện Về xút và kiềm

2013-12-13 22:06

            Xút và kiềm đều là các chất có tính kiềm rất mạnh, đều là các chất rắn mầu trắng , tên gọi gần giống nhau , như anh em sinh đôi , thường người ta hay nhầm lẫn chúng với nhau.

            Thực ra kiền ăn da là natri hydroxit (hay còn gọi là xút, cổng thức hóa học là NaOH) còn kiềm thường là natri cacbonat (hay còn gọi là xôđa, có công thức hóa học là Na2CO3). Đúng là chúng có khác nhau .

            Xút là một trong nhứng kiềm mạnh nhất có tính ăn mòn rất mạnh nên người ta gọi là “ Kiềm ăn da” khi dính vào tay, có thể làm da bị bỏng, rây vào quần áo sẽ làm quần áo bị thủng. Nếu chứa dung dịch xút lâu trong bình thủy tinh, thủy tinh có thể bị ăn mòn và trên thành bình sẽ để lại vành mầu trắng.

           Xút là một nguyên liệu hết sức quan trong trong cổng nghịêp . Người ta dùng xút để chế tạo xà phòng, bông nhân tạo, tinh luyện đá dầu, chế tạo các loại hóa phẩm.Người ta dùng dòng điện điện phân muối ăn để sản xuất xút.

           Còn kiềm hay còn gọi là sôđa thuộc lại muối. Xôđa cũng có tính kiềm nhưng tính kiềm không qúa nguy hiểm như xút. Xôđa cũng là nguyên liệu trọng yếu trong sản xuất công nghiệp.

            Sản lượng của xôđa hàng năm trên thế giưới còn lớn hơn xút. Một lượng lớn sôđa dùng để chế tạo thủy tinh, xà phòng, giấy , nghề dệt và các sản phẩm công nghệ hóa học khác. Ở các nhà máy , người ta dùng muối ăn, than đá, đấ vôi , không khí V.v… để sản xuất xôđa.

            Việc phân biệt xút và xôđa không khó lắm.Xút thông thường là những khối nhỏ mầu trắng, còn xôđa có lúc cũng kết tinh thành khối, cũng có lúc ở dạnh bột trắng kết tinh. Xút để trong không khí một lúc sẽ bị chảy rữa như “ Đổ mồ hôi” còn xôđa không hề bị chảy rữa. Khi xút hòa tan vào nướcơsex thoát ra nhiều nhiệt, làm nhiệt độ tăng cao, còn khi hòa tan xôđa thì lượng nhiệt tỏa ra không qúa nhiều như vậy.

            Trong sinh hoạt hàng ngày ít khi dùng xút mà chủ yếu dùng xôđa. Thêm xốđa vào bánh bao cho khỏi chua, thêm xôđa vào cháo, cháo sẽ nhuyễn hơn, dùng xôđa để rửa tay sạch dầu.

            Nhưng cũng xin nhắc với các bạn là chớ có lạm dụng xôđa! Dùng qúa nhiều xôđa sẽ làm các vitamin trong thức ăn bị phá hủy làm dịch vị bị trung hòa ăn uống khó tiêu làm quần áo bị vàng, đặc biệt là các hành dẹt bằng len, vì đa số các thuốc nhuộm len có tính ãit, còn xôđa có tính kiềm dễ hòa tan các thuốc nhuộm axit làm cho quần áo bị bạc mầu

Chuyện về Mendeleev

2013-12-21 20:22

    Sau khi vợ nhà bác học Mendeleev qua đời, ông cưới một phụ nữ khác. Nhưng luật pháp của nước Nga dưới thời Nga hoàng bấy giờ không cho phép lập gia đình khi vợ hoặc chồng vừa chết trong vòng ba năm. Ông đã nhờ một giáo sĩ làm lễ cho mình mà không sợ luật pháp hà khắc. Và người mục sư ấy sau khi giúp Mendeleyev đã bị khai trừ khỏi giáo hội.

    Một vị tể tướng của Sa Hoàng cũng trong hoàn cảnh của Mendeleev và cũng đã làm lễ cưới. Nhưng Sa Hoàng đã hủy bỏ hôn ước của ông ta. Vị tể tướng thắc mắc tại sao hôn ước của Mendeleyev lại được nhà vua chấp nhận. Sa Hoàng trả lời ông ta: “Bởi vì người như khanh ta có rất nhiều, còn người như Mendeleev ta chỉ có một”.

Items: 43 - 48 từ 48
<< 4 | 5 | 6 | 7 | 8

Có thể bạn quan tâm

Thí nghiệm vui

 

 

 

 

 

 

Truyện thơ hóa học