Truyện thơ hóa học

Nhà hóa học nghiên cứu

2013-11-21 16:16
Nguyên tố hóa học ở vỏ trái đất:
  • Nhiều nhất: O=50% ; Si=26% ; Al=7,4% ; Fe=4,7% ; Ca=3,3% ; Na=2,4% ; K=2,35% ; Mg=1,9% ; H=1% ; Ti=0,6%.
  • Ít nhất: Tổng lượng poloni: 9600t ; actini 26000t ; radon<260t ; atatin 69mg!
 
Lượng hóa chất có trong cơ thể một người nặng trung bình 65kg:
  • Lượng nước đủ để giặt một áo sơ mi.
  • Lượng sắt đủ để làm một chiếc đinh 5 phân.
  • Lượng đường đủ làm nửa chiếc bánh bột nhỏ.
  • Lượng mỡ đủ nấu được bảy bánh xà phòng.
  • Lượng photpho sản xuất được 2.200 đầu que diêm.
  • Lượng lưu huỳnh đủ giết chết một con bọ chét.
  • Lượng vôi trong xương đủ để trộn vữa xây một chiếc chuồng gà nhỏ.
Vậy tính giá thành các hóa chất vi lượng thêm nữa vào, một người chỉ đáng giá vẻn vẹn… 3 đô la!
 
Giáo sư G.Morovic trường đại học Yale cho rằng giá các chất trong cơ thể ở dạng hợp chất là:
  • 1g hemoglobin: 3 đô la.
  • 1g insulin: 45 đô la.
  • 1g homon cmon; joliculin: 45000 đô la.
  • 1g prolactin: 1700000 đô la.
 
Và Giáo sư Morovic cho rằng để tổng hợp nên một con người, ít nhất là 1 tỉ đô la! Đầu tư ấy quả là không có lợi mặc dù như vậy là biết con người có giá trị lắm chứ. Cho nên… nhờ “cỗ máy thiên nhiên” là tốt nhất.

“Hầm" rượu lớn nhất trong vũ trụ nằm ở đâu ?

2013-11-21 18:35

    Các nhà khoa học người Anh là Geof Mac Donald (nhà thiên văn Trường đại học tổng hợp ở Kent) và Tom Miller (nhà bác học và toán học ở trường Đại học tổng hợp địa phương) đã phát hiện một đám mây khổng lồ toàn rượu lơ lửng trong không gian, cách Trái Đất khoảng 10.000 năm ánh sáng (một năm ánh sáng tương đương 9500 tỷ km).

    Các nhà nghiên cứu Anh đó, phối hợp với một nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Tổng hợp Ohio (Mỹ) đã phát hiện ra rượu trong chùm sao Aigle mà ngôi sao chính là Altair.

    Đám mây khổng lồ này không thấy được bằng mắt thường mà chỉ biết được nhờ vào việc phân tích các sóng vô tuyến thu nhận được qua một ăng ten ở độ cao 4000 mét trên những ngọn núi lửa đã tắt ở Mauna Kea ở Hawai. Tỷ trọng của đám mây rất thấp: có khoảng vài ngàn phân tử C2H5OH  trong một m3, trong khi tại các xưởng sản xuất bia, số lượng các phân tử  C2H5OH hàng tỷ tỷ lần lớn hơn. Tuy tỉ trọng thấp nhưng đám mây lại chiếm một không gian khổng lồ, bán kính cỡ 3 năm ánh sáng.

Người cổ đại uống rượu có hương vị gì ?

2013-11-21 18:36

    Người cổ địa Neolitic cũng uống rượu không kém chúng ta hiện nay. Các nhà khoa học Hoa Kỳ phát hiện ra rằng dân Trung Đông đã từng say sưa ít nhất là 7000 năm trước đây, sớm hơn 2000 năm như người ta đã tưởng. Tuy nhiên những loại rượu mà người cổ đại thưởng thức lại có mùi nhựa thông.

    Patrick Mc.Govern và các đồng nghiệp ở một trường đại học Phiadelphia (Hoa Kỳ) phát hiện ra lớp cặn màu vàng trong một bình gốm cổ được tìm thấy ở vùng Haji Firunz Tepe của Iran. Phân tích bằng cacbon phóng xạ người ta biết được các bình đó được làm ra vào khoảng 5400 - 5000 “trước công nguyên: Lớp cặn màu vàng là dấu hiệu của rượu nho bởi vì trong đó có viết của axit lactric. Loại axit này có nhiều trong quả nho. Ngoài ra trong lớp cặn này còn thấy cả nhựa thông là một chất phụ gia cho vào rượu thời cổ đại, chất này có tác dụng diệt vi khuẩn, tránh để rượu lên men thành giấm.

Nữ bác học lừng danh nhất thế giới

2013-11-22 14:03

 I - Giới thiệu :

Marie Curie là nhà khoa học nữ đầu tiên đã được nhận hai giải Nô-ben. Bà đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu khoa học, và đã cống hiến trọn vẹn những thành tựu lớn cho nhân loại. Bà đã cùng chồng là Pie Quyri nghiên cứu và phát hiện ra nguyên tố mang tính phóng xạ Radium và đã được trao giải Nô-ben về Vật lý. Sau khi ông Pie qua đời, bà vẫn tiếp tục một mình nghiên cứu, và một lần nữa bà lại được nhận giải thưởng Nôben về Hoá học.

Suốt cuộc đời mình, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1934, bà đã không ngừng nghiên cứu, đóng góp cho hạnh phúc của nhân loại.

Cuộc đời của nữ bác học Mari Quyri là một tấm gương sáng ngời về nhân cách của một nhà khoa học đầy tình yêu với đất nước, với khoa học chân chính.

II .- Cuộc đời & sự nghiệp

 1/ Tóm tắt :

Marie Curie (Maria Skłodowska-Curie; 7 tháng 11, 1867 – 4 tháng 7, 1934) là một nhà hóa học người Pháp gốc Ba Lan và một người đi đầu trong ngành tia X đã hai lần nhận giải Nobel (Vật lý năm 1903 và Hóa học năm 1911). Bà đã thành lập Viện Curie ở Paris và Warszawa

Marie Curie, nhà vật lý học hạt nhân đoạt giải Nobel, đã được bình chọn là nữ khoa học gia vĩ đại nhất mọi thời đại. Bà, người đã khám phá liệu pháp xạ trị, đã giành được hơn ¼ phiếu bình chọn (25,1%) - gần gấp đôi đối thủ gần nhất là Rosalind Franklin (14,2%), nhà vật lý sinh học Anh đã giúp khám phá cấu trúc ADN.

Marie Curie được bình chọn là nữ khoa học gia vĩ đại nhất trong mọi thời (Ảnh: PA)
Tiến sĩ Roger Highfield, tổng biên tập tạp chí New Scientist - tờ báo đưa ra cuộc thăm dò, nói: "Cuộc thăm dò chỉ ra nhu cầu quan trọng phải mừng và gây ý thức về nhiều nhà nữ khoa học là những người đã hình thành khoa học hiện đại kể từ Marie Curie - và là những người đang đóng góp lớn hơn bao giờ hết”.

Chương trình Oreal UNESCO "Vì phụ nữ trong khoa học" đã được thành lập cách đây mười năm dựa trên tiền đề “thế giới cần khoa học và khoa học cần phụ nữ”. Đây là một giải thưởng được lập ra để khuyến khích và làm nổi bật tầm quan trọng của việc phụ nữ tham gia vào khoa học, bằng cách tưởng thưởng các nhà nữ khoa học đầy hứa hẹn với các học bổng để giúp họ đi xa hơn trong nghiên cứu..

 

2/ Tiểu sử
Từ nhỏ, Marie Curie là một cô bé thông minh, hom học và rất yêu thích khoa học tự nhiên. Nhưng vì gia đình quá nghèo nên bà phải lao động để kiếm sống. Sau bao nhiêu vất vả gian nan cuối cùng bã đã thực hiện được ước mơ: Bước chân vào giảng đường đại học. Nhờ tài năng, trí thông minh và sự cần cù Mari Quyri đã lần lượt nhận được bằng cử nhân về vật lý và toán học.

Sinh ra ở Warszawa, Ba Lan, những năm đầu tiên của Marie không được vui lắm vì bốn năm sau khi chị bà qua đời, mẹ bà cũng qua đời. Marie rất chăm chỉ học tập, có khi bỏ cả ăn và ngủ để học. Sau khi học xong trung học, Marie bị suy nhược thần kinh một năm. Vì là phụ nữ, Marie không được nhận vào trường đại học nào ở Nga hay Ba Lan cho nên bà đã làm người dạy trẻ trong vài năm. Cuối cùng, với sự tài trợ của một bà chị, Marie đến Paris để học hóa học và vật lý tại trường Sorbonne, nơi mà sau này bà trở thành giảng viên phụ nữ đầu tiên.
Tại trường Sorbonne bà gặp và kết hôn với Pierre Curie, một giảng viên khác. Họ cùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani uraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến 1898 họ đã có giải thích hợp lý: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani; ngày 26 tháng 12 Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này.
Sau nhiều năm nghiên cứu họ đã tinh chế vài tấn uraninit, ngày càng tập trung các phần phóng xạ, và cuối cùng tách ra được chất muối clorua (radium chloride) và hai nguyên tố mới. Nguyên tố thứ nhất họ đặt tên là polonium theo tên quê hương của Marie (Pologne theo tiếng Pháp, Polska theo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên radium vì khả năng phóng xạ của nó (radiation).


Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.
Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hóa học trong năm 1911 cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.
Bà là người đầu tiên đoạt, hay chia cùng người khác, hai giải Nobel. Bà là một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là Linus Pauling).
Sau khi chồng bà qua đời, dư luận đồn thổi bà có một cuộc tình với nhà vật lý Paul Langevin, một người đã có vợ và bỏ vợ, gây ra một cuộc xì căng đan. Tuy bà là một nhà bác học được coi trọng tại Pháp, dư luận Pháp có phần bài ngoại vì bà là một người nước ngoài, từ một nơi ít người biết đến (lúc ấy Ba Lan là một phần của Nga) và có nhiều người gốc Do Thái (Marie là một người vô thần lớn lên trong một gia đình Công giáo, nhưng việc đó không ảnh hưởng đến dư luận). Hơn nữa, Pháp lúc đó hãy còn rung động về vụ Dreyfus. Điều ngẫu nhiên là sau này cháu trai của Paul Langevin là Michel đã kết hôn với cháu gái của Marie Curie là Hélène Langevin-Joliot.
Trong Đệ nhất thế chiến, bà vận động để có các máy chụp tia X di động để có thể điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một khí không màu, phóng xạ từ radium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ radium bà đã tinh chế. Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và của chồng để giúp trong nỗ lực chiến tranh.
Năm 1921, bà đã đến Hoa Kỳ để gây quỹ trong cuộc nghiên cứu radium. Bà được đón tiếp nồng hậu.
Trong những năm cuối cùng, bà thất vọng vì nhiều nhà thuốc và người làm mỹ dung đã không thận trọng khi dùng các vật chất phóng xạ.
Bà qua đời gần Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch cầu, chắc chắn là vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các nghiên cứu.
Con gái lớn nhất của bà, Irène Joliot-Curie, cũng được trao một giải Nobel hóa học trong năm 1935, một năm sau khi Marie Curie qua đời. Con gái út của bà, Eve Curie, viết một cuốn tiểu sử về Marie sau cái chết của mẹ mình.
Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Panthéon, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.
Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc 20.000 zloty của Ba Lan có hình bà. Hinh bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 franc của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.
Nguyên tố số 96, Curium, ký hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pierre.

3 bài vè vui hóa học

2013-11-22 18:45

Nhiều chỉ số hóa học của các nguyên tố, hợp chất… rất khó nhớ, nhưng biến chúng thành các bài “Vè”, văn vần là cách ghi nhớ thông minh. TL này sưu tầm và cải biên một số bài như vậy giúp các bạn Học sinh.

I. Điểm đầu họ hàng các Nguyên tố  (Theo Nguyên tử khối)

 

Cháu Hydro - Út một (1)
Mười hai (12)-là Chị ruột Carbon
Nitơ mười bốn tuổi (14) tròn
Oxi vẫn còn mười sáu (16)
Anh Natri  láu táu
Nhưng đã tuổi hai ba (23)
Khiến Magie chưa già
Nên chỉ nhận tuổi là hai bốn (24)
Hai bảy (27)- Nhôm khiêm tốn
Để Lưu huỳnh giữ vốn ba hai (32)
Chị Clo- chẳng giống ai
Có số lẻ ba mươi lăm xuân rưỡi (35,5)
Chú Kali ba chín tuổi (39)
Nhường Canxi tiếp nối bốn mươi (40)
Bác Man-gan -  Năm lăm (55 )rồi !
Cùng bác Sắt là Người - Năm sáu (56)
Cụ Đồng sáu con, bốn cháu (64)
Chẳng thua Kẽm với máu sáu lăm (65)
Tám mươi tuổi (80)- Cụ Brom nằm
Thua Cụ Bạc- Một trăm lẻ tám (108)
Cụ Bari  còn khỏe chán !
Một ba bảy (137) vẫn ráng sống vui
Điểm danh con, cháu ngược suôi
Cụ tổ - Chi-cũng ngậm cười suốt Hai lẻ bảy năm !

 

 

II. Điểm danh hóa trị các nguyên tố thường gặp

 

1/ Bài 1

 Kali (K), Iốt (I), Hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O), Đồng(Cu), Thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú  Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
ChàngNhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cácbon (C), Silic(Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III ta phải nhớ liền nhau thôi
Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI  khi nhằm lại “Tư” (IV)
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

 

2. Bài 2
+ Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II, IV là chì (Pb)

Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là ôxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon (C), silic (Si), thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV, VI tăng tột cùng

Clo, Iot lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi
Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần

          ***
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều

 

III. Khắc họa Tính tan của muối:

 

 Loại muối tan tất cả
Bất kể kim loại nào
Nitrat, acetat
Ôi! Kì lạ làm sao.
Những muối hầu hết tan
Là clorua, sunfat
Trừ bạc, chì clorua
Chì, Bari sunfat.
Những muối không hòa tan
Carbonat, photphat
Anh sunfit, Sunfur
Chú ý chớ có đùa
Trừ kiềm, amoni.
Mọi khi đều tan hết! 

2 nguyên tố nhẹ nhất

2013-11-22 18:49

I.Những điều cần biết về nguyên tố hydrogen

·        Số nguyên tử: 1

·        Trọng lượng nguyên tử: 1,00794

·        Kí hiệu nguyên tử: H

·        Điểm nóng chảy: - 259,34 oC

·        Điểm sôi: - 252,87 oC

·        Nguồn gốc tên gọi: Từ hydrogen có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp hydro (nước) và genes (tạo ra).

·        Khám phá: Hydrogen được ghi nhận là một chất riêng vào năm 1776 bởi Henry Cavendish.

Nguyên tử hydrogen có một proton và một electron

1/Tính chất của hydrogen

Hydrogen là nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ. Những nguyên tố nặng hơn ban đầu được tạo ra từ các nguyên tử hydrogen và hoặc từ những nguyên tố khác ban đầu được tạo ra từ các nguyên tử hydrogen.

Ước tính hydrogen chiếm hơn 90% tổng số nguyên tử - tương đương ba phần tư khối lượng của vũ trụ. Nguyên tố này giữ một phần vai trò quan trọng trong việc cấp nguồn cho vũ trụ qua phản ứng proton-proton và chu trình carbon-nitrogen. Quá trình nhiệt hạch hydrogen trong các sao làm giải phóng những lượng năng lượng khổng lồ bằng cách kết hợp hydrogen thành helium.

Hydrogen là thành phần cấu tạo chủ yếu của Mộc tinh và những hành tinh khí khổng lồ khác trong hệ mặt trời. Ở một độ sâu nhất định bên trong lõi của hành tinh khí, áp suất lớn đến mức hydrogen phân tử rắn bị biến đổi thành hydrogen kim loại rắn.

Mặc dù hydrogen tinh khiết là một chất khí, nhưng có rất ít hydrogen trong khí quyển Trái đất. Chất khí hydrogen quá nhẹ nên chưa kịp kết hợp đã thu đủ vận tốc từ sự va chạm với những chất khí khác và chúng sẽ nhanh chóng bị phóng thích ra khỏi khí quyển.

Trên Trái đất, hydrogen xuất hiện chủ yếu ở dạng hợp chất với oxygen trong nước, nhưng nó còn có mặt trong vật chất hữu cơ ví dụ như thực vật sống, dầu mỏ và than đá. Nó có mặt dưới dạng nguyên tố tự do trong khí quyển, nhưng chiếm chưa tới một phần triệu tính theo thể tích. Nhẹ nhất trong các chất khí, hydrogen kết hợp với những nguyên tố khác – thỉnh thoảng gây nổ - để tạo ra các hợp chất.

2/Công dụng của hydrogen

Khoảng 85 triệu mét khối hydrogen được sản xuất mỗi năm ở nước Mĩ. Hydrogen được sản xuất bằng cách:

  • Bay hơi trên carbon nóng
  • Dùng nhiệt phân li những hydrocarbon nhất định
  • Phản ứng của sodium hoặc potassium hydroxide trên nhôm
  • Điện phân nước
  • Cho những kim loại nhất định phản ứng với acid

Thị trường thương mại cần những lượng lớn hydrogen để sản xuất phân bón và hydro hóa các chất béo và dầu. Những lượng lớn hydrogen được sử dụng trong sản xuất methanol và trong lọc dầu. Những công dụng khác bao gồm nhiên liệu tên lửa, hàn, sản xuất acid hydrochloric, tuyển quặng kim loại và bơm khinh khí cầu.

Hydrogen lỏng có tầm quan trọng trong ngành nhiệt lạnh và nghiên cứu sự siêu dẫn, vì điểm nóng chảy của nó chỉ là 20 độ trên không độ tuyệt đối.

Pin nhiên liệu hydrogen là một công nghệ đang được phát triển sẽ cho phép thu được những lượng lớn điện năng, sử dụng một nguồn khí hydrogen.

 

Sơ đồ pin nhiên liệu và các bình hydrogen trong xe Chevy Equinox. Ảnh: General Motors.

 

3/ Các đồng vị của hydrogen

Đồng vị bình thường của hydrogen được gọi là protium. Hydrogen có hai đồng vị khác nữa: deuterium và tritium. Hydrogen là nguyên tố duy nhất có các đồng vị có tên gọi khác nhau. Deuterium và tritium được dùng làm nhiên liệu trong các lò phản ứng nhiệt hạt nhân. Có một nguyên tử deuterium trong khoảng 6.000 nguyên tử hydrogen bình thường.

Deuterium được dùng làm chất điều tiết để làm chậm neutron. Các nguyên tử tritium cũng có mặt nhưng với tỉ lệ nhỏ hơn nhiều. Tritium được tạo ra đều đặn trong các lò phản ứng hạt nhân và được sử dụng trong sản xuất bom khinh khí (bom nhiệt hạch). Nó còn được dùng làm tác nhân phóng xạ trong nước sơn phát quang, và làm chất đánh dấu nguyên tử.

 

    II. Helium – Những điều bạn nên biết

·        Số nguyên tử: 2

·        Trọng lượng nguyên tử: 4,002602

·        Kí hiệu nguyên tử: He

·        Điểm nóng chảy: - 272,2 oC

·        Điểm sôi: - 268,93 oC

·        Nguồn gốc tên gọi: Từ helium có xuất xứ từ helios, tiếng Hi Lạp nghĩa là mặt trời.

·        Khám phá: Bằng chứng đầu tiên của helium được thu thập trong một lần nhật thực vào năm 1868 bởi Jules Cesar Janssen.

1/ Các tính chất của helium

Helium chỉ đứng sau hydrogen là nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ. Helium được trích xuất từ khí thiên nhiên. Mọi khí thiên nhiên đều có chứa chút ít helium.

Thành phần helium của khí quyển Trái đất là khoảng 1/200.000. Phần lớn nguồn cung helium của hành tinh chúng ta có thể tìm thấy trong các giếng mỏ ở Texas, Oklahoma và Kansas, nước Mĩ. Ngoài nước Mĩ, có một vài nhà máy trích xuất helium ở Nga, Ba Lan và Ấn Độ.

Helium giữ một vai trò quan trọng trong phản ứng proton-proton và chu trình carbon, phản ứng cung cấp năng lượng cho mặt trời và các ngôi sao, và đặc biệt chiếm ưu trội ở những ngôi sao nóng.

Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA đã phát hiện ra helium trong bầu khí quyển mong manh của mặt trăng.

Helium có một số tính chất độc đáo, ví dụ như nó là chất lỏng ngoan cố không thể hóa rắn bằng cách hạ thấp nhiệt độ của nó, và nó vẫn ở thể lỏng tại không độ tuyệt đối ở áp suất chuẩn.

2/ Công dụng của helium

Nhu cầu năng lượng cho bom khinh khí đến từ sự hợp nhất của hydrogen thành helium. Nó còn được dùng làm môi trường làm lạnh cho lò phản ứng hạt nhân, làm lá chắn khí trơ cho hàn hồ quang, làm chất khí cho những đường hầm gió siêu thanh, và làm chất khí bảo vệ trong nuôi cấy tinh thể silicon và germanium và sản xuất titanium và zirconium.

Helium được sử dụng trong nghiên cứu nhiệt lạnh vì thực tế ở gần không độ tuyệt đối, nó có điểm nóng chảy thấp nhất trong số mọi nguyên tố. Helium cũng không thể thiếu trong nghiên cứu sự siêu dẫn.

Có một số ứng dụng y khoa cho helium lỏng, bao gồm chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) và ảnh đàn hồi cộng hưởng từ (MRE) để tiến hành phân tích máu xác định một bệnh nhân có mắc ung thư hay không.

Tên lửa nhiên liệu lỏng áp lực là một công dụng khác mới đây của helium, với một ví dụ là các tên lửa Saturn đã được sử dụng trong các sứ mệnh mặt trăng Apollo.

Thợ lặn và những người làm việc dưới áp suất cao sử dụng một hỗn hợp gồm helium và oxygen tạo ra một khí quyển nhân tạo để thở.

Khí cầu Goodyear sử dụng helium, và các cơ quan trực thuộc chính phủ bóng thám không để phát hiện ra các tên lửa đang bay thấp, hoạt tính của thuốc và tiến hành nghiên cứu khí quyển.

Helium còn được sử dụng để bơm khí cầu nó an toàn hơn hydrogen.

3/ Các đồng vị helium

Có bảy đồng vị đã biết của helium. Có hai dạng helium lỏng (He-4): He-4I và He-4II, với điểm chuyển tiếp đột ngột tại 2,174 K. Trên nhiệt độ này, He-4I là một chất lỏng bình thường, nhưng He-4II không giống như bất kì chất nào khác đã biết ở dưới nhiệt độ đó. Nó giãn ra khi lạnh di, và là một chất dẫn nhiệt cực tốt.

Items: 19 - 24 từ 48
<< 2 | 3 | 4 | 5 | 6 >>

Có thể bạn quan tâm

Thí nghiệm vui

 

 

 

 

 

 

Truyện thơ hóa học